Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các thành phần biệt lập (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các thành phần biệt lập (tiếp)

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu; biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng các thành phần biệt lập.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng và đặt câu có sử dụng các thành phần trên.

B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài, ví dụ, bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: 1’ Sĩ số: Vắng:

II. Bài cũ: 2’ ? Thành phần biệt lập của câu là gì?

? Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong các câu sau:

a) Phiền một nỗi, anh ấy lại quá thương con.

b) Chao, đường còn xa lắm!

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các thành phần biệt lập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
104
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp)
Ngày soạn: 
8/2
Ngày dạy:
10/2
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu; biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng các thành phần biệt lập.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức sử dụng và đặt câu có sử dụng các thành phần trên.
B.PHƯƠNGPHÁP:
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên:
Soạn bài, ví dụ, bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:
1’
Sĩ số: Vắng:
II. Bài cũ: 
2’
? Thành phần biệt lập của câu là gì?
? Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong các câu sau:
a) Phiền một nỗi, anh ấy lại quá thương con.
b) Chao, đường còn xa lắm!
III. Bài mới:
1.Đặt vấnđề: 
1’
 GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu thành phần gọi - đáp.
* GV dùng bảng phụ ghi 2 ví dụ trong SGK, cho HS quan sát.
? Trong 2 từ in đậm, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
? Những từ dùng để gọi – đáp có tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu hay không? (Không)
? Trong những từ ngữ gọi – đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
? Vậy công dụng của thành phần gọi – đáp là gì?
* HS trả lời ghi nhớ 1.
* GV nhận xét, bổ sung thêm: 
- Phần gọi: dùng để thu hút sự chú ý của người nhận lời...
- Phần đáp: hồi âm phần gọi, xác nhận đã tiếp nhận lời.
I. Thành phần gọi – đáp.
1. Ví dụ:
- Này: dùng để gọi -> dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
- Thưa ông: dùng để đáp -> dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
2. Ghi nhớ 1: SGK 
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu thành phần phụ chú. 
* GV dùng bảng phụ ghi 2 ví dụ trong SGK, cho HS quan sát.
? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên có thay đổi không? Vì sao? 
(Không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó nằm ngoài cấu tríc ngữ pháp của câu).
? Câu a), các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 
? Trong câu b), cụm chủ vị in đậm, chú thích cho điều gì?
? Các từ in đậm được gọi là thành phần phụ chú. Em có nhận xét gì về vị trí của những từ này? (không bao giờ đứng đầu câu).
? Từ bài tập trên, em rút ra bài học gì về thành phần phụ chú?
* HS trả lời ghi nhớ 2.
* GV nhận xét, bổ sung:
- Thành phần phụ chú còn gọi là phần chú thích.
II. Thành phần phụ chú.
1. Ví dụ:
a) – và cũng là đứa con duy nhất của anh- chú thích cho cụm từ “ đứa con gái đầu lòng”.
b) tôi nghĩ vậy – chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”.
2. Ghi nhớ 2: SGK
Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn luyện tập.
? Tìm thành phần gọi – đáp và cho biết từ nào dùng để gọi, đáp, quan hệ?
* HS: lên bảng làm.
* GV nhận xét, cho điểm.
? Tìm thành phần gọi – đáp và cho biết lời gọi – đáp hướng tới ai?
? Tìm thành phần phụ chú và cho biết chúng bổ sung điều gì?
? Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
III. Luyện tập:
1 Bài tập 1:
- Từ dùng để gọi: Này.
- Từ dùng để đáp: Vâng.
- Quan hệ giữa người gọi và người đáp: quan hệ trên dưới, thân mật.
2. Bài tập 2:
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi
- Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung.
3. Bài tập 3:
a) - kể cả anh- giải thích cho cum từ “mọi người”.
b) – các thầy cô giáo...người mẹ - giải thích cho cụm từ “những người...cánh cửa này”.
c) - những người chủ...tới - giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d) – có ai ngờ - thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói – nhân vật tôi.
- thương thương quá đi thôi - thể hiện tình cảm mến thương của người nói. 
4. Bài tập 4: 
- Các thành phần phụ chú liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
IV. Củngcố:
2’
GV khái quát, hệ thống lại toàn bộ đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập đã học.
V. Dặn dò:
4’
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- Hoàn thiện các bài tập, làm bài tập 5: viết đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập: phụ chú.
- Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 5 (Văn nghị luậnvềvấnđềxãhội).
- Xem và tham khảo các đề trong SGK trang 33-34.
VI. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 104cac thanh phan.doc