a. Về kiến thức: Giúp học sinh nhận biết một vài dạng đột biến hình thái của thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi (hoặc trên tiêu bản hiển vi))
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản
Ngày soạn:25.11.09 Ngày giảng: Dạy lớp 9G: 2.12.09 TIẾT 27 - Bài 26: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh nhận biết một vài dạng đột biến hình thái của thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi (hoặc trên tiêu bản hiển vi)) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9 Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái : thân, lá bông, hạt ở lúa hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và người. Tranh vẽ về các kiểu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: ở hành tây hành ta dâu tằm dưa hấu Bảng phụ bảng, phiếu học tập Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài mới Mỗi nhóm: tiêu bản hiển vi: Bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ nhiễm sắc thể có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta. Bộ NST lưỡng bội, tam bội, tứ bội ở dưa hấu. Kính hiển vi quang học có độ phóng đại 100 đến 400 lần. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9G: Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra đầu giờ/ kết hợp khi thực hành) Đặt vấn đề vào bài mới: Để tìm hiểu kỹ hơn về các dạng đột biến ta xét nội dung bài hôm nay: TIẾT 27 - Bài 27: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển:Ta xét nội dung thứ nhất của bài: I. Mục tiêu: (2’) Hoạt động I: Tìm hiểu về mục tiêu Mục tiêu: Học sinh nắm được mục tiêu bài thực hành. Thực hiện: Hoạt động độc lập TB HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 74 Nêu mục tiêu bài thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến hình thái của thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh. Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi (hoặc trên tiêu bản hiển vi) GV Chuyển:Với mục tiêu trên cần chuẩn bị gì cho bài thực hành: II. Chuẩn bị: (4’) Hoạt động II: Tìm hiểu về các dụng cụ cho bài thực hành. Mục tiêu: HS nắm được và chuẩn bị được các dụng cụ của bài thực hành. Thực hiện: Hoạt động độc lập TB HS nghiên cứu mục II/74 Căn cứ và nội dung mục II và chuẩn bị của nhóm hãy nêu các dụng cụ cần có để thực hành? Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái : thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và người. Tranh vẽ về các kiểu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: hành tây, hành ta, dâu tằm, dưa hấu Tiêu bản hiển vi: bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ nhiễm sắc thể có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta, bộ NST lưỡng bội, tam bội, tứ bội ở dưa hấu, kính hiển vi quang học có độ phóng đại 100 đến 400 lần GV kiểm tra việc chuẩn vị của nhóm, nhận xét. GV Chuyển:Để thực hiện được mục tiêu đã đưa ra, cần tiến hành bài thực hành như thế nào? Ta xét: Cách tiến hành: (36’) Hoạt động II: Tìm hiểu về cách tiến hành bài thực hành. Mục tiêu: HS nắm được cách làm lần lượt các nội dung bài thực hành. Thực hiện: Hoạt động nhóm. GV Nội dung bài thực hành tiến hành theo những nội dung sau: GV hướng dẫn học sinh cách tiến hành các nội dung của bài thực hành: Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến: HS quan sát ở tranh, ảnh đặc điểm hình thái của dạng gốc, đối chiếu với dạng đột biến để nhận biết các dạng đột biến: Ở lúa: đột biến bạch tạng, cây thấp, bông dài, lá đòng nằm ngang, hạt có râu, hạt dài, Ở chuột, người: đột biến bạch tạng Ở gà: đột biến ngón chân ngắn. Nhận biết đột biến cấu trúc NST: Nhận biết qua tranh, ảnh về đột biến cấu trúc NST, phát hiện hiện tượng mất đoạn trên ảnh chụp. Nhận biết đột biến cấu trúc NST trên tiêu bản Nhận biết đột biến Số lượng NST: Quan sát bộ NST bình thường với bộ NST của bệnh nhân Đao, Tơcnơ ảnh chụp bệnh nhân. Nhận biết thể đa bội ở thực vật: So sánh hình thái thể đa bội với lưỡng bội ở lá dâu tằm, quả dưa hấu So sánh bộ NST ở bộ NST 2n với thể đa bội ở dâu tằm, dưa hấu So sánh điều quan sát được trên ảnh chụp với tiêu bản GV cho các nhóm tiến hành nội dung bài thực hành: nhóm 1,2: làm nội dung 1 Nhóm 3,4: làm nội dung 2 sau đó đổi lại GV hướng dẫn các nhóm tiến hành Các nhóm sau khi đã thực hành , hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 26 Bảng 26: Phân biệt dạng đột biến với dạng gốc Đối tượng quan sát Mẫu quan sát Kết quả Dạng gốc Dạng đột biến Đột biến hình thái Lông chuột (màu sắc) Xám Trắng bạch Người (màu sắc) Bình thường Trắng bạch Lá lúa (màu sắc) Xanh lục Trắng Thân, bông, hạt lúa (hình thái) Cây cao, hạt tròn, bông ngắn Cây thấp, hạt dài, bông dài Đột biến NST Dâu tằm Bình thường To, dài hơn. Hành tây Củ bình thường Củ to Hành ta Củ bình thường Củ to Dưa hấu Quả bình thường Quả to GV hướng dẫn nội dung thực hành: Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến: Nhận biết đột biến cấu trúc NST: Nhận biết đột biến Số lượng NST: GV cho các nhóm tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn Thu hoạch Hoàn thành bảng 26 bảng cách điền vào bảng những thông tin phù hợp c. Củng cố, luyện tập: 2’ - Giáo viên cho học sinh về hoàn thành bảng 26 vào giấy, tiết sau thu bài chấm lấy điểm. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - Làm bài tập trong vở bài tập. - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài thực hành tiết 28
Tài liệu đính kèm: