Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường thcs – Xuân Viên – năm học 2009 - 2010 – Nguyễn Hữu Hưởng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường thcs – Xuân Viên – năm học 2009 - 2010 – Nguyễn Hữu Hưởng

. MỤC TIÊU

-Nờu được nguyên nhân thoái hoá do thụ phấn bắt buộc ở cây và giao phối gần ở ĐV.

-Nêu được ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cõy giao phối và giao phối gần ở ĐV.

-Nêu được phương pháp tạo dũng thuần ở cõy giao phối.

-Rèn kĩ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức phân tich thảo luận nhóm

 

 

doc 67 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường thcs – Xuân Viên – năm học 2009 - 2010 – Nguyễn Hữu Hưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:9A: Tiết: 9B: Tiết:
Tiết 37 : Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
I. Mục tiêu
-Nờu được nguyờn nhõn thoỏi hoỏ do thụ phấn bắt buộc ở cõy và giao phối gần ở ĐV.
-Nờu được ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cõy giao phối và giao phối gần ở ĐV.
-Nờu được phương phỏp tạo dũng thuần ở cõy giao phối.
-Rốn kĩ năng quan sỏt tranh phỏt hiện kiến thức phõn tich thảo luận nhúm 
-Giỏo dục ý thớch yờu thớch bộ mụn.
II. Chuẩn bị
 GV: Tranh 34.1-3 SGK
 HS: Vở ghi + SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức
 9A: 9B:
2. Kiểm tra
	Thực hiện trong giờ
3. Bài mới
*Mở bài
*Phát triển bài :
	Hoạt động 1: Tỡm hiểu hiện tượng thoỏi hoỏ
Giỏo viờn yờu cầu học sinh n/c quan sỏt hỡnh 34-1. Trả lời cõu hỏi SGK 
? Hiện tượng thoỏi hoỏ do tự thụ phấn ở cõy, giao phối gần biểu hiện như thế nào.
?Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá.
-Tìm những ví dụ về hiện tượng thoái hoá trong thực tế.
-Thế nào là hiện tượng thoái hoá ?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 34-2 
 ? Giao phối gần là gì
? Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) gây ra hậu quả nào ở động vật 	
- Học sinh nghiờn cứu SGK. Quan sỏt tranh 34-1. Thảo luận nhúm.
-Yêu cầu:
+Chỉ ra hiện tượng thoái hoá.
+Lý do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật.
+HS lấy 1 vài ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
-HS trả lời câu hỏi,HS khác nhận xét -> Rút ra kết luận.
*Kết luận:
a)Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật.
-ở thực vật: Cây Ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ -> Chiều cao cây giảm,bắp dị dạng.
-ở động vật:Thế hệ con cháu sinh trưởng,phát triển yếu,quái thai,dị tật bẩm sinh.
-Lý do thoái hoá: + TV: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
 + ĐV: do giao phối gần.
b)Khái niệm:
-Thoái hoá: Là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần,bộc lộ tính trạng xấu,năng suất giảm
-Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
	Hoạt động 2: Nguyờn nhõn của hiện tượng thoỏi hoỏ 
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc do giao phối cận huyết. Tỉ lệ đồng hợp và dị hợp biến đổi như thê nào? 
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiên tượng thoái hoá
- Giáo viên giải thích : màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn.
- Giáo viên lưu ý học sinh: SGK101
- GV: ở 1 số loại ĐV,TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành tự thụ phấn và giao phối gần.
Học sinh ngiên cứu SGK và hình 34.3 ghi nhớ kiểm tra.
- Học sinh trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Thí nghiệm tỉ lệ đồng hợp tăng , tỉ lệ dị hợp giảm( tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đòng hợp lặn bằng nhau). 
- vì trong các qua trình đó thể đồng hợp tử ngày càng tăng tạo điều kiện cho các gen lặn biểu hiện ra kiêủ hình.
- Gọi đại diên các nhóm giải thích H34.3
- Kết Luận: Nguyên nhân: Do tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
Qua nhiều thế hệ tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở đơn vị tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm gây ra hiện tượng thoái hoá vì các cặp gen lặn có hại gặp nhau.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
- Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần lại gây hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống.
Giáo viên hoàn thiện kiến thức:
-Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
GV lấy ví dụ cụ thể để giải thích
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi nêu được.
- Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử
- Xuất hiện tính trạng xấu.
-Con người dễ loại bỏ tính trạng xấu.
-Giữ lại tính trạng mong muốn.
Kết luận: 
- Củng cố một số tính trạng mong muốn.
- Tạo dòng thuần ( có cặp gen đòng hợp).
- Phát hiện gen xấu loại bỏ ra khỏi quần thể.
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
4. Kiểm tra đánh giá
- Tự luận: 2 câu hỏi SGK
- Câu 1: Trả lời mục b : Do gen lặn có lai chuyển từ trạng thái dị hợp sang đồng hợp gây hại.
- Câu 2: + Củng cố một số tính trạng mong muốn.
 + Tạo dòng thuần thuận lợi cho cuộc đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu đẻ loại ra ngoài.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài trả lời câu hỏi 1-2 SGK
 - Đọc bài ưu thế lai 
Ngày soạn:
Ngày giảng:9A: Tiết: 9B: Tiết:
Tiết 38 : Ưu thế lai
I. Mục tiêu
Học sinh nắm được một số khái niệm ưu thế lai, lai kinh tế.
Trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
Giải thích lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống.
Nêu được các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai.
Phương pháp dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
- Kĩ năng quan sát tranh, giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.
- Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành quả khoa học.
II. chuẩn bị:
 GV:-Tranh hình 35 SGK
 - Tranh 1 số giống động vật:Bò,lợn,dê.
 HS: Vở ghi + SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức
 9A: 9B:
2. Kiểm tra
 - Thế nào là thoái hoá? Giao phối gần?Cho ví dụ? 
- Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phấn gần nhằm mục đích gì ?
3. Bài mới
 * Mở bài
 * Phát triển bài :
	Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai	
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 35 SGK
- so sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ở cơ thể lai F1.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận
- giáo viên nhận xét ý kiến học sinh.
+ Hiện tượng trên gọi là ưu thế lai
Vậy ưu thế lai là gì ? cho ví dụ
- Học sinh quan sát hình 35 SGK so sánh cây và bắp 2 dòng
- Nêu : + Chiều cao của cây
 + Chiều dài của bắp, số lượng hạt
Ví dụ: Cây và bắp của cây lai F1 vượt trội so với cây và bắp ngô của 2 làm bố mẹ ( dòng tự thụ phấn ).
* Khái niệm : Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai ở F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt. Các tính trạng về hình thái và nhận xét cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ .	
 Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thê lai
-Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
-Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ?
-Muốn duy trì ưu thế lai, con người đã làm gì?
VD: Lai 1 dòng thuần có 2 gen trội và 1 dòng thuần có 1 gen trội:
Yêu cầu:
+Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1.
+Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ gen dị hợp giảm ( thoái hoá ).
-Nên áp dụng phương pháp nhân giống vô tính trong nhân giống.
*Kết luận:
-Lai 2 dòng thuần ( Kiểu gen đồng hợp ), con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp -> Chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
-Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định.
VD: P: A Abbcc x a aBBCC
 F1: A aBbCc
 Hoạt động 3 : Các phương pháp tạo ưu thế lai
Giáo viên giới thiệu : Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
- Người ta đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào.
- Nêu ví dụ cụ thể.
- Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi như thế nào, bằng phương nào. Cho ví dụ
-Thế nào là phép lai kinh tế? 
- Tái sao không dùng con lai kinh tế đẻ nhân giống.
giáo viên mở rộng: Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giông trong nước.
áp dụng duy trì tinh đông lạnh 
HS nghiên cứu thông tin SGK/103 để trả lời câu hỏi:
Yêu cầu:
Chỉ ra được 2 phương pháp: Lai khác thứ và lai khác dòng.
HS trả lời:
-Phép lai kinh tế.
-áp dụng ở lợn và bò.
*Kết luận:
a, Phương pháp tạo ưư thế lai
- Dùng 2 phương pháp: 
+ Lai khác dòng : Tạo 2 dong tự thụ phấn rồi cho giao phấn với vơi nhau.
Ví dụ : ở ngô tạo được ngô lai F1 có năng suất cao hơn 25-30% so với giông hiện có.
+ lai khác thứ : Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tao giống vật nuôi.
b, Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
 + Phép lai kinh tế
 + áp dụng với lợn và trâu bò
- Lai kinh tế : Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
- vì con lai kinh tế là con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Ví dụ : SGK lai lợn
-Móng cái - Đại bạch -> lợn con mới sinh tăng 0,8 kg. Tăng trưởng nhanh
4. Kiểm tra đánh giá
- Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Phương pháp tạo ưu thế lai
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài trả lời 3 câu hỏi SGK 104
 - Đọc bài các phương pháp chọn lọc.
	
Ngày soạn: 
Ngày giảng:9A: Tiết: 9B: Tiết:
Tiết 39 : Các phương pháp chọn lọc
I. Mục tiêu
- Học sinh nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần, chọn loạt hàng loạt nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này.
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu nhược điểm của phương pháp này.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh thảo luận nhóm.
- giáo dục thái độ yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
 GV:Tranh hình 36-1-2 SGK
 HS: Vở ghi + SGK
III. Hoạt động dạy học 
1. Tổ chức
 9A: 9B:
2.Kiểm tra
- Ưu thế lai là gì ? Cơ sơ di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
- Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được biểu hiện như thế nào.
3. Bài mới 
*Mở bài 
* Phát triển bài :
	Hoạt động 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống là gì? 
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- Học sinh nghiên cứu SGK 105 trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh thảo luận.
 Yêu cầu:
-Nhu cầu của con người.
-Tránh thoái hoá.
HS khái quát kiến thức,đại diện học sinh trả lời.
- Kết luận: 
+ chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt luôn thay đổi của người tiêu dùng.
+ Nhằm tạo ra giống mới cải tạo giống cũ.
Hoạt đông 2: Phương pháp chọn lọc trong chọn giống 
- Thế nào là chọn giống hàng loạt? tiến hành như thế nào? 
ví dụ: Khi người nông dân chọn lúa chọn những khoảng ruộng tốt nhất thu hoạch ruộng để làm giống cho cụ sau.
* Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp này.
So sánh chọn lọc lần 1 chọn lọc lần 2 và chọn lọc hàng loạt. Giống và khác nhau như thế nào?
 - Thế nào là chọn lọc cá thể ? Tiến hành như thế nào?
- Hãy cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp này.
Giáo viên mở rộng:
- Chọn lọc cá thể đối với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.
- Với cây giao phối phải chọn lọc nhiều lần.
- Với vật nuôi phải kiểm tra được giống đợt sau.
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp chon lọc.
- Học sinh đọc SGK hình 36-1 trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận nhóm.
Yêu cầu:
-Định nghĩa.
-Ưu điểm: đơn giản.
-Nhược điểm: Không kiểm tra được kiểu gen.
-Yêu cầu: Sự sai khác giữa chọn lọc lần 1 và lần 2.
-HS trao đổi thống nhất ý kiến.
-Đại diện nhóm trình bày.
HS rút ra kết luận.
 *Kết Luận:
1-Chọn lọc hàng loạt:
- Trong quần thể vật nuôi hay cây trồng. Dựa trên kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
- Tiến hành : Gieo giống khởi đầu chọn lọc cây ưu tú và hạt thu hoạch chúng để giống cho vụ sau. So sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.
* Ưu điểm: Đơn  ...  1 số ít sống tự do 
- Cơ thể phân đốt có thể xoang, ống tiêu hoá phân hó bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên tơ hoặc hệ cơ: Hô hấp qua da hoặc mang.
- có số loài lớn chiếm 2/3 loài, có 3 lớp lớn : giáp xác, hình nhện, sâu bọ, các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Có bộ xương ngoài bằng ki tin
- Các lớp chủ yếu : cá- lưỡng cư- bò sát- chim có bộ xương trong, trong đó có cột sống. Các hệ cơ quan phân hóa và phát triển, đặc biệt là hệ thần kinh. 
Bảng 64. 5 Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống
Lớp
Đặc điểm
Cá
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
- Sống hoàn toàn dưói nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm thụ tinh ngoài. Là động vật biến nhiệt.
- Sống nửa nước nửa cạn, da trần và ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chân; hô hấp bằng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn. TT chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước. Nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt.
- chủ yếu là sống trên cạn, da có vảy sừng khô, cổ dài phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn TT trừ cá xấu, máu đi nuôi cơ thể là máu pha,có cơ quan giao phối.
- Có lông vũ,chi trước biến thành cánh, phổi có mang ống khô,có túi khí và tham gia vào hô hấp. Tim 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, trứng lớn. Có vỏ đá vôi được ấp và nở ra con nhờ nhiệt độ của chim bố và mẹ là động vật hằng nhiệt độ.
- Có lông mao, răng phân hoá ( Cửa, nanh, hàm ) tim 4 ngăn. Não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa. Là động vật hằng nhiệt 
2, Tiến hoá của thực vật và động vật
a, Phát sinh và phát triển của giới động vật
- GV cho HS điền các cụm từ tương ứng với các nhóm động vật vào đúng vị trí của cây phát sinh.
- GV gọi HS lên bảng điêng
- GV nhận xét cho đáp án
- HS điền cụm từ 1-2,3.......
- Gọi HS lên bảng điền
* Đáp án :
1, Các cơ thể sống đầu tiên
2, Tảo nguyên thuỷ
3, Các thực vật ở cạn đầu tiên
4, Dương xỉ cổ 5, Tảo 6, Rêu
7, Dương xỉ 8. Hạt trần 9, Hạt kín
b, Sự tiến hoá của giới động vật
- GV : Hãy sắp xếp các ngành động vật tương ứng với sự tiến hoá của chúng bảng 64.6
- GV gọi HS lên bảng điền 
GV đưa đáp án đúng
- HS điền bảng
- Đại diện nhóm lên bảng điền
* Đáp án : 1d, 2b, 3a, 4e, 5c, 6i, 7g, 8b
4, Kiểm tra đánh giá
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm
5, Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung bảng 65.1.5
Ngày soạn:
Ngày giảng:9A: Tiết: 9B: Tiết:
Tiết 69 : Tổng kết chương trình toàn cấp
I, Mục tiêu
1, Kiến thức
- Như tiết 69 : HS hệ thống hóa kiến thức về sinh học cá thế và sinh học tế bào
2, Kĩ năng
- Kĩ năng tư duy- so sánh tổng hợp- khái quát hoá
3, Thái độ
- Giáo dục ý thức ôn tập tốt
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ- phiếu học tập bảng 65.1-5
III, Hoạt động dạy học
1, Tổ chức:9A: 9B:
2, Kiểm tra:- Thực hiện trong giờ
3, Bài mới
GV cho HS điền các nội dung phù hợp bảng 65.1-65.5
III, Sinh học cơ thể
1, Cây có hoa
 	Bảng 65.1 Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Cơ quan
Chức năng
Rễ
Thân
Lá
Hoa
Quả
Hạt
- Hấp thụ nước và muối khoáng
- Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây.
- thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ có cho cây. Trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước.
- Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả.
- Bảo vệ hạt góp phần phát tán
- Nảy mầm tạo cây con – Duy trì phát triển nòi giống 
 2, Cơ thể người
Bảng 65.2 Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động
Tuần hoàn
Hô hấp
Tiêu hóa
Bài tiết
Da
Hệ thần kinh và giác quan
Tuyến nội tiết
Sinh sản
- Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể cử động và di chuyển.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng ôxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào đến hệ bài tiết.
- Thực hiện lệnh trao đổi khí với môi trường ngoài, nhận O2 thải khí CO2.
- Phân giải chất hữu cơ phức tạp tới chất đơn giản.
- Thải ra ngoài cơ thể chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
- Cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
- Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn.
- Điều hoà cá quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch.
- Sinh con duy trì nòi giống . 
 II, Sinh học tế bào
1, Cấu trúc tế bào
- GV cho HS điền nội dung phù hợp vào bảng 65.3
Bảng 65.3 Chức năng các bộ phận tế bào
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bào
Màng tế bào
Chất tế bào
Ti thể
Lục lạp
Riboxôm
Không bào
Nhân
- Bảo vệ tế bào
- Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào
- Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
- Thục hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào
- Tổng hợp các chất hữu cơ
- Tổng hợp Protêin
- Chứa dich tế bào
- Chứa vật chất di truyền bằng điều khiển mọi hoạt động sống của TB 
2, Hoạt động sống của tế bào
Bảng 65.4 Các hoạt động sống của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Trao đổi chất qua màng
Quang hợp
Hô hấp
Tổng hợp Protêin
- Đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng phát triển của tế bào
- Tổng hợp chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng
- Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
- Tạo Protêin cung cấp cho tế bào
3, Phân bào
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
- NTS co ngắn đóng xoắn và đính và thoi phân bào ở tâm động
- NST kép co ngắn đóng xoắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc bắt chéo
- NST co ngắn thấy rõ số lượng NST kép đơn bội
Kì giữa
- Các NST kép co ngắn cực đại và xếp -> 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp -> 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động -> 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
Cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào
Từng NST kép tách nhau ở tâm động -> 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
Kì cuối
Các NST nằm trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ
Các NST kép nằm trong nhân với 1 số lượng n ( kép) = 1/2 tế bào mẹ
N các NST đơn nằm trong nhân với số lượng = n 
( NST đơn)
4, Củng cố kiểm tra
- GV cho HS nhớ các nội dung trong bài
5, Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị hoàn thành nội dung bảng 66.1.5 SGK 196-197
Ngày soạn:
Ngày giảng:9A: Tiết: 9B: Tiết:
Tiết 70 : Tổng kết chương trình toàn cấp
I, Mục tiêu
1, Kiến thức
- HS hệ thống hoá được kiến thức về sinh học cơ bản phần di truyền và biến dị SV và môi trường.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế
2, Kĩ năng:- Kĩ năng hoạt động nhóm, tư duy, tổng hợp kiến thức
3, Thái độ:- Giáo dục ý thức ôn tập tốt
II, Chuẩn bị:
- Các bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung các bảng 66.1-5SGK
III, Hoạt động dạy học
1, Tổ chức:9A: 9B: 
2, Kiểm tra:- Thực hiện trong giờ
3, Bài mới 
 II, Di truyền và biến dị
1, Cơ sở vật chất và cơ chế của sự di truyền
- GV cho học sinh thảo luận nhóm ghi ý kiến vào bảng trước giờ
- Gọi HS lên bảng điền, các nhóm khác bổ xung
- GV nhận xét đưa đáp án đúng.
Bảng 66.1 Cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử ADN
ADN-> ARN-> Protêin
Tính đặc thù của Protêin
Cấp tế bào NST 
 Tế bào
- Nhân đôi , phân li tổ hợp
- Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
- Bộ NST đặc trưng của từng loài
- Con giống bố mẹ
 	Bảng 66.2 Các quy luật di truyền
Tên định luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
 Phân li
F2 : có tỉ lệ kiểu hình 3: 1
Phân li và tổ hợp cảu các cặp gen tương ứng
Xác định tính trội thường là tốt 
Phân li độc lập
F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
Phân li độc lập tổ hợp tự do của các gen tương ứng
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền 
 giải thích
ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái là 1:1
Phân li tổ hợp của các NST giới tính
Điều khiển tỉ lệ đực cái
Di truyền liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
Tạo sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng có lợi
3, Biến dị
Bảng 66.3 Các loại biến dị
Biến dị
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P
Nhữn biến đổi về cấu trúc,số lượng của ADN và NST khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến
Những biến đổi ở kiểu hình của 1 kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
Nguyên phân
Phân li tổ hợp và độc lập tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh
Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể của ADN và NST
ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong biến đổi kiểu gen không do sự biến đổi
Tính chất và vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được là ngliệu cho chọn giống và tiến hoá
Mang tính cá biệt ngẫu nhiên có lợi di truyền được là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
Mang tính đồng loạt, định hướng có lợi, không di truyền được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể 
4, Đột biến
	Bảng 66.4 Các loại đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN nhưng thường tại một điểm nào đó
Mất, thêm , chuyển, thay thế một cặp nucleotit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất- Lặp- Đảo- Chuyển đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
 VI, Sinh vật và môi trường
1, Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống
- GV đưa đáp án
- HS tìm các cụm từ điền vào ô trống thay 1 . 2. 3
- Đáp án : 
1, Các cấp độ tổ chức sống
2, Cá thể 3, Quần thể 4, Quần xã
5, Con người 6, Hữu sinh 7 , Vô sinh
8, Các nhân tố sinh thái 
 9, Môi trường 
Bảng 66.5 Đặc điểm quần thể quần xã và hệ sinh thái
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
Bao gồm những cá thể cùng loài,cùng sống trong một khu vực nhất định ở một thời điểm nhất định giao phối tự do với nhau -> thế hệ mới 
Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định,có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau
Bao gồm quần xã và khu vực sống của nó, Trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau với các nhân tố vô sinh -> hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
Đặc điểm 
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ, giới tính, thành phần tuổi. Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể kiểu động theo chu kì
Có tính cơ bản về số lượng và thành phần các loài luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng SH về số lượng cá thể
Có mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng, qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng SH được vận dụng chuyển qua các bậc chất của chuỗi thức ăn -SV- SVTT- SV phân giải
4, Củng cố kiểm tra
- GV cho HS hệ thống hoá các nội dung bảng
5, Hướng dẫn về nhà
- Ôn toàn bộ chương trình sinh hoc 9

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9(80).doc