I. Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng :
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen.
- Trình bày được một số thuật ngữ kí hiệu trong di truyền học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện
II. Phương tiện dạy học :
tuần 1 Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày dạy: ...../8/2010 Chương I. Các thí nghiệm của men đen Tiết 1 : men đen và di truyền học I. Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng : Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen. Trình bày được một số thuật ngữ kí hiệu trong di truyền học. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện II. Phương tiện dạy học : Tranh phóng to hình 1.1 SGK. III.Các hoạt động dạy học : A . Bài cũ : Không kiểm tra. B. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về di truyền học : Cá nhân HS đọc thông tin mục 1 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : ? Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì ? GV gợi ý cho HS trả lời từng nội dung. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng đáp án chung. Đáp án chính là phần ghi bảng của GV. HS nhận xét liên hệ bản thân xem giống và khác bố mẹ ở những điểm nào ? Tại sao ? GV phân tích để các em hiểu được sự giống và khác nhau (di truyền và biến dị). 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu Men đen và phương pháp nghiên cứu của ông. GV treo tranh hình 1.1 HS quan sát và đọc mục “Em có biết?” rồi trả lời câu hỏi : ? Tóm tắt tiểu sử và cuộc đời của Men đen ? HS nghiên cứu thông tin mục II SGK thảo luận nhóm : ? Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen ? ? Quan sát hình 1.2 và nên nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai ? (đặc điểm của từng cặp tính trạng tương phản : trơn – nhăn, vàng – lục, xám – trắng ...) Các nhóm trình bày đáp án trước lớp các nhóm khác theo dõi bổ sung thống nhất đáp án (dưới sự chỉ đạo của GV) – GV ghi bảng. 3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. Cá nhân HS đọc thông tin mục II SGK thảo luận nhóm để phát biểu định ngiã về các thuật ngữ và nêu các kí hiệu của bản của Di truyền học. GV cần phân tích thêm khái niệm thuần chủng và lưu ý HS về cách viết công thức lai. Lưu ý tới cách viết công thức lai như mẹ thường viết bên trái dấu x, bố viết bên phải dấu x . P : mẹ x bố Ghi bảng Di truyền học : Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị. Di truyền học đề cập đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền biến dị. Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò lớn lao trong y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học. II. Men đen người đặt nền móng cho Di truyền học : - Men đen (1822 – 1884) là ông tổ của Di truyền học . -Phương pháp phân tích của thế hệ lai của Men đen có nội dung cơ bản là : Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền. III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học : Tính trạng : là những đặc điểm cụ thề về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Cặp tính trạng tương phản : là hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau. Gen là nhân tố di truyền quy định một hoặc một số tính trạng của sinh vật. Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Các kí hiệu : P : Cặp bố mẹ xuất phát G : giao tử F : thế hệ con. C . Củng cố : Cho HS đọc chậm và nhắc lại phần tóm tắt cuối bài. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. Câu 2 : Nội dung cơ bản : lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một sóo cặp tính trạng thuần chủng, theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở con cháu và dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Câu 4 : Khoanh tròn trước câu trả lời đúng : Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai : Để thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng. Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng. Để dễ thực hiện phép lai. (Đáp án : b) D . Hướng dẫn học ở nhà : Học bài , trả lời câu hỏi SGK. Soạn bài 2. Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày dạy: ...../8/2010 Tiết 2 : lai một cặp tính trạng I. Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng : Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng Men đen. Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp. Phát biểu được nội dung của định luật phân li. Giải thích được kết quả thí nghiệm của Men đen. Rèn luyện kĩ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ. II. Phương tiện dạy học : Tranh phóng to hình 2.1 – 2.3 Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2. III.Các hoạt động dạy học : A . Bài cũ : Nêu nội dung, đối tượng, ý nghĩa của di truyền học ? Nêu nôị dung phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen ? B. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thí nghiệm của Men đen. GV dùng tranh vẽ hình 2.1 để giới thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên đậu Hà Lan. GV treo bảng 2 giới thiệu khái niệm kiểu hình – HS thảo luận nhận xét về kiểu hình ở F1 và xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 ? ? So sánh kết quả thu được của 2 phép lai ở bên ? GV nhấn mạnh bố mẹ đều có vai trò di truyền như nhau. ? Trong các thí nghiệm ở bảng 2 tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn ? ? Từ những kết quả thí nghiệm và cách gọi tên của Men đen hãy điền các chỗ trống trong câu điền ở SGK. GV giới thiệu sau khi hoàn chỉnh đây chính là nhận xét tổng quát của Men đen sau khi tiến hành các thí nghiệm. Cho vài HS nhắc lại nội dung. 2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? HS nghiên cứu thông tin mục II để trả lời các câu hỏi : ? Nêu các khái niệm kiểu gen, kiểu hình ? Dựa vào hình 2.3 GV khắc sâu các khái niệm này. GV giới thiệu các quy ước của Men đen về các chữ cái quy định tính trạng. HS quan sát hình 2.3 cho biết : ? Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ? ? Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng (Vì Aa biểu hiện kiểu hình trội còn aa biểu hiện kiểu hình lặn). ? Men đen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình như thế nào ? ? Phát biểu quy luật phân li ? Ghi bảng Thí nghiệm của Men đen : Thí nghiệm : P : Hoa đỏ x Hoa trắng F1 : Hoa đỏ F2 : 3 đỏ : 1 trắng P : Hoa trắng x Hoa đỏ : F1 : Hoa đỏ F2 : 3 đỏ : 1 trắng Nhận xét : * Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng còn lại là tính trạng lặn. *Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn . II . Men đen giải thích kết quả thí nghiệm : Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. ở các thế hệ P, F1, F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể. Sơ đồ giải thích : P : AA (đỏ) x aa (trắng) G : A a F1 : A a (đỏ) x A a (đỏ) G : A, a A, a F 2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa 3 đỏ : 1 trắng Giải thích của Men đen về kết quả thí nghiệm bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định các cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. C.Củng cố : GV chỉ định HS trả lời câu hỏi : Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh hoạ ? Phát biểu nội dung quy luật phân li ? Men đen đã giải thích kết quả TN trên đậu Hà Lan như thế nào ? - 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. D. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Soạn bài 3. Ngày: 23/8/2010 Kí duyệt của tổ chuyên môn TT Đinh Xuân Hoàng tuần 2 Ngày soạn: 28/8/2010 Ngày dạy: ...../8/2010 Tiết 3 : lai một cặp tính trạng (tiếp theo) I. Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng : Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Nêu được ý nghĩa thực tiễn sản xuất của định luật phân li. Phân biệt được trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. II. Phương tiện dạy học : Tranh phóng to hình 3 SGK III.Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : ? Phát biểu nội dung của quy luật phân li ? ? Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào ? B. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu phép lai phân tích - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để trả lời các câu hỏi : ? Nêu khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp ? - GV dùng hình 2.3 khắc sâu các khái niệm này. - GV phân biệt thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn ở 2 cặp gen, 1 cặp gen để HS tránh bị nhầm lẫn. ? Cá thể mang tính trạng trội (hoa đỏ) có mấy kiểu gen biểu hiện ? ? Hãy xác định kết quả của những phép lai sau ? P : AA x aa P : Aa x aa ? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ? - HS thảo luận nhóm điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu điền khuyết mục III SGK. - GV cho 2 HS đọc to câu hoàn chỉnh cho cả lớp nghe rồi tổng kết lại ghi bảng đồng thời giới thiệu đây là phép lai phân tích. ? Việc xác định cá thể đồng hợp trội hay dị hợp có ý nghĩa gì ? (xác định bố mẹ đem lai thuần chủng đ tránh phân li tính trạng ) 2.Hoạt động 2 : Nắm được ý nghĩa của định luật phân li. - GV yêu cầu HS tìm hiểu mục IV SGK trả lời câu hỏi : ? Tương quan trội lặn là gì ? ? Tại sao cần xác định tương quan trội lặn ? ? Bằng cách nào để xác định được tương quan trội lặn ? ? Để tránh hiện tượng phân li tính trạng cần làm gì ? ? Để xác định độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai nào ? (lai phân tích) GV hoàn chỉnh đáp án đ Ghi bảng. 3.Hoạt động 3 :Tìm hiểu thế nào là trội không hoàn toàn ? GV dùng tranh phóng to hình 3 SGK giới thiệu thí nghiệm trội không hoàn toàn. ? Quan sát hình 3, nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1,F2 giữa trội không hoàn toàn với trội hoàn toàn? ?Điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu điền khuyết ở mục IV SGK? (“ tính trạng trung gian “, “1 : 2: 1 “) Ghi bảng III.Lai phân tích : 1.Một số khái niệm: - Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Nếu kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp (AA, aa, aabb, aaBB, AABB, aabb ...) - Nếu kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa, aaBb ...) gọi là thể dị hợp. 2. Phép lai phân tích : Hoa đỏ (có 2 kiểu gen AA, Aa) khi lai với hoa trắng (aa) có 2 trường hợp : - Trường hợp 1 : P : AA (đỏ) x aa (trắng) G : A a Fa : Aa (đỏ) 100 % - Trường hợp 2 : P : Aa (đỏ) x aa (trắng) G : A,a a Fa : Aa (đỏ) : aa (trắng) 50% 50% Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần được xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép la ... u, hỗ trợ cho người . Gây hay truyền bệnh cho người . Bảng 64.2 . Đặc điểm của các nhóm thực vật Các nhóm Nội dung cơ bản Tảo Là thực vật bậc thấp, gồm thể đơn bào và đa bào, TB có diệp lục, chưa có rễ, thân lá thật sự . Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sống ở nước . Rêu Là thực vật bậc cao, có thân lá cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá chính thức, chưa có hoa . Sinh sản bằng bào tử, là thực vật sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt . Quyết Điển hình là dưỡng xỉ; có rễ, thân, lá thật và có mạch dãn Sinh sản bằng bào tử . Hạt trần Điển hình là cây thông, có cấu tạo phức tạp : thân gỗ có mạch dẫn Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở; chưa có hoa, quả Hạt kín Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng, rễ, thân lá có mạch dẫn phát triển . Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hạt) Bảng 64.5. Đặc điểm của các lớp ĐVCXS Lớp Đặc điểm Cá Sống hoàn toàn dưới nước, bơi bằng bây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máy đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt . Lưỡng cư Sống ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt . Bò sát Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng da hoặc có đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng; là động vật biến nhiệt . Chim Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh, phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ, là động vật hằng nhiệt . Thú Mình có lông vũ bao phủ, răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm; tim 4 ngăn, bộ não phát triển, đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt . - HS tự hoàn thành bẳng 64.3; 64.4 . B. Tiến hoá của thực vật và động vật : - GV trợ giúp HS giải đáp 2 sơ đồ hình 64.1; 64.2 . Tiết 69 : tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) Ngày soạn : 08/05/2008 I. Mục tiêu : - Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học của toàn cấp THCS phần sinh học cơ thể, sinh học tế bào . II. phương pháp học tập : Như tiết 68 . III. Hệ thống hoá kiến thức qua các bảng : 1. Sinh học cơ thể : Bảng 65.1. Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa Cơ quan Chức năng Rễ Thân Lá Hoa Quả Hạt Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây Vận chuyển nước và muối khoán từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây . Thu nhận ánh sáng để quang hợp, tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường . Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả Bảo vệ hạt, góp phần phát tán quả, hạt . Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống . Bảng 65.2 . Chức năng của các cơ quan Cơ quan và hệ cơ quan Chức năng Vận động Tuần hoàn Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, cử động và di chuyển cho cơ thể Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ TB tới hệ bài tiết theo dòng máu . Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài : nhận O2 thải CO2 Tiêu hoá Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể Da Cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể . Thần kinh và da Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất, toàn vẹn Bảng 65.4. Các hoạt động sống của tế bào Các quá trình Vai trò Trao đổi chất qua màng Đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của tế bào . Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ Hô hấp Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng . Tổng hợp Prôtêin Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào . Bảng 65.5. Chức năng các bộ phận của tế bào Các bộ phận Chức năng Thành tế bào Màng tế bào Chất tế bào Ti thể Lục lạp Ri bô xôm Không bào Nhân Bảo vệ tế bào Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào Thực hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào Tổng hợp chất hữu cơ (quang hợp) Tổng hợp prôtêin Chứa dịch tế bào Chứa vật chất di truyền (AND, NST) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào . - Xem bảng 40.2 để điền vào bảng 65.5 Tiết 70 : tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) Ngày soạn : 10/05/2008 I. Mục tiêu : Học xong bài này HS phải : Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS phần di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường . Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống . Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá . II. tiền hành dạy học : 1.Cách thức tổ chức ôn tập : (Như tiết 68) 2. Hệ thống hoá kiến thức qua các bảng ở SGK : a. Di truyền và biến dị : Bảng 66.1. Các cơ chế của hiện tượng di truyền Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng Cấp phân tử (AND) AND đ ARN đ Prôtêin Tính đặc thù Prôtêin Cấp tế bào (NST) Nhân đôi – phân li – tổ hợp Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh Tính bộ NST đặc trưng loài Con giống bố mẹ Bảng 66.2 . Chức năng của các cơ quan Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến Khái niệm Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P . Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của AND và NST, khi biểu hiện thành kiều hình là thể đột biến . Những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường Nguyên nhân Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh . Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể vào ARN và NST . ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen . Tính chất và vai trò Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá . Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, cơ lợi hoặc hại, di truyền được, là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi không di truyền được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể . b.Sinh vật và môi trường : - Giải thích sơ đồ hình 66 SGK . + Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái và từng cấo độ tổ chức sống . + Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể : mật độ tỉ lệ giớ tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản . + Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ – trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái . Bảng 66.5. Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái Quần thể (QT) Quần xã (QX) Hệ sinh thái (HST) Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới . Bao gồm những QT thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau . Bao gồm QX và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định . Đặc điểm Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh; số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kỳ, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng . Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các QX theo thời gian là diễ thể sinh thái . Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng nhất là chuỗi và lưới thức ăn . Dòng năng lượngtrong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn : SV sản xuất đ SV tiêu thụ đ SV phân giải . HS Xem bảng 40.1 để điền vào bảng 66.2 SGK . HS Xem bảng 40.5 để điền vào bảng 66.4 SGK . 3. Củng cố và hoàn thiện : GV gọi 1 HS lên bảng điền và hoàn thệin sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường . 4. Hướng dẫn học ở nhà : Học và nắm chắc các nội dung sinh học cơ bản ở trường THCS . Tiết 62 : khôi phục môi trường giữ gìn thiên nhiên hoang dã Ngày soạn : 20/04/2008 I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cần : - Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên . II. Phương tiện dạy học : - Tranh và các hình vẽ về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã . III.Các hoạt động dạy học : A .Bài cũ : Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào ? B .Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu vì sao phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã . - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGKđ thảo luận nhóm . ? Vì sao phải giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái ? - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung . - GV tổng kết lại ý chính . 2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên : - HS nghiên cứu hình 59 . ? Nêu những biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật ? lấy ví dụ minh hoạ các biện pháp đã nêu ? - Đại diện nhóm phát biểu. GV tổng kết lại. ? Mỗi biện pháp bảo vệ có ý nghĩa gì ? - HS nghiên cứu thông tin mục II.2 và đọc kỹ bảng 59.1 . ? Các biện pháp cải tạo có hiệu quả gì ? ? Tại sao trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất ? - HS thảo luận nhóm hoàn thiện bảng 59. 3. Hoạt động 3 : Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã . - Thảo luận nhóm về trách nhiệm của mỗi người chúng ta (HS) trong việc bảo vệ thiên nhiên . ? Em có thể làm gì để tuyên truyền mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên ? I. Vì sao cần phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã : Vì đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên . II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên : 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật : - Trồng cây gây rừng - Bảo vệ rừng - Xây dựng các khu bảo tồn vườn quốc gia . - Không săn bắn và khai thác quá mức - ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gien quý hiếm . 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá (Hoàn thiện bảng 59) III. Vai trò của mỗi HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã : Mỗi chúng ta để có trách nhiệm giữ gìn và cải tạo thiên nhiên . C.Củng cố : GV nêu câu hỏi đ chỉ định HS trả lời : ?Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào ? ? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ? - 1 đ 2 HS đọc ghi nhớ D. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài và trả lời câu hỏi SGK Soạn bài 59 .
Tài liệu đính kèm: