Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 15

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 15

TUẦN 15

Ngày soạn:11 /12/ 2005

Ngày dạy: Thứ Hai 12 / 12 / 2005

Tiết 1 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện. Dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

Kể lại câu chuyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.

- Giáo dục HS chăm chỉ lao động và biết yêu quí sức lao động của con người.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1 .Ổn định:hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Một trường tiểu học ở vùng cao và trả lời câu hỏi:

-Em học được điều gì ở cách giới thiệu nhà trường của Tùng Sờ Dìn ?

- Em hãy giới thiệu một vài nét về trường mình .

- Nêu nội dung chính.

Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn:11 /12/ 2005
Ngày dạy: Thứ Hai 12 / 12 / 2005
Tiết 1 	 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.
Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện. Dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
Kể lại câu chuyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.
- Giáo dục HS chăm chỉ lao động và biết yêu quí sức lao động của con người.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1 .Ổn định:hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Một trường tiểu học ở vùng cao và trả lời câu hỏi:
-Em học được điều gì ở cách giới thiệu nhà trường của Tùng Sờ Dìn ?
- Em hãy giới thiệu một vài nét về trường mình .
- Nêu nội dung chính.
Nhận xét cho điểm HS.
3.Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1 : Thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con ; ở đoạn 2 : nghiêm khắc ; ở đoạn 4 : xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con ; ở đoạn 5 : trang trọng, nghiêm túc.
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
-Yêu cầu 5 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. 
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Ôâng lão là người như thế nào ?
- Ôâng lão buồn vì điều gì ?
- Ôâng lão mong muốn điều gì ở người con ?
- Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì ?
- Người cha đã làm gì với số tiền đó
- Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?
- Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ?
- Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
- Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì ?
- Hành động đó nói lên điều gì ?
- Ôâng lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
- Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ?
- Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em ?
Nội dung chính: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- HS đọc các từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV;
- Đọc theo đoạn, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và khi đọc các câu khó :
- Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//
- Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quí đồng tiền.//
- Nếu con lười biếng,/ dù cha cho một trăm hũ bạc/ cũng không đủ. // Hũ bạc tiêu không bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Hs đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
 1 Hs đọc cả bài.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ôâng là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ôâng lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.
- Ôâng lão mong muốn người con phải tự kiếm nổi bát com, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì đem về nhà đưa cho cha.
- Người cha ném tiền xuống ao.
- Vì ông muốn thử xem đó có phải là tiền mà người con tự kiếm được không. Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.
- Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tực ra đi để kiếm tiền.
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được 90 bát gạo liền đem bán lấy tiền đem về cho cha.
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
- Hành động đó cho thấy vì anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó
- Ôâng lão cười chảy cả nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động.
- HS đọc thầm đoạn 4 – 5 và trả lời : Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí đồng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
- 2 ,3 HS trả lời : Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn./ Con phải chăm chỉ làm lụmg vì chỉ có chăm chỉ mới nuôi sống con cả đời.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện,trang 122 . SGK
- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó Gv chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.
Kể mẫu
- Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh.
- Nhận xét phần kể chuyện của từng học sinh.
Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Kể trước lớp
Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện vòng 2.Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho diểm HS.
Tuyên dương HS kể tốt.
4.. Củng cố dặn dò:
- Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 4 em) thi đọc phân vai trước lớp .
- HS thi đọc diễn cảm cả bài.
2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- Đáp án : 3 – 5 – 4 – 1 – 2 .
- HSlần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của mỗi tranh là :
+ Tranh 3 : Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, treong khi đó anh con trai lại lười biếng.
+ Tranh 5 : Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về nhà.
+ Tranh 4 : Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà.
+ Tranh 1 : Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 2 : Hũ bạc và lời khuyên của người cha đốivới con.
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
- Kể chuyện theo cặp.
-6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Tiết 3: 	 ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG(Tiết 2)
I/ Mục tiêu
Giúp HS hiểu:
+ Hàng xóm láng giềng là người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn
+ Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ sẽ giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình cảm hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.
+ Các em có thể quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc vừa sức như: rút bộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé,. . . 
+ Biết tôn trọng quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
+ Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
+ Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện hàng xóm” 
- Phiếu thảo luận cho các nhóm.
- Nội dung truyện “ Tình làng nghĩa xóm”
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Phân tích truỵên “Chị Thuỷ của em”
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
* Cách tiến hành:
1. Gv kể chuyện (có sử dụng tranh minh hoạ)
GV cho HS đàm thoại.
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của chị Thuỷ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cám ơn bạn Thuỷ?
+ Em biết được điều gì qua câu truyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
GVkết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó cần sự thông cảm, giúp đỡ của người xung quanh. Vì vậy , không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
Hoạt động 2:Đặt tên tranh 
*Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng. 
* Cách tiến hành: 
1. GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm  ... ểm HS.
- Chữa bài , nhận xét cho điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các phép chia đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Bảng có 11 hàng và 11 cột. Ơû góc của bảng có dấu chia.
- Đọc các số: 1,2,3,4,, 10
- Đọc số : 2, 4, 6, 8,10, , 20.
- Các số trên chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 2.
- Các số trong hàng thứ 4 là số bị chia của các phép chia trong bảng chia 3.
- Một số HS lên thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó một số HS lên bảng nêu rõ cách tìm thương của mình.
- 1 HS đọc đề bài.
- Quyển truyện dày 120 trang..
- Minh đã đọc được 1 quyển truyện.
 4
- Tìm số trang Minh còn phải đọc để đọc hết quyển truyện.
- Lấy tổng số trang của quyển truyện trừ đi số trang Minh đã đọc.
- Chưa biết và phải đi tìm ?
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số trang bạn Minh đã đọc là:
132 : 4 = 33 (trang)
Số trang bạn Minh còn phải đọc nữa :
132 – 33 = 99 (trang)
 Đáp số : 99 trang
- HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
Ngày soạn: 11/ 12/ 2005
Ngày dạy: Thứ Sáu 15/ 12/ 2005
Tiết 1.	 	 CHÍNH TẢ. (Nghe- viết)
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I/ Mục đích, yêu cầu.
* Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn từ Gian đầu nhà rông  dùng khi cúng tế trong bài Nhà rôngở Tây Nguyên . 
* Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ui/ ươi, tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc .
* Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 Viết sẵn nội dung bài tập trên bảng lớp, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con:
- mũi dao, con muỗi, tủi thân, hạt muối, múi bưởi, quả gấc. 
- Nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả
a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- GV đọc đoạn văn một lượt.
- Hỏi : Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
b/ Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ? 
c/ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS viết từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
-
 Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
 d/ Nghe- viết.
- GV theo dõi từng HS viết bài.
e/ Soát lỗi
g/ Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
a) – Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự như phần a)
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nha tìm từ chứa tiếng có âm đầu tr/ ch hoặc vần at/ ac, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài. 
- Theo dõi GV đọc: 1 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Đó là nơi thờ thần làng : có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế..
- Đạon văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu : Gian, Đó, Xung.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con : gian, nhà rông, giỏ mây, lập làng, giỏ, chiêng trống, thần làng.
- Đọc từ khó.
- HS nghe GV đọc và viết bài.
- 1 HSđọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm nháp.
- Đọc lại lời giải và làm vào vở.
Khung cửi gửi thư
Mát rượi sưởi ấm
Cưỡi ngựa tưới cây
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm trong nhóm.
-1 HS đọc lời giải và bổ sung.Làm bài vào vở.
- xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé, xâu bánh, xâu xấu, 
- sâu : sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng,
- xẻ : xẻ gỗ, xẻ rãnh, thợ xẻ, xẻ tà, máy xẻ,
sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo,
- Nếu còn thời gian cho HS làm nốt phần b)
Tiết 2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I/ Mục đích:
Giúp HS biết:
+Một số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của hoạt động đó
+Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của địa phương
+Tích cực tham gia vào các hoạt động đó
II/ Đồ dùng dạy – học:
+ Giấy khổ to cho các nhóm, SGK
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:Kể tên và nêu ích lợicác hoạt động nông nghiệp
-chia nhóm
 + Hỏi HS: Hãy kể tên các hoạt động giới thiệu trong hình ?
+Hỏi:Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?
+Nếu không có hoạt động nông nghiệp chúng ta thiếu gì ?â
Các nhóm khác bổ sung
Kết luận:Hoạt động trồng trọt ,chăn nuôi,đánh bắt thủy sảngọi la øhoạt động nông nghiệp
Hoạt động 2:biết một số hoạt động nông nghiệp ơ ûđịa phương
-Cho hs kể theo nhóm đôi
H:Hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở?
H:Nêu các sản phẩm nông nghiệp nơi bạn đang ở?
-Cho đại diện các nhóm trình bày
*Cho hs xem tranh ảnh hoạt động nông nghiệp ở địa phương
-gặt luá,bơm nước, trồng ngô 
+nuôi bò ,dê
+đánh bắt cá.
-làm thức ăn cho người,vật nuôi
+để xuất khẩu
.-không có thức ăn
+ Tiến hành thảo luận nhóm theo sự phân công của gv
-đại diện các nhóm lên trình bày
+ HS lắng nghe, ghi nhớ
+trồng luá,cà phê,chè
-nuôi bò,øâ
- thả cá
+gạo ,chè
-thịt lợn ,bò
-các nhóm khác bổ sung
+ HS lắng nghe , ghi nhớ
Tiết 3:
TẬP LÀM VĂN.
NGHE KỂ- GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
I/ Mục đích, yêu cầu:
* Nghe và kể lại được nội dung câu chuyện Giấu cày . dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
* Kể được câu chuyện với giọng vui, khôi hài. Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
* Giáo dục HS tính cẩn thận, thực thà. Biết cách trình bày một đoạn văn sạch đẹp.
II/ Đồ dùng- học:
Chuẩn bị tranh ảnh 
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng
Kể lại truyện vui, một HS nói về quê hương hoặc nơi em ở.
Gv nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:Kể chuyện
*kể 2 lần+tranh
H:Khi được vợ gọi về ăn cơm bác nông dân trả lời thế nào?
H:Vì sao bác bị vợ trách?
H:Khi thấy mất cày,bác đã làm gì?
HVì sao câu chuyện đáng cười?
- Gọi 1 HS khá kể lại
-Gọi 4hs kể
- Tuyên dương những HS kể tốt.
Hoạt động 2: Kể về tổ em
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài , chú ý nhắc HS phải viết thành câu.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Cho điểm những HS có bài viết khá.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại
+nói to: “Để tôi giấu cày đã”
+vì bác giấu cày lại nói to,ke ûgian se õbiết
+chạy về thì thào vào tai vợ: ‘Nó lấy mất cày rồi’’
+vì bác nông dân ngốc nghếch
-Cho hs kể theo nhóm đôi
-các hs khác nhận xét
-1hs đọc phần gợi ý
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo yêu cầu.các hs khác nhận xét
- Khoảng 3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.
Tiết TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
-Rèn kĩ năng tính chia(rút gọn)
-Củng cố giải toán hợp
-Giáo dục tính cẩn thận
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:.
Đặt tính và tính: 
 56 : 5 79 : 7 32 : 4
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy- học bài mới: giới thiệu bài.
Giáo viên
Bài 1
-Cho1hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Bài 2.
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Lưu ý:mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia
Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 
Yêu cầu HS trình bày bài giải.
-Gọi1hs lên làm,cả lớp làm vào vở
Bài 4.
- hướng dẫn tương tự bài3
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 8
- Nhận xét tiết học.
Học sinh
1.Đặt tính và tính:
123 374 23 6 474 
 x3 x2 x4 x2
369	748 944 948 
 - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2.Đặt tính và tính:
369 3 630	7 457 4
06 132 00 90 05 114
 09 0 17
 0 1 
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổûi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
3.- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
 Bài giải
Quãng đườngBC dàilà
 172 x 4=688(m)
Quãng đường AC dài là
 172+ 688=860(m)
 Đáp số :860mû 
4. giải
Tổ đó đã dệt là
 450 : 5= 90(áo)
Tổ đó còn phải dệt là
 450- 90 =360(áo)
 Đ /s :360áo
Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/ Đánh giá tình hình tuần 15: 
-Yêu cầu tổ trưởng đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung cả lớp.
-GV đánh giá chung :
 - Đi học chuyên cần , đúng giờ .
 - Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác học tập.
 - Một số em đã đóng góp các khoản tiền.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Yêu cầu HS tự tham gia ý kiến để xây dựng phương hướng tuần tới. Sau đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Tiếp tục đẩy mạnh thi đua “Hai tốt” chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22- 12
+ Tiếp tục phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
+ Tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết nhất trí về mọi mặt.
+ Khẩn trương thu nộp các khoản tiền về trường.
III/ Tổ chức cho HS vui chơi văn nghệ
GV cho HS chọn đề tài và bài hát phù hợp với các em. Sau đó tổ chức cho các em múa hát vui chơi giải trí trong lớp.
- Luyện đọc truyện, chuẩn bị thi đọc truyện 22- 12
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà tích cực học tập và rèn lu yện thân thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN15.doc