A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:
- Tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
B. Phương tiện, chuẩn bị:
Tuần:18 Ngày soạn: 12 / 12 / 2010 Tiết : 35 Ngày dạy 13 / 12 / 2010 Bµi: ÔN TẬP HỌC KÌ I. A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống. B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền. Hệ thống kiến thức phần di truyền và biến dị. 2: HS: Phiếu học tập bảng 40.1 - 40.5 sgk ( T116- 117) C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã nghiên cứu xong phần Di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức đó. 2. Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: (26’) - GV phân chia lớp thành 10 nhóm: 2 nhóm nghiên cứu 1 bảng.( bảng 40.1 - 40.5 sgk) - GV quan sát các nhóm ghi những kiến thức cơ bản. - GV chữa bài cách: y/c các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - GV lấy kiến thức trong sgk làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 - 40.5 sgk( T129- 131) HĐ 2: ( 11’) - GV cho hs thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sgk ( T 117) để hs được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau. - GV nhận xét hoạt động của hs và giúp hs hoàn thiện kiến thức. I. Hệ thống hoá kiến thức. - Kiến thức chuẩn ( Bảng 40.1 - 40.5 sgk) II. Câu hỏi ôn tập. - Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng. + Cụ thể: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành nên prôtêin. + P chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng. Câu 2: Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Vận dụng: Bất kì 1 giông nào( kiểu gen) muốn có năng suất( số lượng- kiểu hình) cần được chăm sóc tốt( ngoại cảnh) Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì: + ở người sinh sản muộn và đẻ ít con. + Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do XH. Câu 4: Ưu thế của công nghệ TB. + Chỉ nuôi cấy TB, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo ¦ tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. + Rút ngắn thời gian tạo giống. + Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người. IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động nhóm. V. Dặn dò: ( 1’) - Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở sgk( T117) . Tuần:18 Ngày soạn: 12 / 12 / 2010 Tiết : 36 Ngày dạy 16 / 12 / 2010 Bài: KIỂM TRA HỌC KÌ I. Kiểm tra theo đề của trường thcs Cù Chính Lan
Tài liệu đính kèm: