Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 18 - Tiết 35: Kiểm tra học kì I

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 18 - Tiết 35: Kiểm tra học kì I

. Kiến thức :

- Củng cố lại các kiến thức đã học.

- Kiểm tra lại khả năng nhận thức của bản thân

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 18 - Tiết 35: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Củng cố lại các kiến thức đã học.
- Kiểm tra lại khả năng nhận thức của bản thân
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề kiểm tra đã được chuẩn bị trước.
Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức.
III/ ĐỀ KIÊM TRA 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm ) Khoanh tròn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1: Đặc diểm di truyền của bệnh Đao là do:
a. Có 3 NST 21. 
 b. Mất 1 đoạn NST 21.
c. Một đột biến gen lặn gây ra.
d. Chỉ có 1 NST giới tính.
Câu 2 Trong nguyên phân NST ở kỳ giữa:
Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Bắt đầu co ngắn đóng xoắn.
Phân li về 2 cực của tế bào.
Tự nhân đôi.
Câu 3 Yếu tố nào sau đây quyết định tính đặc trưng của phân tử Prôtêin ?
 a. Số lượng và thành phần các axít amin. 
 b. Trình tự sắp xếp của các axít amin. 
 c. Cấu trúc không gian và số chuỗi axít amin. 
 d. Cả 3 câu a, b, c.
Câu 4 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng :
 a. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. 
 b Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
 c. Thêm hoặc mất một nhiễm sắc thể thuộc một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
 d. Cả a, b và c.
B PHẦN TỰ LUẬN(8 điểm)
Câu1 Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Giải thích vì sao ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ? ( 3 đ )
Câu.2 Phân biệt thường biến với đột biến. ( 2 đ)
Câu.3 Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào ? ( 3đ )
*ĐÁP ÁN 
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM(2điểm)
Câu 1 ý a
Câu 2 ý a
Câu 3 ý d
Câu 4 ý b
B/PHẦN TỰ LUẬN(8điểm)
Câu1 
 * Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
- Quá trình tự nhân đôi của ADN: Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần và các Nuclêôtit trên mạch đơn vừa tách lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới.Khi quá trình kết thúc 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này phân chia cho 2 tế bào con thông qua quá trình phân bào.
- Có sự tham gia của một số enzim và một số yếu tố khác...
* Giải thích vì sao ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ .
 Vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:
+ Dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
+ NTBS: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại 1 nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 2: Phân biệt thường biến với đột biến
Thường biến 
- Là biến đổi kiểu hình không liền quan 
 tới kiểu gen, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Không di truyền.
- Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
- Đa số có lợi cho cơ thể sinh vật.
Đột biến 
-Là biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( NST, ADN)
- Di truyền được cho các thế hệ sau.
-Biến đổi riêng rẻ không theo hướng xác định , xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
- Đa số có hại cho cơ thể sinh vật
Câu 3: 
Cấu trúc không gian của ADN 
ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ.
Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô tạo thành cặp.
Mỗi chu kỳ xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit.Đường kính vòng xoắn là20A0.
các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS, trong đó A liên kết với T còn G liền kết với X.
Hệ quả của NTBS được thể hiện 
Biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này suy ra trình tự sắp xếp 
Các nuclêôtit trong mạch đơn kia.
Biết số A = số T , số X = số G, do đó A + G = T + X 
IV. Củng cố:
GV nhận xét thái độ làm bài của HS, sửa bài để HS tự đánh giá kết quả.
V. Dặn dò:
- Đọc trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18( 9).doc