Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1: Di truyền và biến dị

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1: Di truyền và biến dị

Học xong bài học này Hs nắm được:

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của di truyền học.

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen.

- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học

 2. Kỹ năng :

 - Quan sát và phân tích tình hình.

 

doc 141 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 1: Di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15.08.2010 
Tuần 1
Di truyền và biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của men đen
 Tiết1 - Bài 1: Menđen và di truyền học
I. Mục tiêu 
Học xong bài học này Hs nắm được:
1. Kiến thức: 
- Học sinh trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen.
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học
 2. Kỹ năng :
 - Quan sát và phân tích tình hình.
 - Phát triển tư duy phân tích so sánh.
 3. Thái độ:
 Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học 
	GV: Tranh phóng to hình 1.2 
	HS: Xem qua nội dung bài mới
III Hoạt động dạy - học
 A . Giới thiệu chương trình sinh 9(3 phút )
	Giới thiệu bài 
 B . Bài mới:
Hoạt động 1: tìm hiểu về Di truyền học(15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
Một em bé mới sinh ra sau lời chúc mẹ tròn con vuông sẽ là những câu nói gì sau đó: (Đặc điểm giống bố, mẹ là hiện tượng di truyền. Đặc điểm khác bố, mẹ đó là đặc điểm biến dị)
- GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập mục. - Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào? Thế nào là di truyền, biến dị? Trình bày nội dung và ý nghĩa của di truyền học?
I. Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ ở nhiều chi tiết. 
- Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với qúa trình sinh sản.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2. (15 phút )
tìm hiểu Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động dạy – học
Nội dung
GV: Menđen là người đầu tiên vận dung phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền và phương pháp nghiên cứu của Menđen gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai. HS quan sát hình1.2:
- Có bao nhiêu cặp tính trạng được ông nghiên cứu ?
- Nêu đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lại (Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng).Vì sao Men đen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
 - Nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen? Nội dung cơ bản của phương pháp?
- Vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu? (dễ trồng, dễ tạo dòng thuần - cây lưỡng tính tự thụ phấn nghiêm ngặt, phân biệt rõ ràng về các tính trạng tương phản)
II. Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học
- Từng cặp tính trạng đem lai có 2 trạng thái tương phản, trái ngược nhau. 
+ Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai vì: Thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền các cặp tính trạng
- Phương pháp nghiên cứu của Menđen là phân tích các thế hệ lai.
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra định luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu. 
Hoạt động 3. (10 phút )
tìm hiểu Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản 
của di truyền học
Hoạt động dạy – học
Nội dung
HS ghi nhớ một số thuật ngữ = > ghi nhớ kiến thức.
GV: Màu sắc của mắt, chiều cao thân... theo thuật ngữ sinh học gọi là gì?
Tập hợp tất cả các tính trạng gọi là gì?
- Hai tính trạng trái ngược nhau gọi là gì? Lưu ý: Tính trạng tương ứng chứ không phải là hoàn toàn tương phản vẫn được dùng để phân tích di truyền như mắt đen và mắt xanh hay mắt nâu.
- Kiểu hình được biểu hiện nhờ đâu?
 Yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa 
GV giới thiệu một số ký hiệu. Em hiểu như thế nào trong cách viết sau:
	 P: hạt vàng x hạt xanh
 	 F1: Hạt vàng
III. Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học
A -Thuật ngữ 
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của 1 cơ thể. Ví dụ: ...
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng: thân cao và thân thấp
- Nhân tố di truyền: Quy định các tính trạng của sinh vật. Sau này còn gọi là gen. Ví dụ:...
 - Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặ tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước
B - Ký hiệu : -P: Cặp bố mẹ 
 -x: Ký hiệu phép lai 
 - G: Giao tử (♂, ♀)
 - F: Thế hệ con (F1: Thế hệ thứ nhất, F2: Thế hệ thứ hai)
Kết luận chung: HS đọc SGK
C. Kiểm tra - đánh giá (12phút )
Trình bày nội dung, phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “ Cặp tính trạng tương phản ”: 
Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống:
Di truyền học nghiên cứu.........1, ...............2, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho........3 và y học, đặc biệt trong công nghệ sinh học hiện đại.
	Đáp án:	1: cơ sở vật chất
	2: cơ chế
	3: khoa học chọn giống
D. Dặn dò : (6 phút )
 Học bài theo nội dung sgk
 Kẻ bảng 2 trang 8 vào sách bài tập 
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngày soạn 17.08.2010 
Tuần 1
Tiết 2 - Bài 2: Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu 
	Học xong bài học này HS cần nắm
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, dị hợp 
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
- Giải thích được thí nghiệm theo quan điểm của Menđen 
2. Kĩ năng:
 Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy logic.
3. Thái độ:
 Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hs
II Đồ dùng dạy - học
	GV: Tranh phóng to H2.1; 2.3 Sgk
	HS: Kẻ trước bảng phụ vào vở, xem qua bài mới
III Hoat động dạy và học 	 
A. Bài cũ(6 phút )
1. Biến dị, di truyền là gì? ý nghĩa của nó.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu của Menđen.
B. Bài mới
Giới thiệu nội dung của chương, của bài
hoạt động 1: tìm hiểu Thí nghiệm của Menđen(15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát tranh 2.1, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành thí nghiệm.
 Sử dụng bảng 2 để ghi nhớ các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. HS hoàn thiện bảng 2 
+GV: Tập hợp các tính trạng hoa đỏ, hoa trắng, thân cao...gọi là kiểu hình. Nhận xét kiểu hình ở F1, F2 
- ở cột 1 người ta không ghi rõ kiểu hình nào thuộc bố kiểu hình nào thuộc mẹ điều này có nghĩa gì (Thay đổi vị trí các giống làm cây bố hay mẹ thì kết quả phép lai không thay đổi)
HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1: Đồng tính 
2: 3 trội :1 lặn 
Phát biểu nội dung của quy luật phân ly?
I. Thí nghiệm của Menđen
A – Các khái niệm :
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể 
- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 (cặp nhân tố di truyền quyết định thường kí hiệu chữ cái in hoa - AA)
- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2  mới được thể hiện. (cặp nhân tố di truyền quyết định thường kí hiệu chữ cái thường - aa)
B – Thí nghiệm
- Lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tinh trạng tương phản 
P: Hoa đỏ x Hoa trắng 
F1: Hoa đỏ 
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 
C – Nội dung 
- Nội dung của quy luật phân li: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về một căp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 phân ly theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
hoạt động 2. (15phút )Menđen giải thích kết qủa thí nghiệm
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hòa hợp
GV tóm tắt hình 2.3, giải thích: Kiểu hình hoa đỏ do nhân tố di truyền (cặp gen) AA quyết định sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong quá trình thụ tinh tạo ra kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
HS làm bài tập
- Tại sao lại có tỷ lệ 3 hoa đỏ: 1hoa trắng?
Vì Tổ hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA 
GV chốt lại kiến thức 
II. Menđen giải thích kết qủa thí nghiệm
- Theo Menđen :
+ Mỗi cặp tính trạng do cặp nhân tố di truyền quyết định.
 + Quá trình phát sinh giao tử (G) có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền: 
 + Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh
- Cơ chế di truyền các tính trạng: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
- Kết luận chung: HS đọc kết luận sgkC(2phút )
. Kiểm tra- đánh giá (8phút )
1-Trình bày nội dung, phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
2- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh họa
3- Hướng dẫn Hs làm bài tập 4
4- Màu lông do 1 gen quy định. Khi lai cá thể lông trắng với lông đen đều thuần chủng thu được F1 đều có màu lông xanh da trời. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả kiểu hình là:
	A. 1 lông xanh da trời : 1 lông đen : 1 lông trắng
 B. 2 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
	C. 2 lông xanh da trời : 1 lông đen : 1 lông trắng
	D. 1 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng
 D. Dăn dò 
Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3, sgk
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:..............................................................................
Tuần 2
Ngày soạn: 20.08.2010
Tiết 3 - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
I . Mục tiêu:
Học xong bài học này Hs cần nắm
1. Mục tiêu:
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải thích được vì sao quy luật phân ly chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Phát triển tư duy lý luận như phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm. 
- Luyện kỹ năng viết sơ đồ lai.
3. Thái độ:
	- Có thái độ yêu thích môn học.
II . Đồ dùng dạy - học
GV: - Bảng phụ viết bài tập điền khuyết trang 1 ...  dân định cư - bảo vệ rừng đầu nguồn.
 Phát triển dân số hợp lý - giảm áp lực về tài nguyên.
 Tuyên truyền bảo vệ rừng - toàn dân cùng tham gia bảo vệ.
b. Bảo vệ hệ sinh thái biển 
 Bảo vệ bãi cát ( nơi rùa hay đẻ trứng ) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.
 Tich scực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt.
 Xử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông biển.
 Làm sạch bãi biển.
 c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp.
 Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
 Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp: 
 Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp.
 Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới có năng suất cao. 
1. Hoạt động tìm hiểu Sự cần thiết ban hành luật (10phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa - trao đổi nhóm hoàn thành nội dung cột 3 bảng 61 trang 184.
 Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Néu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào? 
 Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường.
 Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở việt nam. (5 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Giáo viên giới thiêu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, phạm vi bài học nghiên cứu chương II và III.
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III của luật bảo vệ môi trường.
 Trình bầy sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm.
 Liên hệ: Em đã thấy sự cố môi trương chưa và em đã làm gì?
 Giáo viên lưu ý thêm: Tất cả các thành viên làm tổn hại đến môi trường của cá nhân, tập thể, đều phải bồi thường thiệt hại.
 Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường.
 - Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.
 - Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lý chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
 - Cấm nhập khẩu chất thải.
 - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
 Khắc phục suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường: Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên ( nếu ở mức quan trọng ) để xử lý.
3. Trách nhiệm của mỗi người trong viêc chấp hành luật abỏ vệ môi trường. (5 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi SGK trang 185.
 Yêu cầu nêu được:
 Tìm hiểu luật.
 Việc cần thiết phải chấp hành luật.
 Tuyên truyền dưới nhiều hình thức.
 Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
 Giáo viên liên hệ:
 ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểu được và thực hiện tốt cho nên môi trường được bảo vệ và bền vững. Ví dụ: ở SinhGaPo nếu vứt mẫu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
 Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
 Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
D. Dặn dò.
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường ở việt nam 
VI. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn:14/4/2010
Tuần : 32 Tiết 64 
Bài 61: thực hành : Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: 
	Học sinh hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường.
	Nắm được những nội dung chính cảu chương II và III trong luật bảo vệ môi trường.
	Tìm hiểu cơ bản luật bảo vệ môi trường ở việt nam 
Rèn kỹ năng tư duy lô gíc, kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
	Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	Học sinh và giáo viên tìm đọc cuốn:" Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn ".
III. Tiến trình giờ học:
A. Bài cũ(5 phút )
1. Vì sao cần ban hành luật bảo vệ môi trường ở việt nam 
B. Bài mới
1. Hoạt động1 tìm hiểu ban hành luật của nhà nước (15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Học sinh nghiên cứu sách giáo , khoa sách tham khảo - trao đổi nhóm hoàn thành nội 
- luật bảo vệ môi trường được nhà nước việt nam ban hành măm nào ? 
HS : tham khảo trả lời câu hỏi . hs khác bổ sung , giáo viên hướng dẫn 
2. Tìm hiểu một số hành vi vi pham luật bảo vệ môi trường (15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
Nêu một số hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trườngd trách nhiệm của các cơ quan luật pháp trfong việc xử lý việc vi phạm trên 
HS : phát biểu ý kiến , học sinh khác bổ sung 
.
3. Trách nhiệm của học sinh trong việc tìm hiểu luật và tuyên truyền luật (5 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
HS : phải làm gì để hiểu về luật bảo vệ môi trường 
GV nhận xét bổ sung ý kiến 
HS : thảo luận đưa ra ý kiến .
C. Kiểm tra đánh giá báo cáo nội dung thực hành (10 phút )
	Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?
	bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
VI. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn:18/4/2010
Tuần : 33 Tiết 65 
bài tập
I. Mục tiêu: 
	Học sinh thông qua làm bài tập khắc sâu kiến thức 
	Rèn kỹ năng tư duy lô gíc, kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
	Giáo dục nâng cao ý thức yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	Học sinh ôn lại kiến thức đã học ".
III. Tiến trình giờ học:
A. Bài cũ(5 phút )
1.- Nêu ý nghĩa của việc ban hành luật bảo vệ môi trường 
B. Bài mới
1. Hoạt động1 (15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- Nêu kết quả lai một cặp tính trạng của Men đen , viết sơ đồ lai đến F2
 -Nêu nội dung lai hai cặp tính trạng 
, kết quả đến F2 
Viết đoan mạch bổ sung của mạch ADN
-A-T-G-X-T-A-X-X-G-T-A-X-X –
HS làm một số bài tập lai một cặp tính trạng và hai cặp tính trạng 
? giải thích cơ chế của sự phân hóa giới tính 
: F2 2 Aa1AA ,1aa
9:3:3:1
Mạch bổ sung 
-T-A-X-G-A-T-G-G-X-A-T-G-G-
 P: XX x XY
G: X X , Y
F1 1XX 1XY
2-Câu hỏi bài tập (15 phút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
? Nêu đặc điểm khác nhau giữa quan hệ cùng loài với quan hệ khác loài ? 
HS trả lời câu hỏi học sinh khác nhận xét bổ sung 
? Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở điểm nào ? tháp dân số có ý nghĩa gì 
? Quần xã và quần thể phân biệt với nhau bằn mối quan hệ cơ bản nào 
? lấy ví dụ về chuỗi thúc ăn và nêu rõ các thành phần của một chuỗi thức ăn
Nêu nghững hoạt động chủ yếu của con người gây ô nhiễm môi trường . biện pháp khác phục 
 HS : Trả lời các câu hỏi trang 190
 - Quan hệ hỗ trợ , quan hệ cạnh tranh 
- quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch 
 - Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vật khác khônh có : xã hội ,kinh tế . văn hóa ,lao động ,đặc biệt con người có tgư duy có khả nâưng trừu tượng hóa 
- tháp dân số cho chúng ta biết tình hình dân số của một nước, tỉ lệ dân số già ,trẻ , tỉ lệ tăng dân số hàng năm 
 - Quần xã sinh vật quan hệ cơ bản đối vói ngoai cảnh , các loài trong quần xã luôn có mối quan hệ khác loài với nhau thông qua chuỗi thức ăn , lưới thức ăn 
- trong quần thể chủ yếu là mối quan hệ cùng loài 
 Sinh vật sản xuất . sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3
- Sinh vật phân giải 
3. Trách nhiệm của mỗi người trong viêc chấp hành luật bảovệ môi trường. (10hút )
Hoạt động dạy - học
Nội dung
 Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi SGK trang 185.
 Yêu cầu nêu được:
 Tìm hiểu luật.
 Việc cần thiết phải chấp hành luật.
 Tuyên truyền dưới nhiều hình thức.
 Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
 Giáo viên liên hệ:
 ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểu được và thực hiện tốt cho nên môi trường được bảo vệ và bền vững. Ví dụ: ở SinhGaPo nếu vứt mẫu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
 Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
 Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
C. Kiểm tra đánh giá(5 phút )
I. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn:20/4/2010
Tuần : 33 Tiết 66 
ôn tập
I. Mục tiêu: 
	Học sinh thông qua ôn tập cũng cố và khắc sâu kiến thức 
	Rèn kỹ năng tư duy lô gíc, kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
	Giáo dục nâng cao ý thức yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	Học sinh ôn lại kiến thức đã học ".
III. Tiến trình giờ học:
A. Bài cũ(5 phút )
1.- Nêu ý nghĩa của việc ban hành luật bảo vệ môi trường 
B. Bài mới
1. Hoạt động1 hệ thnống hóa kmín thức (15 phút )
Môi trường
Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
ví dụ minh họa
Nhân tố sinh thái
Nhóm thục vật
Nhóm động vật
Quan hệ
Cùng loài
khác loài
Khái niệm 
Định nghiã 
ví dụ minh họa
Các đặc trưng 
Nội dung cơ bản 
ý nghĩa sinh thái 
Các dấu hiệu 
Các chỉ số 
Thể hiện 
Số lượng các loài trong quần xã 
Thành phần loài trong quần xã
HS : hoàn thành các bảng trong sác giáo khoa 
Hoạt động ; 2 câu hỏi và bài tâp
Học sinh trả lời các câu hỏi trong (SGK ) trang 190 
C. Kiểm tra đánh giá(5 phút )
I. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 9(11).doc