a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm thường biến, sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình. Khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt. Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để dùng trong việc nâng cao năng xuất vật nuôi cây trồng.
Ngày soạn: 25.11.09 Ngày giảng: 9G: 28.11.09 TIẾT 26 - Bài 25: THƯỜNG BIẾN Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm thường biến, sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình. Khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt. Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để dùng trong việc nâng cao năng xuất vật nuôi cây trồng. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9 Tranh vẽ phóng to các hình Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9G:. Kiểm tra bài cũ:( 5’- kiểm tra miệng) ?HSTB: Thế nào là thể đa bội và hiện tượng đa bội thể? Cơ chế nào phát sinh thể đa bội? Thể đa bội: 2,5 điểm Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là một bội số của n (hay nhiều hơn 2n) Hiện tượng đa bội thể: 2,5 điểm Hiện tượng đa bội thể là hiện tượng bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n. Cơ chế phát sinh thể đa bội: 5 điểm Trong quá trình phân bào, khi nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành Þ Sự phân chia tế bào không xảy ra nên số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng lên gấp bội Do rối loạn trong nguyên phân đó là sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm cho số lượng NTS trong tế bào tăng lên gấp bội. Do rối loạn trong giảm phân làm cho sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp của chúng trong thụ tinh đã làm cho NST trong tế bào tăng hình thành thể đa bội. * Đặt vấn đề vào bài mới: Ở các tiết trước, ta đã được nghiên cứu về các loại biến dị di truyền được bao gồm biến dị hợp, đột biến về ADN (gen), đột biến nhiễm sắc thể. Ngoài những biến dị di truyền được, còn có một loại biến dị không di truyền được: Đó là thường biến. Vậy thường biến là gì? Thường biến phân biệt với đột biến ở những đặc điểm nào? Ta xét bài hôm nay: TIẾT 26 - Bài 25: THƯỜNG BIẾN b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển:Để tìm hiểu về khái niệm thường biến, trước hết ta xét nội dung phần thứ nhất của bài: I. Sự biến đổi do tác động của môi trường: (17’) Hoạt động I: Tìm hiểu về sự biến đổi do tác động của môi trường Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm thường biến, phân biệt thường biến với đột biến Thực hiện: Hoạt động độc lập và nhóm. TB KG TB HS1 HS2 HS3 HS4 TB KG KG TB NH TB TB HS nghiên cứu thông tin mục I kết hợp với quan sát tranh vẽ hình 25 sgk trang 72 Từ thông tin em có nhận xét gì về biểu hiện kiểu hình của cùng một kiểu gen trong các điều kiện khác nhau của môi trường? Cùng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong những điều kiện môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,..) khác nhau Từ tranh vẽ cho biết: Với các điều kiện sống khác nhau thì sự biến đổi thân và lá của cây rau mác được thể hiện như thế nào? Lá trên cạn trong không khí hoặc trên mặt nước: Lá có hình mũi mác. Lá trong nước: có hình bản dài. Thân ở trong nước: thường mềm, dài hơn nhiều so với thân ở trên mặt nước Tương tự em hãy lấy thêm ví dụ về sự ảnh hưởng của điều kiện sống lên kiểu hình ở thực vật hoặc động vật? Ví dụ I: Ở một cây dừa nước: Khúc thân mọc trên bờ: có đường kính thân nhỏ, chắc, lá nhỏ. Khúc thân mọc ven bờ: có thân, lá lớn hơn. Khúc thân mọc trải ra trên mặt nước: Thân có đường kính lớn hơn hai khúc thân trên và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn. Ví dụ II: Cùng một giống su hào thuần chủng nhưng cây trồng ở luống được bón phân tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kỹ thuật thì có củ to hơn hẳn so với những củ ở cây trồng trong luống không làm đúng quy trình kỹ thuật. Ví dụ III: San hô mọc ở những nơi có ít sóng sẽ mang những đặc điểm khác với san hô mọc ở nơi ít sóng. Ví dụ IV: Các loài trai nước ngọt sẽ có sự biến đổi kiểu hình theo vận tốc dòng nước chảy và đặc tính bùn ở lòng sông. Từ ví dụ trên cho biết sự biến đổi kiểu hình khi sống trong điều kiện khác nhau của môi trường như vậy có ý nghĩa gì với cơ thể sinh vật? Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sống. Từ các ví dụ trên, cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau sẽ cho các kiểu hình như thế nào? Cho các kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Vậy sự biểu hiện ra kiểu hình của cùng một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường Yếu tố kiểu gen coi như không thay đổi ® Vậy sự biến đổi của kiểu hình như đã nêu trên được gọi là thường biến. Vậy thường biến là gì? Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Để tìm hiểu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến (đã nghiên cứu),cả lớp hoạt động nhóm. Các nhóm dựa vào kiến thức đã khai thác hoàn thành nội dung bảng sau bằng cách điền các thông tin sao cho phù hợp: Thường biến Đột biến Là những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định đối với một nhóm cá thể sống trong điều kiện giống nhau Là những biến đỏi riêng rẽ ở một cá thể không theo hướng xác định. Không di truyền được và thay đổi tương ứng với điều kiện sống Có di truyền do liên quan đến gen, ADN, NST. Là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi vật chất di truyền Là những biến đổi có liên quan đến biến đổi ADN, NST trong vật chất di truyền Có lợi Đa số có hại, có khi có lợi GV gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ dung cho hoàn chỉnh theo đáp án. Qua bảng cho biết thường biến phân biệt với đột biến ở những đặc điểm nào? HS trả lời theo nội dung bảng đã hoàn thành Þ Hay nói cách khác: Thường biến phân biệt với đột biến về phương diện di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình Từ bảng cho biết thường biến có những tính chất nào? Không di truyền được và thay đổi tương ứng với điều kiện sống Là những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định đối với một nhóm cá thể sống trong điều kiện giống nhau Là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi vật chất di truyền Có lợi (giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của điều kiện sống ở môi trường) Cùng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong những điều kiện môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,..) khác nhau Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Phân biệt thường biến với đột biến: / học bảng đã hoàn thành. GV Chuyển: Giữa kiểu gen - môi trường và kiểu hình có mối liên quan như thế nào với nhau? Ta xét: II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: (10) Hoạt động II: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Mức phản ứng. Mục tiêu: HS nắm được ảnh hưởng của môi trường với tính trạng số lượng và mức phản ứng, khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó. Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS KG TB HS1 HS2 HS3 KG TB KG TB GV KG HS nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 72 Qua những ví dụ đã phân tích ở mục I, cho biết đặc điểm của cơ thể sinh vật còn phụ thuộc vào yếu tố nào? Không những phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường ® Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng kiểu hình đã được định sẵn mà truyền cho con cái một kiểu gen quy định cách phản ứng trước điều kiện môi trường Vậy giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ như thế nào? Kiểu hình (các tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường Ví dụ I: Giống nếp cẩm trồng ở miền núi thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường.Dù trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo dạng bầu tròn và màu đỏ. Ví dụ II: Lợn ỉ Nam định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và các vườn thú của nhiều nước Châu Âu vẫn có màu lông đen Ví dụ III: Hàm lượng lipit trong sữa bò không chịu rõ ràng ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng. Từ các ví dụ trên: cho biết các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào? Chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng số lượng phụ thuộc vào yếu tố nào? Tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm được) thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt chăn nuôi nên chúng biểu hiện rất khác nhau. Ví dụ: Số hạt trên bông của một giống lúa, lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều kiện canh tác, chăn nuôi. Việc nắm được ảnh hưởng của các yếu tố trên tới các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Trong sản xuất, muốn có năng xuất cao phải chú ý tới những ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính trạng. GV: Loại tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Tuy nhiên, cùng một kiểu gen có thể phản ứng thành những kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào môi trường. Khả năng phản ứng đó nằm trong giới hạn nhất định gọi là mức phản ứng. Vậy mức phản ứng là gì? Là giới hạn thường biến của một kiểu gen. ® Có khi trong cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng của nó. Ví dụ: Giống lúa Chân trâu lùn có chiều dài bông 20 đến 22 cm. Số hạt trên bông trung bình là 100 đến 160 hạt. Nếu cấy trên chân ruộng tốt: Bông to và dài tới 29 cm. Sô hạt trên bông khoảng 200 hạt. Nhưng dù chăm sóc tốt tới đâu cũng chỉ đạt số hạt trên bông và chiều dài bông không vượt quá giới hạn trên. Do đó năng xuất không vượt quá 100 tạ/ 1ha. Như vậy: Giống hay kiểu gen quy định giới hạn của năng xuất. Từ ví dụ trên và kết hợp ví dụ trong sgk trang 73 giới hạn năng xuất của giống lúa DR2 do giống hay do kỹ thuật trồng trọt quy định? Do giống (kiểu gen) quy định năng xuất. Kiểu hình (các tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt chăn nuôi nên chúng biểu hiện rất khác nhau. Mức phản ứng: 7’ Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Giống hay kiểu gen quy định giới hạn của năng xuất. (HS đọc kết luận chung- sgk trang 73) * KLC/ trang 73 * Củng cố: 5’ ? HSTB: Thường biến là gì?Phân biệt thường biến và đột biến? Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Phân biệt: Thường biến Đột biến Là những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định đối với một nhóm cá thể sống trong điều kiện giống nhau Là những biến đỏi riêng rẽ ở một cá thể không theo hướng xác định. Không di truyền được và thay đổi tương ứng với điều kiện sống Có di truyền do liên quan đến gen, ADN, NST. Là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi vật chất di truyền Là những biến đổi có liên quan đến biến đổi ADN, NST trong vật chất di truyền Có lợi Đa số có hại, có khi có lợi ? HSKG: Mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình? Kiểu hình (các tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường ? HSTB:Mức phản ứng là gì? Là giới hạn thường biến của một kiểu gen. III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 73 - Làm bài tập trong vở bài tập. - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến
Tài liệu đính kèm: