Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm (Bản 3 cột)

Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm (Bản 3 cột)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc của nước ta. Nắm được sự phân bố của các dân tộc ở nước ta.

- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ tròn.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu về các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.

- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.

 

doc 207 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 77Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Ngày soạn: ....... / ..... /20.....
* Tiết thứ 1 đến tiết thứ 2; Tuần: 01
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc của nước ta. Nắm được sự phân bố của các dân tộc ở nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ tròn.
	- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu về các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Giáo viên tổng kết lại nội dung chính chương trình Địa Lí 8 nhằm giúp các em định hướng nội dung chương trình Địa Lí 9.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới

HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Các dân tộc ở Việt Nam.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về các dân tộc ở Việt Nam.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trình bày đặc điểm của các dân tộc ở nước ta.
+ Vì sao dân tộc Việt (Kinh) lại có số dân đông như thế?
- Trung bình:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Các dân tộc ít người thường sinh sống ở đâu?
-Yếu – kém:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Dân tộc nào có số dân ít nhất?
* Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 4 SGK Địa Lí 9 và đưa ra yêu cầu: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa 1 lớp học vùng cao và lớp học của các em.
* Giáo viên đưa ra câu hỏi tích hợp: Là học sinh em cần làm gì để thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 54 dân tộc.
- Việt (kinh).
- Vùng đồi núi.
- Thổ cẩm, đồ sứ, vật thờ cúng,...
- Điều kiện lớp học vùng cao thấp hơn, số học sinh ít hơn.
- HS thảo luận và trả lời.
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc anh em.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
	* Kiến thức thứ 2: Phân bố các dân tộc.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về phân bố các dân tộc.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên đưa ra câu hỏi: Người Việt (Kinh) sinh sống chủ yếu ở đâu?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhóm 2: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Nhóm 3: Sự phân bố của các dân tộc ở vùng cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Rộng khắp cả nước, tập trung ở vùng đồng bằng, trung du và đồi núi.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt (Kinh):
- Người Việt phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung hơn ở các đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người:
- Chiếm 13,8% dân số cả nước, sống chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Người Tày, Nùng: tả ngạn sông Hồng.
+ Người Thái, Mường: hữu ngạn sông Hồng đền sông Cả.
+ Người Dao: các vùng núi từ 700 – 1000m.
+Người Mông: các vùng núi cao.
- Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên:
+ Người Ê-đê: Đắk Lăk
+ Người Gia-rai: Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Cơ-ho: Lâm Đồng.
- Vùng cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ:
+ Người Chăm: Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Người Khơ-me: xen kẽ với người Việt.
+ Người Hoa: ở các thành phố lớn.
	HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Em hãy kể tên 10 dân tộc có dân số đông nhất ở nước ta năm 1999.
Câu trả lời của học sinh.


HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Vì sao các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở các vùng đồi núi
Câu trả lời của học sinh.


	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 2: Dân số và gia tăng dân số.
Học sinh tự học ở nhà.


	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.	
	V. Rút kinh nghiệm
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về dân số nước ta. Nắm được tình hình gia tăng dân số của nước ta. Nắm được cơ cấu dân số của nước ta.
	- Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ cột kết hợp đường.
	- Thái độ: Có thái độ tích cực tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.	
	- Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra 1 - 2 em học sinh.
	- Câu hỏi kiểm tra: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân tộc Tày, Nùng (hoặc 1 dân tộc khác) sinh sống chủ yếu ở đâu?
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới

HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Số dân.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về số dân.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: Trình bày đặc điểm của số dân nước ta.
- Trung bình: Nước ta có đặc điểm về tổng số dân và vị trí trên thế giới như thế nào?
- Yếu – Kém: 
+ Năm 2002, số dân nước ta là bao nhiêu? 
+ Với số dân nước nó nước ta xếp hạng thứ mấy trên thế giới? 
+ Xét về diện tích thi nước ta xếp hạng bao nhiêu?
* Giáo viên đưa ra câu hỏi tích hợp: Là học sinh em cần làm gì để tìm hiểu thêm thông tin về các kiểu khí hậu của các quốc gia khác trên thế giới?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 79,9 triệu người.
- 14.
- 58.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
I. Số dân:
- Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người.
- Nước ta đứng thứ 14 về dân số và thứ 58 về diện tích trên thế giới.
	* Kiến thức thứ 2: Gia tăng dân số.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về gia tăng dân số.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 2.1 trang 7 SGK Địa Lí 9, yêu cầu học sinh: Em hãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trình bày đặc điểm về sự gia tăng dân số ở nước ta.
+ Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
+ Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
- Trung bình:
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng miền hay không?
- Yếu – kém: 
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu vào thời gian nào?
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng miền hay không?
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1 trang 8 SGK Địa Lí 9, yêu cầu học sinh hãy:
+ Xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất và thấp nhất.
+ Xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước.
HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:
- Tăng nhanh.
- Vì tỉ lệ tăng các năm trước quá cao.
- Những năm 50.
- Cuối thế kĩ XX.
- Đang giảm nhanh.
- Giảm và khác nhau giữa các vùng miến.
- HS quan sát bảng và thực hiện theo yêu cầu.
II. Gia tăng dân số:
- Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu vào những năm 50 và chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.
- Dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm và có sự khác nhau giữa các vùng miền.
	* Kiến thức thứ 3: Cơ cấu dân số.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 12 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về cơ cấu  ... kiến thức.
HS nêu lại toàn bộ kiến thức


HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Vẽ trên lược đồ các con sông, các tuyến đường ô tô, đường sắt chính của tỉnh Bạc Liêu. (Câu hỏi số 2 trang 150)
HS thực hành.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Học nội dung bài học.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Học sinh tự học ở nhà.


	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
	V. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày....tháng....năm 20......
 Trần Thị Tuyết

	* Ngày soạn: ........ / ...... /20.....
	* Tiết thứ 54 đến tiết thứ 54; Tuần: 35
ÔN TẬP
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức về:
	+ Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
	+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
	+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển - đảo.
	- Kĩ năng:
	+ Đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ.
	+ Kĩ năng vẽ biểu đồ.
	+ Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế.
	- Thái độ: Có ý thức tự học.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: biết tính toán và xử lý số liệu, kĩ năng xác định biểu đồ có thể vẽ được với các bảng số liệu.
	- Năng lực thực hành thí nghiệm: năng lực xác định dạng biểu đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ.
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
HS hình thành sơ lượt nội dung ôn tập

HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Phần trắc nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: ôn tập nội dung lý thuyết và thực hành dưới hình thức trắc nghiệm.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại các kiến thức và đưa ra một số câu hỏi ví dụ:
- Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là?
A. Biên Hòa.
B. Vũng Tàu.
C. Thủ Dầu Một.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
- Câu 2: Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh nào sau đây?
A. An Giang.
B. Tiền Giang.
C. Hậu Giang.
D. Kiên Giang.
- Câu 3: Hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Tây Ninh.
B. Bình Dương.
C. Bình Phước.
D. Đồng Nai.
- Câu 4: Thị xã Giá Rai được công nhận là thị xã năm nào?
A. 2012.
B. 2013.
C. 2014.
D. 2015.
- Câu 5: Đơn vị hành chính nào sau đây không thuộc Thị xã Giá Rai?
A. Phong Tân.
B. Tân Phong.
C. Phong Thạnh.
D. An Trạch.
Học sinh nghe hướng dẫn và trả lời câu hỏi.
- Đáp án D.
- Đáp án B.
- Đáp án A.
- Đáp án D.
- Đáp án D.
A. Phần trắc nghiệm:
- Câu 1: D.
- Câu 2: B.
- Câu 3: A.
- Câu 4: D.
- Câu 5: D.
	* Kiến thức thứ 2: Phần tự luận
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: ôn tập nội dung lý thuyết và thực hành dưới hình thức tự luận.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ôn tập và đưa ra một vài câu hỏi ví dụ:
- Câu 1: Nêu đặc điểm điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
- Câu 2: Hãy nêu các bộ phận hợp thành vùng biển của nước ta.
Học sinh nghe hướng dẫn và trả lời câu hỏi.
B. Phần tự luận:
1. Bài 31
Đặc điểm điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
+ Địa hình: thoải cao trung bình, làm mặt bằng xây dựng tốt.
+ Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm.
+ Đất: đất xám, đất badan màu mỡ.
à Thích hợp trồng các loại cây công nghiệp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn quả,
+ Sông ngòi: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn.
à Có tầm quang trọng đặc biệc đối với Đông Nam Bộ.
+ Tài nguyên biển: vùng biển rộng, thềm lục địa nông giàu dầu khí và hải sản.
- Tài nguyên thiên nhiên: là vùng ít tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, đất xám, đất badan,
- Khó khăn: rừng còn ít, nguồn sinh thủy bị hạn chế, ô nhiễm môi trường,
* Hãy nêu các bộ phận hợp thành vùng biển của nước ta:
Bao gồm các bộ phận:
- Nội thủy.
- Lãnh hải.
- Tiếp giáp lãnh hải.
- Đặc quyền kinh tế.
- Thềm lục địa. 
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Nêu các ngành kinh tế biển của nước ta.
Câu trả lời của học sinh.


	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị tiết kiểm tra.
Học sinh tự học ở nhà.

	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ ôn tập.
	V. Rút kinh nghiệm
	 Ký duyệt
Ngày....tháng....năm 20......
 Trần Thị Tuyết
	
	* Ngày soạn: ........ / ...... /20.....
	* Tiết thứ 55 đến tiết thứ 55 Tuần: 36
ÔN TẬP (tiếp theo)
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức về:
	+ Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
	+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
	+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển - đảo.
	- Kĩ năng:
	+ Đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ.
	+ Kĩ năng vẽ biểu đồ.
	+ Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế.
	- Thái độ: Có ý thức tự học.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: biết tính toán và xử lý số liệu, kĩ năng xác định biểu đồ có thể vẽ được với các bảng số liệu.
	- Năng lực thực hành thí nghiệm: năng lực xác định dạng biểu đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ.
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
HS hình thành sơ lượt nội dung ôn tập

HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 40 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: ôn tập nội dung lý thuyết và thực hành dưới hình thức trắc nghiệm.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ôn tập và đưa ra một vài bài tập thực hành.

Học sinh nghe hướng dẫn và thực hành vẽ biểu đồ vào tập.
C. Kĩ năng vẻ biểu đồ:
1. Xác định dạng biểu đồ cần vẽ.
- Dựa vào lời yêu cầu của đề bài.
- Dựa vào đặc điểm của bảng số liệu.
2. Các bước vẽ biểu đồ hình tròn:
- Bước 1: vẽ 1 hình tròn bán kính thích hợp.
- Bước 2: kẽ kim 12h, xác định các miền mang giá trị theo tỉ lệ.
- Bước 3: ghi số liệu vào biểu đồ, kí hiệu biểu đồ.
- Bước 4: ghi tên biểu đồ, lập bảng chú giải.
3. Các bước vẽ biểu đồ hình cột:
- Bước 1: Xác định và vẽ hệ trục tọa độ.
- Bước 2: Xác định chiều cao của cột và vẽ.
- Bước 3: Ghi số liệu, kí hiệu cho biểu đồ.
- Bước 4: Ghi tên biểu đồ, lập bảng chú thích.
4. Các lưu ý khi thực hiện vẽ biểu đồ:
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* BÀI TẬP:
Hãy nêu qui trình vẽ biểu đồ cột
Câu trả lời của học sinh.


HĐ4: Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị tiết kiểm tra.
Học sinh tự học ở nhà.


	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ ôn tập.
	V. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày....tháng....năm 20......
 Trần Thị Tuyết

	* Ngày soạn: ........ / ...... /20.....
	* Tiết thứ 56 đến tiết thứ 56 Tuần: 37
KIỂM TRA HỌC KÌ II
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Kiến thức: Kiểm tra việc hệ thống lại các kiến thức về sự phân hóa lãnh thổ ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo, địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu.
	- Kĩ năng:
	+ Kỹ năng đọc và phân tích bảng số liệu. Kỹ năng đọc và phân tích lược đồ. Kỹ năng tính toán. Kỹ năng vẽ biểu đồ.
	- Thái độ: Có ý thức tự giác và làm bài độc tập. Rèn tính kĩ luật và ý thức vương lên cho học sinh.
	2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ. 	
	- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: biết tính toán và xử lý số liệu, kĩ năng xác định biểu đồ có thể vẽ được với các bảng số liệu.
	- Năng lực thực hành thí nghiệm: năng lực xác định dạng biểu đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ.
	II. Chuẩn bị
	III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp:
	2. Bài mới: Phát đề kiểm tra
	3. Đánh giá:
	- Giáo viên thu bài, nêu sơ lượt cách làm bài.
	- Nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
	4. Hoạt động nối tiếp:
	Ôn lại kiến thức đã học.
	5. Thống kê kết quả kiểm tra của học sinh:
Lớp
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
9A










9B










9C










9D










9E










9F










9G










Tổng










	V. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt
Ngày....tháng....năm 20.....
 Trần Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_ban_3_cot.doc