Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được khái niệm ưu thế lai, cở sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
- Xác định được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai.
- Nêu được khái niệm lai k.tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
Tuần 20 Ngày soạn: 20/12/2009 Tiết 38 Ngày dạy: 5/1/2010 Bài 35: ƯU THẾ LAI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu được khái niệm ưu thế lai, cở sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. - Xác định được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai. - Nêu được khái niệm lai k.tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 35 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ lại gây hiện tượng thoái hóa giống? Cho ví dụ. - Mục đích của tự tụ phấn và giao phối gần trong chọn giống? Bài mới: Hoạt động 1 TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI - Nêu câu hỏi: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ. - Theo dõi nhận xét và xác nhận đáp án đúng. - Nhấn mạnh: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Tuy nhiên, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. - Quan sát tranh, đọc mục I SGK trao đổi theo nhóm để xác định câu trả lời. - Một vài HS (do GV chỉ định) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, HS khác bổ sung, để cùng xây dựng được đáp án chung của lớp. Đáp án: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội giữa hai bố mẹ. Ví dụ: Cây và bắp ngô của con lai F1 vượt trội cây và bắp ngô của 2 cây làm bố mẹ (2 dòng tự thụ phấn). Hoạt động 2 TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ƯU THẾ LAI - Nêu vấn đề: Người ta cho rằng, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ơû hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. - Khi lai chúng với nhau, các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở F1. Ví dụ: P: AAbbCC x aaBBcc F1: AaBbCc Ở các thế hệ sau cặp gen dị hợp giảm dần, ưu thế lai cũng giảm dần. + HS theo dõi GV giảng giải, rồi thảo luận theo nhóm trả lời 2 câu hỏi của s SGK. - Tại sao khi lai giữa 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? - Tại sao ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ? + Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được: * Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1. * Ở thế hệ F1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần. Vì ở F1 tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dần. Hoạt động 3 TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở giống cây trồng. * Yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để nêu lên được phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng. * Cho HS nêu một vài ví dụ. - Ở ngô đã tạo được giống ngô lai F1 năng suất tăng 20 – 30%. - Ở lúa tạo được giống lúa lai F1 năng suất tăng 20 – 40%. * GV lưu ý thêm: Người ta còn dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và giống mới. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. * Giải thích: Ở vật nuôi, để tạo ưu thế lai, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế, tức là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm (không dùng làm giống). * Áp dụng phương pháp này, Việt Nam thường dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi giống của mẹ, có sức tăng sản của bố. - Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. - Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu lên được các phương pháp đúng: Đối với thực vật, người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. - Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống? - Đại diện một vài nhóm HS (được GV chỉ định) báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác bổ sung. - Dưới sự chỉ đạo của GV, HS cả lớp phải nêu lên được: * Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. * Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì: con lai kinh tế là con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai thể hiện rõ nhất, sau đó gảm dần qua các thế hệ. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được khái niệm ưu thế lai, nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và phương pháp tạo sự ưu thế lai. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. ð Câu 1. * Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau: 1. Ưu thế lai là gì? o a. Con lai F1 khoẻ hơn, s.trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt. o b. Các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn so với bố mẹ. o c. Có khả năng sinh sản vượt trội so với bố mẹ. o d. Cả a và b. 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì? o a. Các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất..) do nhiều gen trội quy định. o b. Ở cả hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. o c. Khi cho chúng lai với nhau, chỉ có các gen trội được b.hiện ở con lai F1. o d. Cả a, b và c. Đáp án: 1.d; 2.d. * Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép.. ð Câu 2. Đối với cây trồng, người ta dùng các phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai, nhưng phương pháp khác dòng được áp dụng nhiều hơn. ð Câu 3. Nội dung trả lời đã được thực hiện theo lệnh trong bài. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? 2. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao? 3. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ. !!!&!!!
Tài liệu đính kèm: