. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian ADN.
1.2. Kĩ năng:
- Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND để nhận biết thành phần cấu tạo.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát để lắp được từng đơn phân N trong mô hình phân tử AND.
Bài: 20 Tiết PPCT : 20 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 10 THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian ADN. 1.2. Kĩ năng: - Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND để nhận biết thành phần cấu tạo. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát để lắp được từng đơn phân N trong mô hình phân tử AND. 1.3. Thái độ: 2. TRỌNG TÂM Cấu trúc không gian ADN. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Mô hình phân tử ADN. Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời. 3.2. Học sinh: Ôn lại cấu trúc không gian của ADN. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian ADN? (10đ) - Phân tử ADN là chuổi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn điều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. (5đ) - Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 chiều cao 34 gồm 10 cặp nuclêôtit. (5đ) Câu 2: Nêu cách tính chiều dài của AND qua cấu trúc của không gian của AND?(10đ) + (10đ) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC I/ HOẠT ĐỘNG 1: - Gv hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận: + Vị trí tương đối của hai mạch nuclêôtit? +Chiều xoắn của hai mạch? + Đường kính vòng xoắn, chiều cao vòng xoắn? +Số cặp nuclêôtit trong một chu kì xoắn? +Các loại nuclêôtit liên kết với nhau theo từng cặp? - HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học nêu được: + ADN gồm 2 mạch song song xoắn phải. + Đường kính 20, chiều cao 34, gồm 10 cặp nuclêôtit / 1 chu kì xoắn. + Các nuclêôtit liên kết thành cặp theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X. - GV: Gọi HS lên trình bày trên mô hình. + Đại diện nhóm vừa trình bày, vừa chỉ trên mô hình: + Đếm số cặp; chỉ rõ loại nuclêôtit nào liên kết với nhau. II/ HOẠT ĐỘNG 2: - GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình. - Lắp mạch 1: theo chiều chân đế lên hoặc trên đỉnh trục xuống. * Chú ý: - lựa chọn chiều cong của đoạn mạch cho hợp lí: đảm bảo khoảng cách với trục giữa. - Lắp mạch 2: tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo NTBS với đoạn 1. - Kiểm tra tổng thể hai mạch. - HS: Ghi nhớ cách tiến hành. + Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể: + Chiều xoắn hai mạch. + Số cặp của mỗi chu kì xoắn. + Sự liên kết theo NTBS. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp mô hình. + Đại diện nhóm nhận xét tổng thể đánh giá kết quả. I- QUAN SÁT MÔ HÌNH CẤU TRÚC PHÂN TỬ ADN: - Số cặp nuclêôtit trong mỗi chu kì xoắn là 10 cặp. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-T, G-X (và ngược lại). II/ LẮP RÁP MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN: - Lắp mạch 1: theo chiều chân đế lên hoặc trên đỉnh trục xuống. - Lắp mạch 2: tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo NTBS với đoạn 1. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Các N giữa hai mạch liên kết nhau theo nguên tắc nào? Đáp án câu 1: Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-T, G-X (và ngược lại). - Câu 2: Trình bày và lắp ráp mô hình phân tử AND? Đáp án câu 2: - Lắp mạch 1: theo chiều chân đế lên hoặc trên đỉnh trục xuống. - Lắp mạch 2: tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo NTBS với đoạn 1. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Lắp ráp được mô hình ADN. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn tập 3 chương: (1, 2, 3 ) theo câu hỏi cuối bài. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: