Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ
- Mô tả được cấu tạo của ARN.
- Xác định được chức năng của ARN.
- Phân biệt được ARN với AND.
- Nắm được quá trình tổng hợp ARN.
TUẦN:9 Ngày soạn :02/10/2010 TIẾT :17 Ngày giảng:05/10/2010 BÀI 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học xong bài này hs sẽ - Mô tả được cấu tạo của ARN. - Xác định được chức năng của ARN. - Phân biệt được ARN với AND. - Nắm được quá trình tổng hợp ARN. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng qua sát và phân tích hình vẽ để thu nhận thông tin . - Rèn kĩ năng hoạt động hợp tác theo nhóm. 3. Thái độ : -GD thế giới quan duy vật biện chứng, cấu tạo phù hợp với chức năng. II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to hình 17 SGK. - Bảng phụ ghi đáp án bảng 17 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ: AND tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? 2. Bài mới Mở bài: ARN cũng như ADN thuộc loại axit nucleic . Chúng có liên quan đến nhau không? ARN có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng được tổng hợp ra sao? 3. Phát triển bài Hoạt động 1 : TÌM HIỂU ARN. * Mục tiêu: - HS mô tả được cấu tạo của ARN. * Thực hiện : Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh vẽ phóng to hình 17 cho HS quan sát và giải thích cho HS rõ: + ARN cũng như ADN thuộc loại axit nucleic và được chia làm 3 loại: - mARN có vai trò truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein cần tổng hợp. - tARN có chức năng vận chuyển axiamin tương ứng tới nơi tổng hợp protein. - rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom. - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK mục I để nêu thành phần hoá học của ARN? Đồng thời thực hiện s mục I SGK. - Yêu cầu HS lên bảng để điền vào bảng phụ. - HS quan sát và giải thích cho HS rõ: cấu tạo và chức năng của 3 loại ARN. - HS thu nhận thông tin trong SGK và thông tin do GV cung cấp. * ARN cũng được cấu tạo từ C, H, O, N và P tthuộc loại đại phân tử nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN . 4 loại đơn phân: ađenin (A) ; guanin (G) ; xitozin (X) ; uranin (U). * Đáp án: Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A, U, G, X. A, T , G, X. * Tiểu kết: I/ ARN. - ARN đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nucleotit thuộc 4 loại : A, U, G, X tạo thành chuỗi xoắn đơn. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU SỰ TẠO THÀNH ARN. * Mục tiêu: - Nắm được quá trình tổng hợp ARN. * Thực hiện: Hoạt động GV Hoạt động của HS - YC HS quan sát hình 17.2 SGK đồng thời kết hợp với các thông tin trong SGK để trả lời các câu hỏi: - H:ARN được tổng hợp từ 1 hay 2 mạch đơn của gen? - H:Các loại nucleotit nào liên kết với nhau trong quá trình hình thành mạch ARN? - H: Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch đơn của gen? - GV dựa vào hình 17.2 SGK, giải thích cho HS rõ : + Khi bắt đầu tổng hợp ARN , gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn , đồng thời các nucleotit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với các nucleotit tự do từ môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch ARN. + Khi kết thúc phân tử ARN được hình thành, tách khỏi gen đi ra chất tế bào để thực hiện chức năng của nó. - HS quan sát hình 17.2 SGK đồng thời kết hợp với các thông tin trong SGK để thảo luận trả lời các câu hỏi. - ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen ( gọi là mạch khuôn). - Trong quá trình hình thành mạch ARN, các nucleotit trên mạch khuôn của AND và môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS ( A-U ; T -A ; G-X ; X-G). - Trình tự các loại đơn phân trên ARN giống với trình tự mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác là T được thay bằng U. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động . - Chú ý nghe và thu nhận thông tin SGK. * Tiểu kết: II. ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO? - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và diễn ra theo NTBS. Do đó , trình tự các nu trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nu trên mạch ARN. 4. Kiểm tra đánh giá: Trả lời câu hỏi sgk 5. Dặn dò: - Về Nhà học bài trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. * Rút kinh nghiệm: . . .
Tài liệu đính kèm: