I Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - Học sinh trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật
-Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
-Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 11: Bài 11 : Phát sinh giao tử và thụ tinh. I Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Học sinh trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật -Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh. -Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . - Phát triển tư duy lí luận(Phân tích ,so sánh). II. Đồ dùng dạy học: GV :Tranh phóng to hình 11 sgk III. Định hướng phương pháp: Đàm thoại , trực quan ,hoạt động nhóm. IV:Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Theo câu hỏi số 2 bài 10 sgk 2. Bài mới : Mở bài: Trong giảm phân các tế bào con được hình thành sẽ phát triển thành các giao tử ,nhưng khác nhau ở sự hình thành giao tử đực và cái. Hoạt động1. Sự phát sinh giao tử: Mục tiêu: -Trình bày được quá trình phát sinh giao tử. -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Hoạt động dạy GV yêu cầu học sinh quan sát H11,nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa,trả lời câu hỏi: -Trình bày quá trinh phat sinh giao tử đực và cái? -GV yêu cầu HS thảo luận: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái? GV:Chốt lại kiến thức. Hoạt động học HS: Quan sát hình ,tự thu nhận thông tin. -1hs trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao tử đực . -1hs trình bày quá trình phát sinh giao tử cái. Lớp nhận xét bổ xung. HS dựa vào kênh chữ,kênh hình xác định điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 quá trình. Yêu cầu nêu được: *Giống nhau: -Các tế bào mầm (Noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào ) dều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. -Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1dều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử. *Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực -Noãn bào bậc 1 qua giảm phânI cho thể cực thứ nhất (kích thước nhỏ)và noãn bào bậc II(kích thướclớn -Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ hai(kích thước nhỏ)và 1tế bào trứng (kích thước lớn). Kết quả: Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 3 thể cựcvà một tế bào trứng,trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh. -Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho2 tinh bào bậc 2 -mỗi tinh bào bậc 2qua giảm phân II cho 2 tinh tử ,các tinh tử phát sinh thành tinh trùng. Kết quả : từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh thành4 tinh trùng,các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh. Hoạt động2: 2.Thụ tinh. Mục tiêu: Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh . Hoạt động dạy Hoạt động học Giáo viên :Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi: -Nêu khái niệm về thụ tinh ? -Bản chất của sự thụ tinh là gì? ?*Taị sự kết hợp ngẫu nhiêngiữa các giao tử đực và các giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc? HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời -1vài hs phát biểu ,lớp bổ sung. *Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái(hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng)tạo thành hợp tử. -Bản chất của sự thụ tinhlà sự kết hợp giữa 2bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái,tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ. -HS vận dụng kiến thức nêu được : Do sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST .Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loài giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc ,nên hợp tử có các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. Hoạt động 3: 3. Y nghĩa của giảm phân và thụ tinh: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS đọc thông tínGK trả lời câu hỏi: -Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền ,biến dị vào thực tiễn? -HS : Sử dụng tư liệu trong SGK để trả lời: -Về mằt di truyền: +Giảm phân: Tạo bộ NST đơn bội. +Thụ tinh: khôi phục bộ NST lưỡng bội. -Về mặt biến dị: tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.(Biến dị tổ hợp). -ý nghĩa :Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. *ý nghĩa : -Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài qua các thế hệ cơ thể. -Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hoá. IV. Củng cố: HS đọc kết luận chung trong sgk GV cho hs làm bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng: 1.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: a. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội. b. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1giao tử đực và một giao tử cái. c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái d. Sự tạo thành hợp tử. 2. Trả lời câu hỏi 2 cuối bài. V.Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2,3,5 sgk trang 36. -Đọc trước bài 12: Cơ chế xác định giới tính. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 12: Bài 12. Cơ chế xác định giới tính. I Mục tiêu: .Kiến thức:Học sinh mô tả được một số nhiễm sắc thể giới tính.Trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người. - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính. 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. -Phat tiển tư duy lí luận(Phân tích , so sánh) 3.Thái độ: Phê phán quan điểm trọng nam khinh nữ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh phóng to hình 12.1 và hình 12.2 SGK. III. Định hướng phương pháp giảng dạy: Trực quan, đàm thoại ,hoạt động nhóm. IV:Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: -Cơ chế nào duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưngqua các thế hệ cơ thể? 2.Bài mới: *Mở bài:Sự phối hợp các quá trình nguyên phân,giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể. Vậy cơ chế nào xác định giới tính của loài... Hoạt động 1: 1. Nhiễm sắc thể giới tính. *Mục tiêu: Trình bày được một số đặc diểm của nhiễm sắc thê giới tính. Hoạt động dạy Giáo viên yêu cầu học sinh: Quan sát lại hình 8.2: nhiễm sắc thể của ruồi giấm.Nêu những điểm giống và khác nhaủ ở bộ nhiễm sắc thể của ruồi đực và ruồi cái? Từ điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi giấm GV phân tích đặc điểm của nhiễm sắc thể thường-nhiễm sắc thể giới tính. -Giáo viên yêu cầu họcsinh quan sát hình 12.1và hỏi : - Cặp NST thể nào là NST giới tính. -Nhiễm sắc thể giới tính có ở tế bào nào? So sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Hoạt động học Các nhóm quan sát kĩ hình.Nêu được đặc điểm: +Giống nhau: Số lượng: 8NST +Hình dạng: 1cặp hình hạt 2cặp chữ V +Khác nhau: Con đực: 1chiếc hình que. 1chiếc hình móc Con cái: 1cặp hình que. HS:Quan sát kĩ hình nêu được cặp NST số 23 khác nhau giữa nam và nữ. Đại diệnnhómphátbiểu,các nhóm khác bổ sung. -HS nêu điểm khác nhau về hình dạng, sốlượng,chức năng Nội dung ở tế bào lưỡng bội: +Có các cặp nhiễm sắc thể thường(AA). +1 Cặp NST giới tính: *Tương đồng XX. * Không tương đồng XY. -NST giới tính mang gen qui định: +Tính đực cái. + Tính trạngliênquan đến giới tính. Hoạt động 2: 2. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính. Mục tiêu:Tìm hiểu cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tínhvà tỉ lệ giới tính . Hoạt động dạy -GV giới thiệu ví dụ cơ chế xác định giới tính ở người. -Yêu cầu quan sát hình 12.2 thảo luận. - Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành contrai, con gái? GV gọi một HS trình bày trên tranh cơ chế xácđịnh giới tính ở người. +GV phân tích các khái niệm đồng giao tử ,dị giao tử và sự thay đổi tỉ lệ nam ,nữ theo lứa tuổi. -Vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ là 1:1?Tỉ lệ này đúng trong trường hợp nào? +Sinh con trai hay con gái do người mẹ đúng hay sai? Hoạt động học HS quan sát kĩ hình,thảo luận thống nhất ý kiến: Qua giảm phân: +Mẹ sinh ra mộloạitrứng 22A+X +Bố sinh ra 2loại tinh trùng22A+X và 22A+Y. +Sự thụ tinh giữa trứng với: Tinh trùng X : Tạo hợp tử XX(Con gái). Tinh trùng Y: Tạo hợp tử XY (con trai). -1HS lên trình bày,lớp theo dõi ,bổ sung. HS nêu được: -2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ ngang nhau. -Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau. -số lượng thống kê đủ lớn. Nội dung -Cơ chế NST xác định giới tính ở người. P(44A+XX) x(44A +XY) 22A+X GP 22A +X 22A+Y F1 44A+XX(Gái) 44A+XY (trai) Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổhợp lại trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính . Hoạt động 3: 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. Hoạt động dạy -GV giới thiệu: Bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đén sự phân hoá giới tính. -GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính? ?*Sự hiểu biết về cơ chế xác định giói tính có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất? Hoạt động học -HS nêu được các yếu tố : Hoóc môn. Nhiệt độ, cường độ ánh sáng.... -Một vài HS phát biểu ,lớp bổ sung. HS lấy ví dụ để phân tích. Nội dung -ảnh hưởng của môi trường do rối loạn tiết hooc môn sinh dục gây biến đổi giới tính. -ảnh hưởng của môi trượng ngoài : Nhiệt độ,nồng độ CO2, ,ánh sáng... ý nghĩa: Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái, phù họp với mục đích sản xuất. V. Củng cố: GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. Bài tập: Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thường 1. Tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội. 2........................................................... 3........................................................... 1............................................................. 2.Luôn tồn tại thành từng cặp tươngđồng 3. Mang gen qui định tính trạng thường. Của cơ thể. 2. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Diều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? VI. Dặn dò: -Học bài theo nội dung SGK và vở ghi. -Làm câu hỏi 1,2,5 vào vở bài tập. -Ôn lại bài lai 2 cặp tính trạng của Menden. -Đọc mục:Em có biết. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 13 Bài 13. Di truyền liên kết. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền. -Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moócgan. -Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết,đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp. II. Đồ dùng dạy học: GV :Tranh phóng to hình 13 SGK.hình 13 SGV. III. Định hướng phương pháp: Trực quan,đàm thoại, hoạt động nhóm. IV.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cơ chế sinh con trai ,con gái ở người. - Trong thi nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen ở F2 thu được tỉ lệ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? 2.Bài mới: Hoạt động 1: 1.Thí nghiệm của Moócgan. Mục tiêu: Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moócgan. Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin.Trình bày thí nghiệm của Moocgan? GV yêu ... - những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn. b, Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 30.2 trả lời câu hỏi: + Vì sao phụ nữ không sinh con ở độ tuổi ngoài 35? + Phu nữ nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo sức khoẻ và công tác? - GV chốt lại đáp án. - HS tự phân tích số liệu trong bảng để trả lời. + Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 35 con dễ mắc bệnh Đao. + Nên sinh con ở độ tuổi từ 25 -34 là hợp lí. Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. + Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi từ 25 -34 là hợp lí. + Từ độ tuổi > 35 tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh đao tăng rõ. Hoạt động3 3. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Gv yêu cầu HS SGK và mục: Em có biết” SGK tr. 85 nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? cho ví dụ. - GV tổng kết lại kiến thức. + Các tác nhân vật lí và hoá học gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là các chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức gây đột bién gen, đột biến NST. - Các tác nhân vật lí và hoá học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh tật di truyền. C. Củng cố: HS đọc kết luận chung trong SGK. Di truyền y học tư vấn là gì? Một cặp vợ chồng bình thường, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền) cho cặp vợ chồng này. Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? D. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào. Ngày soạn: Ngày dạy: Chương 6: ứng dụng Di truyền học Tiết 32 Bài 31: Công nghệ tế bào Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Học sinh hiểu được khái niệm công nghệ tế bào. - HS nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai trò của từng công đoạn. - HS thấy được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt hoạt động nhóm. - Kĩ năng khái quát hoá, vận dụng thực tế. 3. Thái độ: - GD lòng yêu thích bộ môn. Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trân trọng thành tựu khoa học, đặc biệt là của Việt Nam. Đồ dùng dạy học GV: Tranh phóng to H31 SGK trang 90. Tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước Tiến trình dạy học: GV giới thiệu: Người nông dân để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng cach schọn củ tốt giữ lại , sau đó mỗi củ sẽ tạo được 1 cây mới và phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính trong ống nghiệm thì chỉ từ một củ khoai tây có thể thu được 2000 triệu mầm giống đủ để trồng cho 40 ha . Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học. Hoạt động 1 1. Khái niệm công nghệ tế bào * Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào - Hiểu được các công việc chính của công nghệ tế bào. Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGktrả lời câu hỏi: - + Công nghệ tế bào là gì? + Để nhận được mô non của cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? + Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV cho HS nhắc lại 2 công đoạn chính của công nghệ tế bào. - HS nghiên cứu SGK trang 89 ghi nhớ kiến thức . trao đổi thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi yêu cầu: + Khái niệm. + Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn. Cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen dạng gốc vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 TB của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép. - 1-3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Một vài HS trình bày 2 công đoạn của công nghệ tế bào. * Kết luận:Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn: +Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo + Dùng hoóc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Hoạt động 2 2 ứng dụng của công nghệ tế bào * Mục tiêu: - HS hiểu và nắm được các thành tựu của công nghệ tế bào. - HS biết được quy định nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế. Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung -GV hỏi: Hãy cho biết thành tựu của công nghệ tế bào trong sản xuất? - GV hỏi: + Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm? + Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? + Cho ví dụ minh hoạ? - GV nhận xét và giúp HS nắm được quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm. -?* tại sao trong nhân giống vô tính ở thực vật người ta không tách tế bào già hay mô đã già? - GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng: + Tao vật liệu mới để chọn lọc. + Chọn lọc, đánh giá tạo giống mới. - GV hỏi: Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liêu mới cho chọn giông cây trồng bằng cách nào? cho ví dụ? - Nhân bản vô tính ở động vật thành công có ý nghĩa như thế nào? - Cho biết những thành tựu - Cho biết những thành tựu - Cho biết những thành tựu - Cho biết những nân bản ở Việt Nam và thế giới? GV thông báo thêm: - Đai học Tec- xa ở Mỹ đã nhân bản vô tính thành công ở hưou sao, lợn. - I ta li a nhân bản thành công ở ngựa. - Trung quốc tháng 8 năm 2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi - HS nghiên cứu SGK trang 89, ghi nhớ kiến thức. Yêu cầu nêu được: - Thành tựu: + Nhân giống vô tính ở cây trồng. + Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng + Nhân bản vô tính ở động vật. - Cá nhân nghiên cứu SGK trang 89 ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm kết hợp hình 31 và tài liêu tham khảo C. Củng cố: HS đọc kết luận chung trong SGK Công nghệ tế bào là gì? các công đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào? Thành tựu của công nghệ tế bào có ý nghĩa như thế nào? D. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGk. - Đọc mục: “Em có biết” - Chuẩn bị bài 32: Công nghệ gen. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 33 Bài 32: Công nghệ gen I ) Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS hiểu khái niệm kĩ thuật gen , trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen. - HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học. - Biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh họchiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng khái quát hoá, kĩ năng nắm bắt qui trình công nghệ, khả năng vận dụng thực tế. 3. Thái độ: GD lòng yêu thích bộ môn, qúi trọng thành tựu của khoa học sinh học. II ) Đồ dùng dạy học: GV: tranh phóng to H 32 trong SGK trang 92. Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học. HS: Tranh ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học. III ) Hoạt động dạy hoc: A. Kiểm tra bài cũ: theo câu hỏi số 1,2 SGK trang 90. B. Bài mới: Hoạt động 1 1. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen * Mục tiêu:- HS nắm được khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen - Trình bày được các khâu chính trong kĩ thuật gen và mục đích của kĩ thuật gen Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV hỏi: + Kĩ thuật gen là gì? Mục đích của kĩ thuật gen? + Kĩ thuật gen gồm những khâu nào? + Công nghệ gen là gì? - GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và yêu cầu HS nắm được 3 khâu chính của kĩ thuật gen. - GV lưu ý: Các khâu của kĩ thuật gen hs đều nắm được, nhưng GV phải giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó để sang phần ứng dụng HS mới hiểu được. - HS cá nhân nghiên cứu SGK Ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Yêu cầu: + trình bày 3 khâu của kĩ thuật gen. + Mục đích của công nghệ gen đối với đời sống. + Khái quát thành khái niệm. - Đại diện nhóm trình bày trên sơ đồ H32 phóng to, chỉ rõ ADN tái tổ hợp. - Nhóm khác theo dõi bổ sung. Khái quát kiến thức. - HS ghi nhơ nôi dung kiến thức. * Kết luận: - Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hay một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. - Các khâu của kĩ thuật gen: + Tách AND gồm tách AND nhiễm sắc thể của tế bào cho và AND làm thể truyền từi vi khuẩn, vi rút. + Tạo AND tái tổ hợp (AND lai) nhờ en zim. + Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận - Công nghệ gen: Là ngành klĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Hoạt động2 2. ứng dụng công nghệ gen * Mục tiêu : HS thấy được ứng dụng quan trọng của công nghệ gen trong một số lĩnh vực đời sống. Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Gv giới thiêu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng có hiệu quả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. + Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì? + Nêu ví dụ cụ thể? - GV nhận xét và giúp hs hoàn thiện kiến thức. GV hỏi: Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì? Cho ví dụ cụ thể? - ứng dụng công nghệ gen tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào? HS nghiên cứu SGK và các tư liệu mà GV cung cấp ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi HS khác bổ sung. HS nghiên cứu SGK trang 93 trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét bổ sung. - HS nghiên cứu SGK trang 94: Yêu cầu: + Nêu được hạn chế của biến đổi gen ở động vật. + Nêu thành tựu đạt được. * Kết luận: - Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết như prôtêin, Axitamin, kháng sinh với số lượng lớn và giá thành rẻ. Ví dụ: Dùng E. Co li và nấm men cấy gen mã hoá sản xuất kháng sinh và hooc môn Insulin . b) Tạo giống cây trồng biiến đổi gen. * Kết luận: - Tạo giống cây trông biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quí vào cây trồng. Ví dụ: - Cây lúa chuyển gen quy định tổng hợp B-Caroten (tiền vita min A ) Vào tế bào cây lúa tạo ra giống lúa giàu vitamin A - ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu, kháng bệnh , tổng hợp vitaminA, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ. c) Tạo động vật biến đổi gen: - Trên thế giới đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn. - ở Việt Nam chuyển gen tổng hợp hooc môn sinh trưởng của người vào cá trạch. Hoạt động 3 3. Khái niệm công nghệ sinh học * Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm công nghệ sinh học - Chỉ ra được các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục SGK trang94. - HS nghiên cứu SGk, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. - HS lấy ví dụ minh hoạ - Khái niệm công nghệ sinh học: Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. - Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học: + Công nghệ lên men + Công nghệ tế bào + Công nghệ chuyển nhân phôi IV) Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm: Kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học. V) Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”.
Tài liệu đính kèm: