Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Pắc Ta

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Pắc Ta

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

- Biết được Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen.

- Nêu được các thí nghiệm của Men đen và rút ra được nhận xét.

- Giải thích được tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản.

 

doc 80 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Pắc Ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 9A: /8/ 2011 
 9B: / 8/ 2011
Phần I: di truyền và biến dị
Chương I: các thí nghiệm của men đen.
Tiết 1: men đen và di truyền học.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- Biết được Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen.
- Nêu được các thí nghiệm của Men đen và rút ra được nhận xét.
- Giải thích được tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin trong sgk, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh phóng to hình 1.2 SGK tr 6.
2. HS: Đọc và nghiên cứu thông tin ở nhà.
III.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ( Không kiểm tra)
3. Bài mới
Mở bài( Như sgk).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Di truyền học
- Yêu cầu học sinh hoàn thành mục tam giác sgk tr 5
? Xác định bản thân giống và khác bố mẹ, anh chị em ở điểm nào.
- Giải thích: Hiện tượng giống bố mẹ là di truyền
+ Đặc điểm khác bố mẹ là hiện tượng biến dị.
? Theo em hiểu thế nào là hiện tượng di truyền, hiện tượng biến dị?
- Giải thích hiện tượng di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
? Di truyền học nghiên cứu vấn đề gì
- Học sinh hoàn thành bài tập
- 1-3 học sinh báo cáo, học sinh khác nhận xét bổ sung.
KL: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tên cho thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Hoạt động 2
II. Men đen- người đặt nền móng cho di truyền học.
- Giới thiệu tiểu sử của Men đen
- Giới thiệu phương pháp nghiên cứu của Men đen
? Nêu phương pháp nghiên cứu của Men đen
? Tại sao Men đen lại tiến hành thành công trên đậu hà lan
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
? Theo em tính độc đáo sáng tạo trong các thí nghiệm của Men đen là gì
- Nghiên cứu thông tin trong sgk
- Quan sát hình 1.2 sgk, kết hợp nghiên cứu thông tin trong sách, nêu phương pháp nghiên cứu của Men đen
* KL: Phương pháp nghiên cứu của Men đen là phương pháp phân tích các thế hệ lai, rút ra các quy luật di truyền vào năm 1865, đặt nền móng cho di truyền học.
- HS: Đậu hà lan có hoa lưỡng tính
- Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
* HS báo cáo:Tính độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Men đen (Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu, làm đơn giản tính di truyền phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu: Tạo dòng thuần chủng; dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật).
Hoạt động 3
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
- Giới thiệu một số thuật ngữ cơ bản
- Giải thích giống thuần chủng
- Giới thiệu các kí hiệu 
* Thuật ngữ: Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống( dòng) thuần chủng
* Kí hiệu:
- P: Cặp bố mẹ xuất phát
- X: Kí hiệu pháp lai
- G: Giao tử
- : Giao tử đực
- : Giao tử cái
- F: Tế hệ con
4. Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản
- HS đọc mục ghi nhớ trong SGK
? Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học
? Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai.
( Vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng).
5. HDVN: 
- Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK, đọc mục em có biết
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 2 Lai một cặp tính trạng, 
- Đọc mục em có biết tr 7
 Ngày giảng: 9A 9B
Tiết 2: lai một cặp tính trạng
 ( thí nghiệm giải thích kết quả thí nghiệm của men đen,khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được các thí nghiệm của men đen và rút ra nhận xét
- Phát biểu được nọi dung quy luật phân li
- Ghi nhớ được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp thể dị hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nghên cứu thông tin , viết sơ đồ lai và vận dụng để làm bài tập.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh phóng to hình 2.1 và h 2.3 trong sgk.
HS: Đọc và nghiên cứu thông tin trong SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đối tượng nội dung và ý nghĩa của di truyền học.
3. Bài mới
 - Yêu cầu một học sinh trình bày phương pháp phân tích của Men đen, các thê hệ lai,Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho thế hệ con cháu như thế nào.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Thí nghiệm của Men đen
- HD hs quan sát hình 2.1 trong, giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên đậu hà lan
- Yêu cầu học sinh xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2, kiểu hình ở F1 trong từng trường hợp
? Kiểu hình là gì
? Tính trạng trội, tính trạng lặn
? Nêu thí nghiệm của men đen
? Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp.
? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, quan sát hình 2.2 hoàn thành phần bài tập điền từ
1. Các khái niệm
- Quan sát hình và nêu được tính trạng trội ở F1
- Nêu được khái niệm
*KL: Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới biểu hiện.
2.Thí nghiệm
- HS nêu thí nghiệm của Men đen
- Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp, HS khác nhận xét bổ sung
* Lai hai giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
3. Nội dung quy luật phân li
- Thảo luận nhóm 2 phút
- Đại diện nhóm báo cáo
-Phát biểu quy luật phân li
hoạt động 2
II. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm
- Treo tranh phóng to hình 2.3
- Giải thích quan niệm đương thời của Men đen
? Hãy xác định các giao tử ở F1 và F2
? Tại sao F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ và 1 hoa trắng
- Quan sát hình suy nghĩ hoàn thành bài tập trong mục tam giác
* Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Theo quy luật phân li quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng ở P.
4. Củng cố
- Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản
5. HDVN
- yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong SGK
- về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK
- Đọc mục ghi nhớ trang 10
- Quy ước kểu gen
-Viết sơ đồ lai
- Xác định kiểu hình ở F2- viết sơ đồ lai
- Đọc và nghiên cứu bài 3 lai một cặp tính trạng tiếp theo
 Ngày giảng: 9A 9B
Tiết 3: lai một cặp tính trạng( tiếp theo).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung , mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản suất.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dung nội dung của quy luật phân li để làm các bài tập.
- Phân biệt được di truyền trung gian với di truyền trội hoàn toàn.
- Luyện kĩ năng viết sơ đồ lai.
II. Chuẩn bị
1. GV: sơ đồ phóng to hình 3 trong SGK tr 12
2. HS: Đọc và nghiên cứu nội dung trong SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn dịnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
III. Lai phân tích
? Nêu tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong thí nghiệm của Men đen
- Phân tích các khía niệm : Kiểu gen, thể đồng hợp. thể dị hợp
? Hãy xác định kết quả của phép lai
+P: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA Aa
+ Hoa đỏ x Hoa trắng
Aa Aa
- Cây hoa đỏ có 2 kiểu gen là AA, Aa
? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
- Phép lai như vậy gọi là phép lai phân tích
- Muốn hiểu thế nào là phép lai phân tích các em hoàn thiện nhanh bài tập điền từ
a, Một số khái niệm
HS: Tỉ lệ hợp tử ở F2: 1AA, 2Aa, 1aa
* KL: Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau
- Thảo luận nhóm 5 phút, viết sơ đồ lai của hai trường hợp
- Đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS: Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
1 HS báo cao. HS khác nhận xét bổ sung.
- 1. Trội, 2. kiểu gen 3. lăn, 4. đồng hợp , 5 dị hợp
b, Lai phân tích
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
- Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2
IV. ý nghĩa của tương quan trội lặn
- Yêu câu hs đọc thông tin mục 4 trong SGK
- ? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên
? Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì.
? Việc xác định độ thuần chủng của cac giống có ý nghĩa gì trong đời sống và sản xuất
? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện những phép lai nào?
- Thảo luạn nhóm 5 phút
- Đai diện nhóm báo cáo và nhóm khác nhận xét bổ sung
* Trong tự nhiên mối tương quan trội lăn là phổ biến
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
Trong chọn giống tránh phân li tính trạng cần kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Hoạt động 3
V. Trội không hoàn toàn
- treo sơ đồ phóng to hình 3 trog SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát hình, đọc thông tin trong SGk, 
? Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1và F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Men đen
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện bài tập điền từ
? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn
 Kiểu hình của trội hoàn toàn
F1: Tính trạng trung gian
F2: 1 trội, 2 trung gian, 1 lặn
* Trội không hoàn toàn là hiện tượng di ruyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
4. Củng cố
- GV nhắc lại nội dung cơ bản
- Học sinh đọc mục ghi nhớ trong SGK
- Học sinh hoàn thành bài tập 3
? Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta cần phải làm gì?
5. HDVN:
- Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGSK
- Hoàn thiện bài tập 3, 4
- Đọc và nghiên cứu bài lai hai cặp tính trạng
 Ngày giảng: 9A 9B
Tiết 4: lai hai cặp tính trạng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được thí nghiệm của Men đen về lai hai cặp tính trạng và rút ra được nhận xét.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Men đen.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình và giải thích các kết quả thí nghiệm của Men đen.
II.Chuẩn bị
1. GV: Tranh phong to h 4 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng 4.
2. HS: Đọc và nghiên cứu thông tin ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Tương q ... ác chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dinh học cần thiết( axit amin, protein, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
VD: Dùng E coli và nấm men cấy gen mã hóa sản ra kháng sinh và hooc môn Insu lin.
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen
- HS nghiên cứu thông tin trong sgk
- Thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi
* KL: Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng
VD: Cây lúa được chuyển gen quý tổng hợp bê ta caroten ( tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa tạo ra giống lúa giàu vitamin A
c) Tạo động vật biến đổi gen
- Trên thế giới chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao
ở VN: Chuyển gen tổng hợp hooc môn sinh trưởng của người vào cá trạch
Hoạt động 3
III. Khái niệm công nghệ sinh học
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sgk trang 94
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi
? Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào
? Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở việt nam
- Cá nhân nghiên cứu thông tin trong sgk và hoạt động theo nhóm bàn
- Đại diện các nhóm báo cáo
*KL: Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
* Các lĩnh vực
+ Công nghệ lên men
+ Công nghệ tế bào
+ Công nghệ chuyển nhân phôi
4. Củng cố
- GV nhắc lại nội dung cơ bản 
 - Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ trong sgk
	 ? Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống.
5. HDVN: 
 - Về nhà học bài theo câu hỏi trong sgk
 - Đọc và nghiên cứu nội dung phần em có biết sgk tr 95
	 - Đọc và nghiên cứu nội dung bài gây đột biến nhân tạo.
Ngày giảng:9A,B;17/12/2010
Tiết 34: gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Hiểu và trình bày được tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến
- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau về phương pháp sử dụng các cá thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật, giải thích được tại sao có sự sai khác đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi.
II. Chuẩn bị
1.GV: Tóm tắt thông tin trong sgk
2. HS: Đọc và nghiên cứu thông tin trong sgk ở nhà
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk và thảo luận nhóm hoàn thành PHT
? Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến
? Tại sao tia tử ngoại thường dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ 
? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến
? Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào
- Nhận PHT và thảo luận nhóm hoàn thành PHT
- Cá nhân nghiên cứu thông tin trong sgk 
- Cử đại diện báo cáo và nhóm khác nhận xét bổ sung
*KL:
Tác nhân vật lí
Tiến hành
kết quả
ứng dụng
Tia phóng xạ anpha, beta, gama
- Chiếu tia, các tia xuyên qua các mô( xuyên sâu)
- Gây đột biến gen
- Chấn thương gây đột biến NST
- Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng
- Mô thực vật nuôi cấy
Tia tử ngoại
- Chiếu tia các tia xuyên qua các màng xuyên nông
Gây đột biến gen
-Xử lí VSV bào tử và hạt phấn
Sốc nhiệt
- Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột
- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng
- Tổn thương thoi phân bào rối loạn phân bào
- Đột biến số lượng NST
- Gây hiện tượng đa bội thể ở một số cây trồng( đặc biệt ở cây họ cà)
Hoạt động 2
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sgk
? Tại sao khi thấm tế bào một số hóa chất lại gây đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn
? Tại sao dùng cosixin có thể gây ra các thể đa bội
? Người ta đã dùng tác nhân hóa học để tạo ra các đột biến bằng phương pháp nào
- Cá nhân nghiên cứu thông tin trong sgk và trả lời câu hỏi
- Một vài học sinh báo cáo học sinh khác nhận xét bổ sung
* KL: Hóa chất EMS, NMU, NEU, cosixin 
- PP: Ngâm hạt khô , hạt nảy mầm vào dd hóa chất tiêm dd vào bầu nhụy tẩm dd vào bầu nhụy
- DD hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nucleotit; mất cặp nucleotit hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc
Hoạt động3
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sgk và trả lời câu hỏi
? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV như thế nào
? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi.
- Cá nhân đọc thông tin trong sgk
- Một vài học sinh báo cáo và học sinh khác nhận xét bổ sung
*KL: Trong chọn giống cây trồng người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng cho năng suất và chất lượng cao, kháng được nhiều sâu bệnh , khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ, đất đai
- Trong chọn giống vật nuôi phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng hạn chế với động vật bậc thấp, khó áp dụng đối với động vật bậc cao.
4. Củng cố
	- GV nhắc lại nội dung cơ bản và yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ trong sgk
	- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi cuối bài
5.HDVN:	
	- Về nhà học bài theo câu hỏi trong sgk
`	- Ôn lại toàn bộ nội dung chương trình giờ sau ôn tập học kì I.
 Ngày giảng: 9A,B: 20/12/2010
Tiết 35: ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản và trọng tâm trong phần di truyền và biến dị
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đời sống
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng khái quát hóa kiến thức và tổng hợp kiến thức cơ bản 
3. Thái độ
 - GD ý thức tích cực học tập và vận dụng vào đời sống.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng hệ thống hóa kiến thức 
2.HS: Ôn lại những kiến thức cơ bản trong chương trình học kì I
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. GV giới thiệu nội dung ôn tập
3. Bài ôn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 5 phút và hoàn thành PHT
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện thông tin ghi ra bảng nhóm
- Nhóm 1 bảng 1 tương tự mỗi nhóm một bảng
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng dán các thông tin trong nhóm đã hoàn thành
- Mỗi nhóm thảo luận 1 bảng và ghi thông tin thảo luận ra bảng nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo và nhóm khác nhận xét bổ sung
*KL: Bảng 40.1
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
- Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền.
- Các nhân tố di truyền không được hòa trộn vào nhau
- Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
- Xác định tính trạng trội thường là tốt
Phân li độc lập
- Phân li của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử.
- F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kết
- Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau
- Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
- Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi
Di truyền giới tính
- ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái xấp xỉ bằng nhau
- Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi
Bảng 40.3
Các quá trình
 Bản chất
 ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính
Giảm phân
Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) = của tế bào mẹ (2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội ( 2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
- Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành nội dung bảng 40.4
- Đại diện các nhóm tiếp tục hoàn thiện nội dung bảng 
Bảng 40.5
Các loại đột biến 
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của gen( thường tại 1 điểm nào đó)
Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit
ĐB cấu trúc NST
- Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất, lặp, đảo đoạn
ĐB số lượng NST
- Những biến đổi về số lượng NST
- Dị bội thể và đa bội thể
Tương tự yêu cầu các nhóm nhận xét các PHT
- Các nhóm báo cáo và nhận xét
Hoạt động 2
II. Câu hỏi ôn tập
- Yêu cầu các nhóm báo cáo nội dung các câu hỏi theo sgk
? Hãy giải thich sơ đồ ADN( gen) mARN Protein tính trạng
? Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào sản xuất như thế nào
? Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại
- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN
- m ARN làm khuôn mẫu tổng hợp chuỗi aa cấu thành Protein 
- Protein chịu tácđộng của môi trường biểu hiện thành tính trạng
- Lần lượt học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên nhận xét bổ sung 
4. Củng cố
- GV nhắc lại nội dung cơ bản
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi trong sgk
5. HDVN: 
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ chương trình
- Chuẩn bị giấy kiểm tra và ôn tập kĩ kiến thức cơ bản giờ sau thi học kì I
	 Ngày giảng:9A,B: 23/12/2010
hướng dẫn ôn tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức đã học trong học kì I
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng giải bài tập về di truyền
II. Chuẩn bị
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung ôn tập
3. Bài ôn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Hệ thống nội dung cơ bản
- Hướng dẫn học sinh ôn tập phần di truyền
- Các thí nghiệm của Men đen
+ Lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng
- Nhiễm sắc thể
+ Cấu trúc của NST
+ Nguyên phân và giảm phân
+ Phát sinh giao tử và thụ tinh
+ Cơ chế xác định giới tính
- ADN và gen
+ Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
+ Mối liên hệ giữa gen và ARN
+ Mối liên hệ giữa gen và tính trạng
- Biến dị
+ Đột biến gen
+ Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST
+ Thường biến
+ So sánh giữa thường biến và đột biến
Hoạt động 2
II. Bài tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập phần di truyền
* Bài tập về các thí nghiệm của Men đen
- Quy ước kiểu gen
- Viết sơ đồ lai
- Căn cứ vào kiểu gen xác đinh tương quan trội lặn hoặc trội không hoàn toàn.
* VD: Bài 4( 19)
+ Bố tóc thẳng mắt xanh có kiểu gen là: aabb x AABBF1 AaBb: Mắt đen và tóc xoăn
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
	- Yêu cầu học sinh ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong các chương
- Chuẩn bị giây, bút, ôn tập kiến thức giờ sau thi hết học kì I
 Ngày giảng: 9A,B: 27/12/2010
Tiết 36: Kiểm tra học kì I
( Thi theo đề thi của sở giáo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9.doc