- Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương.
- Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành tổng hợp số liệu nắm bắt luật bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tiết thứ: 65 Ngày soạn: / / 2010. Ngày dạy: / / 2010. Bài 62: Thực hành. Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương. - Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng thực hành tổng hợp số liệu nắm bắt luật bảo vệ môi trường ở địa phương. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường. II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp thực hành. III.Chuẩn bị phương tiện: *Phương tiện - Giáo viên: + Giấy trắng khổ A0 +Bút dạ. +Tài liệu về luật bảo vệ môi trường. - Học sinh: Bút dạ, giấy A0 theo nhóm tổ. Bảng phụ. IV.Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 9A: 9C: 9B: 9D: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Trình bày những quy định về luật môi trường ở Việt Nam? - Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? 3. Bài mới: ĐVĐ: Giáo viên giới thiệu: Bài thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản ->YC học sinh đọc phần mục tiêu và sự chuẩn bị cho bài thực hành. ->Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh nắm được 4 nội dung theo SGK - trang 186. ->GV treo bảng phụ: ghi sẵn các nội dung cần thảo luận. a. Ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp. b. Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh. c. Không sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát. d,Tích cực trồng nhiều cây xanh. ->Hết giờ yêu cầu các nhóm treo từ giấy ghi nội dung lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ xung. ẹ1: Những hành động nào hiện nay đang vi phạm luật bảo vệ môi trường? ?Hiện nay nhận thức của người dân về vấn đề đó đã đúng luật bảo vệ môi trường quy định chưa? ẹ2: Chính quyền địa phương và người dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? ẹ3: Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? có cách nào khắc phục? ẹ4: Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gi? ->Tự nghiên cứu cá nhân phần mục tiêu và sự chuẩn bị theo SGK. ->Chia lớp thành 4 nhóm: -N1: Thảo luận ý a. -N2: Thảo luận ý b. -N3: Thảo luận ý c. -N4: Thảo luận ý d. ->Thời gian hoạt động là 15’. ->Thư kí ghi ý kiến vào giấy khổ lớn. ->Mỗi nhóm nghiên cứu kĩ nội dung của luật và câu hỏi. ->Liên hệ thực tiễn địa phương => ghi ý kiến vào giấy: +Các nhóm theo dõi và đặt câu hỏi để cùng thảo luận. ->Các nhóm khác theo dõi và bổ xung. ->Lưu ý: Nhóm thảo luận cùng nội dung sẽ bổ xung ý kiến. I.Mục tiêu II.Chuẩn bị III.Cách tiến hành: 1.Cho học sinh thảo luận nhóm lớn: 4 vấn đề lớn. ->Theo bảng phụ. 2.Thảo luận theo ẹ: - Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng. - Nhận thức của người dân về vấn đề này còn chưa đúng luật. - Chính quyền cần có biện pháp thu gom rác, đề ra quy định đối với từng hộ, từng tổ dân phố. - Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện. - Học sinh phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và đi đầu vào việc bảo vệ môi trường. 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá: - GV nhận xét buổi thực hành về ưu điểm và tồn tại của các nhóm. - Hướng dẫn viết thu hoạch theo nhóm: +Tên bài thực hành. +Họ và tên học sinh, lớp. +Nội dung báo cáo. 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: - Yêu cầu học sinh ôn tập lại nội dung: sinh vật và môi trường. - Nghiên cứu các bảng 63.1 -> 63.6 SGK trang 188 – 189. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: