Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao châm biếm khác.

DẠY VÀ HỌC:

§ HĐ1- Bài cũ:

- Đọc thuộc lòng 3 bài ca dao than thân và ghi nhớ tr 49 (Câu hỏi phụ cho điểm thêm: em có thuộc bài ca dao đọc thêm về than thân nào không, thử phân tích ND và NT một bài đã học hoặc đọc thêm)

- Hình ảnh con cò trong bài ca dao gợi cho em hình dung về đời sống và tâm hồn của người nông dân VN xưa ntn? Ngoài con cò, em có biết còn những hình ảnh ẩn dụ nào khác cũng tượng trưng cho cuộc đời người nông dân trong xã hội phong kiến?

- Mô típ thường gặp trong các bài ca dao than thân là gì? nó có ý nghĩa gì? thử phân tích một vài ví dụ?

§ HĐ 2 - Bài mới:

Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với chuyện cười, vè, những câu hát châm biếm còn thệ hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xã hội, các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: “ Những câu hát châm biếm”

Hoặc:Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đối đáp đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền VN còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người bình dân Á Đông. Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ và nhiều khi rất hấp dẫn người đọc, người nghe.

§ HĐ 3: hướng dẫn đọc và giải thích từ khó:

1. Đọc: giọng hài hước, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng (bài 1), có khi nhấn và kéo dài ê a điệp ngữ; số cô , có khi khẩn trương, ầm ĩ một cách rùm beng, giả tạo (bài 3) -> GV đọc cùng 4,5 Hs,GV nhận xét cách đọc của HS.

2. Gải thích từ khó: 10 chú thích tr 51, 52. Giải thích kĩ hơn các từ:

- (2) Tăm: rượu rất ngon, bọt sủi tăm, đặc sánh đến mức có thể cắm que tăm xuống rượu mà không đổ (cường điệu.)

- (4) Trống canh: tiếng trống báo giờ khi chưa có đồng hồ (Đêm 5 canh ngày sáu khắc ).

- La đà: sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng. Ơ đây ý nói say sưa đi đứng không vững.

- Mõ rao: một dụng cụ làm bằng gỗ, tre, hình tròn hoặc dài, lòng rỗng, dùng để: điểm nhịp khi tụng kinh, điệm nhạc khi hát chèo; báo hiệu, phát hiệu lệnh (của người giúp việc cho lí dịch ở làng quê thời xưa,

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 4 - BÀI 4 -TIẾT 2:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM (1 tiết) (BẢN CHÍNH)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao châm biếm khác.
DẠY VÀ HỌC:
HĐ1- Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng 3 bài ca dao than thân và ghi nhớ tr 49 (Câu hỏi phụ cho điểm thêm: em có thuộc bài ca dao đọc thêm về than thân nào không, thử phân tích ND và NT một bài đã học hoặc đọc thêm)
Hình ảnh con cò trong bài ca dao gợi cho em hình dung về đời sống và tâm hồn của người nông dân VN xưa ntn? Ngoài con cò, em có biết còn những hình ảnh ẩn dụ nào khác cũng tượng trưng cho cuộc đời người nông dân trong xã hội phong kiến?
Mô típ thường gặp trong các bài ca dao than thân là gì? nó có ý nghĩa gì? thử phân tích một vài ví dụ?
HĐ 2 - Bài mới: 
Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với chuyện cười, vè, những câu hát châm biếm còn thệ hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xã hội, các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: “ Những câu hát châm biếm” 
Hoặc:Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đối đáp đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền VN còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người bình dân Á Đông. Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ và nhiều khi rất hấp dẫn người đọc, người nghe.
HĐ 3: hướng dẫn đọc và giải thích từ khó:
Đọc: giọng hài hước, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng (bài 1), có khi nhấn và kéo dài ê a điệp ngữ; số cô, có khi khẩn trương, ầm ĩ một cách rùm beng, giả tạo (bài 3) -> GV đọc cùng 4,5 Hs,GV nhận xét cách đọc của HS.
 Gải thích từ khó: 10 chú thích tr 51, 52. Giải thích kĩ hơn các từ:
(2) Tăm: rượu rất ngon, bọt sủi tăm, đặc sánh đến mức có thể cắm que tăm xuống rượu mà không đổ (cường điệu.)
(4) Trống canh: tiếng trống báo giờ khi chưa có đồng hồ (Đêm 5 canh ngày sáu khắc ).
La đà: sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng. Ơû đây ý nói say sưa đi đứng không vững.
Mõ rao: một dụng cụ làm bằng gỗ, tre, hình tròn hoặc dài, lòng rỗng, dùng để: điểm nhịp khi tụng kinh, điệm nhạc khi hát chèo; báo hiệu, phát hiệu lệnh (của người giúp việc cho lí dịch ở làng quê thời xưa,
HĐ 4: hướng dẫn phân tích văn bản: 
PTVB:
BÀI CA DAO THỨ NHẤT:
Hình ảnh cái cò ở đây có gì giống, khác với hình ảnh con cò trong những bài ca dao vừa học hoặc em biết?
Kết cấu bài ca dao có gì đặc biệt? Về hình thức bên ngoài? Về thực chất bên trong?
Chân dung chú tôi hiện lên qua lời giới thiệu của đứa cháu ntn? Liệu cô yếm đào có đồng ý kết duyên với ông chú quý hóa ấy? Liệu trên đời có một ông chú như thế?
Cái hay và tiếng cười của bài ca bật ra từ đâu?
Bài ca dao có hai phần: 2 câu đầu có thể hiểu là của cái cò khi đang lặn lội bờ ao, bỗng gặp một cô gái mặc yếm đào, liền cất tiếng ướm hỏi cho ông chú của nó. Cũng có thể hiểu câu thứ nhất chỉ là lời đưa đẩy theo lối ‘hứng’ quen thuộc của ca dao. 4 câu sau tiếp tục vẽ chân dung ông chú ra trước mắt cô gái. Phần này là trọng tâm của bài ca dao
THVB: 
Ca dao, dân ca 
 (tr 35).
PTVB:
1) Cái cò lặn lội bờ ao 
à Lặp từ, liệt kê nói ngược.
à Châm biếm hạng người nghiện nghập, lười lao động
Điệp từ ‘hay’ với nghĩa là ưa thích thành thói quen không giảm, không bỏ, không thay đổi được. Oâng chú hay khá nhiều thứ: thích uống rượu ngon (rượu tăm), nước chè ngon (đặc), thích ngủ trưa. Một vài ly rượu nhỏ, một vài ly trà nóng trong và sau bữa ăn cho tiêu hóa thêm dễ dàng, ngủ trưa độ ít phút cho đầu óc, cơ thể được thư giãn sau cả buổi sáng làm việc là đúng, là nên và hợp khoa học, vệ sinh, có gì đáng chê trách đâu? Thế nhưng qua giọng kể của người cháu, ta thấy những thói quen này đã quá mức độ, đã thành nghiện. Lại nữa, đặt trong khung cảnh sinh hoạt và làm việc khẩn trương, túi bụi của nhà nông ta xưa là đã không hợp, gây khó chịu với mọi người.
Đọc 2 câu cuối càng thấy rõ hơn tính nết của ông chú: ngày chỉ mong ước trời mưa để khỏi đi làm, đêm mong thừa trống canh để ngủ cho béo mắt. Quả thật ông chú dài lưng tốn vải này tỏ rõ là một người đàn ông vô tích sự, lười biếng, thích ăn chơi hưởng thụ, ích kỉ cá nhân hơn là thích làm việc. Một ông chú như thế trong hoàn cảnh gia đình nông dân nghèo (đến đứa cháu cũng phải lặn lội bờ ao để kiếm miếng sinh nhai), riêng ông chú vẫn ung dung rượu chè nghiện ngập. Oâng chú như thế liệu có xứng với cô gái yếm đào xinh xắn hay lam hay làm. Người nghe toàn quyền quyết định thái độ của mình. Chỉ biết rằng trong xã hội ta hiện nay, những người như thế không phải không còn: “Aên no rồi lại nằm khèo / Nghe giục trống chèo, bế bụng đi xem”.
Chấm dứt chế giễu hạng người vô tích sự, lười biếng, chúng ta hãy xem xét một hạng người ba phải khác mà ca dao quan tâm phê phán: mời 1 em đọc bài ca dao thứ hai?
BÀI CA DAO THỨ HAI:
Bài ca dao này châm biếm ai? Oâng ta làm nghề gì? Cách châm biếm, chế giễu có gì đặc sắc ?
Bài ca dao này chống mê tín, châm biếm nhẹ nhàng mà sắc sảo đối với các ông thầy bói, chuyên làm nghề đoán mò, lừa người nhẹ dạ, cả tin, mê tín.
Cách châm biếm hay ở chỗ dùng gậy ông đập lưng ông, dùng ngay chính lời đoán của thầy bói để vạch trần bản chất lừa bịp của y. Thầy chỉ nói dựa, đoán mò. Thầy đoán số cho cô gái khá nhiều vấn đề hệ trọng mà cô muốn biết về tương lai của mình: giàu nghèo, cha mẹ, chồng con. Thầy phán một hơi bao nhiêu chuyện, nhưng tất cả đều là đoán nước đôi. Kết cấu chẳng  thì chứng tỏ chẳng cần suy nghĩ gì cũng có thể nói hàng nghìn câu như vậy.
DIỄN GIẢNG: Tất nhiên trong thực tế có thể không có những ông thầy bói ngô nghê, ngớ ngẩn như thế. Đây chẳng qua là một cách phóng đại, cường điệu trong ca dao để châm biếm mấy ông thầy bói lừa người kiếm tiền. Trong thực tế, cũng có rất nhiều người cả tin đến độ thầy bói dễ dàng lừa gạt . 
Dân gian còn không ít các câu khác nói về vấn đề nầy, em hãy nêu vài câu mà em biết?
+ “Tiền buộc dải yếm bo bo / Đem cho thầy bói rước lo vào người’. 
+ Bói ra ma, quét nhà ra rác / Tử vi xem bói cho người / Số thầy thì để cho ruồi nó bâu!
Tiếp sau sự chế giễu thầy bói nói láo ăn tiền, chúng ta hãy xem ca dao đề cập đến một việc cũng còn mang tính nổi đình nổi đám trong xã hội hiện nay; mời một em đọc bài ca dao thứ ba?
BÀI CA DAO THỨ BA:
Bài ca dao nầy tả cảnh đám ma như thế nào? Từng con vật với những việc làm khác nhau nói lên điều gì? Bài ca dao muốn châm biếm hủ tục gì trong xã hội VN xưa nay?
Bài ca dao tả cảnh đám ma con cò với sự tham gia của một số loài chim và con cà cuống (chú thích 5, tr 52). Các con vật được nhân hóa mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cao độ và rất sinh động. Qua đó, nhân dân ta muốn châm biếm những phong tục tang ma lạc hậu, cổ hủ trong xã hội VN thời phong kiến.
Khi con cò (bố hay mẹ) đã chết rũ trên cây (chết đã lâu). Vậy mà cò con vẫn còn phải mở lịch để chọn ngày làm ma. Với người chết, không thể tùy tiện muốn chôn lúc nào thì chôn mà phải chọn ngày giờ chôn, hướng đào huyệt tốt, hợp với tuổi của người chết, của gia đình thì sau này con cái mới làm ăn khấm khá. Tất cả đều được ghi chép trong lịch xưa, dù như thế có khi phải quàng xác trong nhà bốn năm ngày!
2) Số cô chẳng giàu thì nghèo
Nói nước đôi, phóng đại.
Châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan
Con cò chết rũ trên cây,
(Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, Chào mào thì đánh trống quân, 
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.)
Trong đám tang nầy, mỗi con vật làm một việc cụ thể; Cà cuống thì say sưa la đà, ngả nghiêng mất cả tư thế chia buồng nghiêm trang với tang chủ. Chim ri thì ríu rít bò ra lấy phần vui vẻ như ngày hội. Trong khi chào mào đánh trống đệm nhịp cho điệu hát trống quân thì chim chích đi rao mõ lại cởi trần trùng trục không có điều gì là nghiêm trang trịnh trọng. Rõ ràng đám ma như đám hội làng!
M ỗi con vậttượng trưng cho một hạng người trong xã hội làng quê: Con cò tượng trưng cho người nông dân vắn số. Cà cuống tượng trưng cho kẻ tai to mặt lớn. Chào mào, chim ri làm ta liên tưởng đến cai lệ, lính lệ. + Chim chích gợi đến những anh mõ.
DIỄN GIẢNG: Cái chết thảm thương, rũ ra trên ngọn cây của cò đã trở thành dịp tốt cho bọn lí dịch, bọn hội đồng làng xã, bọn đục nước béo cò, khóc mướn, ăn hôi mở cuộc đánh chén, hội họp vô lối, om sòm.Cảnh tượng không phù hợp với cảnh đám ma. Cuộc đánh chén vui vẽ diễn ra trong cảnh mất mát tan tóc. Nội dung phê phán trở nên kín đáo.
Bỏ qua những điệu nhạc kèn chói tai gai mắt của các đám ma làm nổi, chúng ta hãy xem ca dao chỉa mũi công kích đến một hạng người tuy hiện nay chức danh naỳ không còn, nhưng việc lạm dụng chức quyền và hống hách trong xã hội vãn còn đâu đó. Mời một em đọc bài ca dao thứ tư?
BÀI CA DAO THỨ TƯ:
Bài ca dao tả ai? Cậu cai là hạng người nào trong xã hội phong kiến? Trang phục của cậu ntn/ cách gọi cậu trong bài nầy có tỏ thái độ kính trọng?
Tả chân dung viên cai lệ – người làm chức cai – chỉ huy một nhóm khoảng một chục lính lệ canh gác và phục dịch nơi phủ huyện thời phong kiến.
Từ cậu vừa ra vẻ tôn kính là người thuộc hàng quyền quý vừa châm chọc mát mẻ.
Trang phục: nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn – cách ăn mặc phục sức rất đặc trưng tỏ ý khoe khoang giàu sang kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét. Gọi là cậu cai đấy, hàm ý mỉa mai, chế giếu thói cậy quyền hống hách, sách nhiễu dân lành của các loại cai đội thời xưa: VD: “Cậu cai buông áo em ra / Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa”.
DIỄN GIẢNG: Aùo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê cho một chuyến đi làm việc công hiếm hoi 3 năm mới có một lần vậy mà cũng không có đủ trang phục. Thật là thảm hại, nhưng cũng có phần phóng đại để mỉa mai pha chút thương hại cái thân phận tép riu của cậu cai trong hàng ngũ thống trị nơi quan nha.
Người dân nói ra sự thật thảm hại nầy để lưu ý người nghe một chuyện khác: Nó phải bỏ tiền túi ra thuê áo thuê quần thì chắc nó phải tìm mọi cách kiếm chác cho ra trò để gỡ lại cho bõ chuyến công sai 3 năm mới có một lần.
HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT: các em hãy tóm tắt ND và NT của 4 bài ca dao châm biếm vừa phân tích ở phần ghi nhớ trang 53
Củng cố: GV cho HS đọc lại toàn bộ những bài ca dao vừa học một cách diễn cảm phù hợp với chủ đề. Dặn dò: Học thuộc lòng 4 câu ca dao châm biếm /51 SGK và phần ghi nhớ SGK/53 .Sưu tầm thêm các bài ca dao cùng chủ đề vào vở bài soạn.
Xem trước bài “Đại từ” và bài “Luyện tập tạo lập văn bản’, Soạn hai bài “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”
Aån dụ và phê phán kín đáo
Châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ
Cậu cai nón dấu lông gà
à Nghệ thuật phóng đại, thái độ mỉa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai
II/ Tổng kết:	
Ghi nhớ (sgk/53)
Luyện tập:
1/53 -> câu c.
2/53 -> Ca dao châm biếm nói trên giống truyện cười dân gian là đều tạo cho người đọc một trận cười thoải mái hoặc diễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội.
HOẠT ĐỘNG 6: LUYỆN TẬP
1/ 53 SGK
Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến C/, đó là cả 4 bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
2/ 53 SGK
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống truyện cười dân gian là diều tạo cho người đọc một trận cười vui thoải mái hoặc diểu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội.
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM MỞ RỘNG
Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi’ trong bài ca dao châm biếm thứ nhất?
Tham lam và ích kỉ.
Độc ác và tàn nhẫn.
Dốt nát và háo danh.
Nghiện ngập và lười biếng.
Bài ca dao châm biếm thứ ba phê phán cái gì?
Thói gia trưởng trong xã hội phong kiến.
Hủ tục ma chay.
Sự thờ ơ trước cái chết của người khác.
Gồm 2 ý b và c.
Con cà cuống trong bài ca dao thứ ba chỉ hạng người nào trong xã hội?
Thân nhân của người chết.
Những kẻ chức sắc trong làng xã.
Bọn lính tráng.
Những người cùng cảnh ngộ với người chết.
TƯ LIỆU VĂN HỌC
Cái cò lặn lội bờ ao 
 ND: Bài nầy vẽ chân dung một “ông chú” để rêu rao cầu hôn cho ông ta: hay tửu hay tăm (rựơu), hay nước chè đặc (chè), hay nằm ngủ trưa (lười biếng). Ngày, ước ngày mưa, đêm ước đêm dài để ngủ cho béo mắt. Đó là chân dung biếm họa anh lười làm biếng lại hay rượu chè, một mẫu người tuy hơi hiếm trong nhân dân ta nhưng thời nào, nơi nào cũng có.
 NT: câu đầu theo thể hứng, vừa để bắt vần, vừa để giới thiệu nhân vật, giọng điệu đùa cợt rất phù hợp với nhân vật sẽ được rêu rao cầu hôn. Ba nết hay và hai điều ước của ông “chú tôi’ có lẽ đủ khiến mọi cô yếm đào đều sợ hết vía.
Số cô chẳng giàu thỉ nghèo
ND: bài nầy mượn lời của chính người thầy bói để “lật tẩy” tất cả những người làm nghề mê tín nầy.
NT: mỗi lần cười (ba lần) lại nhận ra một điều dối trá, bịp bợm của lời đoán số, thể hiện tập trung ở lời nói nước đôi.
Cậu cai nón dấu lông gà 
ND: Chỉ hai nét bên ngoài “nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn” và một chi tiết đơn giản: “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”mỗi khi có chuyến quan sai, ba năm một lần, vậy mà vẽ ra được bức chân dung biếm họa về một cậu cai vừa lố bịch vừa buồn cười./.
NT: gợi tả bằng những nét đặc sắc.
(Bài ca dao tả cậu cai , người coi đám lính gác và phục dịch ở phủ huyện ngày xưa. Người dân ở cacù làng xã có việc phải đến phủ huyện đều phải qua nhân vật này và họ thường bị nhũng nhiễu, gây phiền hà, bị bóc lột.
Hình ảnh cậu cai được miêu tả với những nét đặc biệt: nón dấu lông gà tiêu biểu cho chức việc “người nhà quan”. Kế đó, để nhận diện là cậu cai cần ngón tay đeo nhẫn, chiếc nhẫn nói lên tính làm dáng, trai lơ của cậu cai ngày xưa, như lời ca dao: 
 Cậu cai buông áo em ra
 Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa.
Hơn nữa, vốn là cậu cai làm kiểng, nên trong ba năm chỉ được một lần quan sai đi công vụ, khiến cậu phải đi mượn áo thuê quần vì không có sẵn! Do đó, có thể cậu cai sẽ khai thác lợi lộc trong chuyến đi công sai của mình một cách tận tình.
MỘT SỐ BÀI ĐỌC THÊM (SGK)
Chập chập thôi lại cheng cheng 
ND: Bài ca dao nói về thầy cúng hoặc thầy pháp. Mở đầu, thầy gõ nhạc khí bằng đồng để mọi người chú ý. Sau đó, thầy yêu cầu các khoản lễ vật: con gà trống thiến cho thầy, đĩa xôi đầy cho thánh. Yêu cầu trên làm rõ bộ mặt thật của bọn người mượn danh thánh thần để lừa người, kiếm ăn.
NT: Dùng từ tượng thanh, gây chú ý để châm biếm.
Con mèo mầy trèo cây cau 
 ND: Đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Chuột và mèo là hai con vật vốn không thể sống chung với nhau. Như vậy không hề có chuyện mèo tử tế hỏi thăm chuột, chỉ có chuyện mèo rình rập lừa bắt chuột. Ngược lại, cũng không có chuyện chuột mang ơn kẻ thù truyền kiếp của mình bằng cách giỗ cha con mèo. Nội dung bài ca dao có ý ẩn dụ: khuyên những kẻ bị áp bức nên cảnh giác đối với bọn thống trị, đừng để bị lừa bởi vẻ bề ngoài của chúng.
 NT: ngôn ngữ chọn lọc, hàm ý sâu xa: “giỗ cha con mèo” là lời nguyền rủa độc địa, “hỏi thăm chú chuột “ thể hiện sự giả dối của mèo, “chuột đi chợ đường xa” hiểu theo ý nghĩa nào cũng đạt.
-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docb04-t2-cdchbiem(SL).doc