Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Văn bản

Phong cách hồ chí minh

 Lê Anh Trà

v Mục tiêu cần đạt :

-Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh . Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , giữa dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị . Để càng thêm kính yêu Bác , tự nguyện học tập theo gương Bác .

-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu là góp phần làm nổi bậc vẽ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

-Từ lòng kính yêu tự hào về Bác , có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

-Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

v Chuẩn bị :

-Những mẫu chuyện vui về cuộc đời HCM .

-Tranh ảnh về Bác .

v Phương tiện dạy học :

-Bảng phụ .

-Các đoạn văn , mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp HCM .

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01	Ngày soạn : 03 / 9
Tiết : 01-02	Ngày dạy : 06 / 9
Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	 Lê Anh Trà
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh . Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , giữa dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị . Để càng thêm kính yêu Bác , tự nguyện học tập theo gương Bác .
-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu là góp phần làm nổi bậc vẽ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
-Từ lòng kính yêu tự hào về Bác , có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
-Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
CHUẨN BỊ : 
-Những mẫu chuyện vui về cuộc đời HCM .
-Tranh ảnh về Bác .
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
-Bảng phụ .
-Các đoạn văn , mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp HCM .
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định : KT sĩ số + Vệ sinh .
Kiểm tra bài cũ : Khái quát kiến thức NV 8 .
Bài mới : 
Giới thiệu bài : Xã hội ngày càng phát triển , chúng ta luôn chịu sự tác động từ nhiều phía . Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo. Vậy , làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em .
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả – tác phẩm.
GV goị HS đọc chú thích và hỏi:
? Em hiểu gì về tác giả (khó).
GV : giới thiệu qua về tác giả.
? GV hỏi xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu).
? Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác ?
GV hướng dẫn đọc- hiểu văn bản và tìm bố cục.
- GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh)
GV đọc mẫu 1 lượt.
Chú thích:
- GV: yêu cầu HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ 
Hoạt động của Trò
- Đọc 
-HS phát biểu dựa vào chú thích .
- “Trích trong phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
- (HS nêu các cuốn sách đã đọc)
 a. Đọc
 -HS đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
- HS đọc theo chỉ định của GV – theo dõi bạn đọc và nhận xét, sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV
Nội dung
I. Đọc – chú thích :
1. Tác giả :
 (xem SGK)
2. Tác phẩm :
- “Trích trong phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Chú thích từ : SGK / 7
trọng tâm: truân chuyên, bộ chính trị, hiền triết, thuần đức.
- HS đọc thầm chú thích và trả lời theo yêu cầu.
Bố cục văn bản:
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích phần 1.
* Bước 1: Tìm hiểu phần 1
- GV gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi:
? Nội dung chính của phần 01 là gì ?
? Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh tiếp thu tinh hoa VH của Người ?
- GV có thể dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
- Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ.
 + Năm 1941 rời bến cảng Nhà Rồng.
 + Qua nhiều cảng trên thế giới.
 + Thăm và ở nhiều nước.
? Trong hoàn cảnh gian nan , vất vả đó Bác làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
? Chìa khóa để mở ra tri thức nhân loại là gì?
 Kể một số chuyện mà em biết?
(GV dựa vào mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch)
? Để khám phá ra những tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiển.
? Động lực nào giúp người có được những tri thức ấy? tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa những ý em đã trình bày.
? Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
-Phương thức bđ chính luận .
-Loại văn bản Nhật dụng .
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhầp với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
* Bố cục 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
HS suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài.
-HS : đọc thầm 
-Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại .
(HS suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản).
-HS thảo luận theo cặp ( 02 HS )
HS: dựa vào văn bản đọc để dẫn chứng.
- Động lực: ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu:
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 + Làm nhiều nghề.
 + Đến đâu cũng học hỏi.
- Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
2. Tìm bố cục
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhầp với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
-Phần 01 : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại .
-Phần 02 : Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh .
3. Phân tích :
a) Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
-Hoàn cảnh :
+ Hoạt động cách mạng .
+ Tìm đường cứu nước .
c Gian nan , vất vả .
-Cách tiếp thu: nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
-Qua công việc lao động mà học hỏi.
- Động lực: ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu .
? Vốn tri thức văn hoá của Người như thế nào ?
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác à hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
? Kết quả Hồ Chí Minh có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào và theo hướng nào?
? Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? câu văn nào trong văn bản đã nói điều đó? vai trò của câu này trong toàn văn bản?
Liên hệ : Việc hội nhập văn hoá nhân loại như thế có lợi hay hại ( VD ) ?
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV chốt lại cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục.
? Để làm nổi bậc vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (tiết 2 tiếp)
* Củng cố, hướng dẫn học ở nhà.
Tiếp tục sưu tầm tài liệu chuẩn bị phần 1 – 3 cho tiết học sau.
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích phần 2.
? Qua việc bàn về sự tiếp thu VH nhân loại , VB ca ngợi điều gì ?
- GV: bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh? 
? Phần văn bản nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? (đọc và cho biết điều đó).
? Trình bày nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào? Phương diện cơ sở nào?
- HS chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
- GV: nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào?
(Thăm cỏi Bác xưa Tố Hữu)
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? biểu hiện cụ thể.
? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế 
 Hồ Chí Minh có vốn kiến thức:
 + Rộng: từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
 + Sâu: uyên thâm.
Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
=> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tản văn hóa dân tộc.
-Lợi : có đk giao lưu với nhiều nềnVH hiện đại .
-Hại : nhiều luồng VH tiêu cực . Ta phải nhận ra , tiếp thu có chọn lọc .
* Luyện tập
- HS thảo luận nhóm phát hiện câu văn cuối phần 1, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề à lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
-Nét đẹp trong lối sống của Bác .
-Bác hoạt động ở nước ngoài .
-HS: phát hiện thời kỳ Bác làm chủ tịch nước sau khi đã đọc.
-Nơi ở , trang phục , ăn uống .
- Nơi ở và làm việc: nhỏ bé, mộc mạc: chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ chính trị.
Đồ đạc đơn sơ mộc mạc.
- Trang phục giản dị: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
c Bác là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
-Vốn kiến thức của Người thật sâu rộng , uyên thâm . Tiếp thu có chọn lọc .
=> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tản văn hóa dân tộc.
b ) Nét đẹp lối sống Hồ Chí Minh :
-Nơi ở và làm việc : nhỏ bé , mộc mạc , đơn sơ .
-Trang phục giản dị , đơn sơ .
nào? 
? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời kỳ của Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- GV bình bằng dẫn chứng Tổng Thống Bil-Clin Tơn thăm Việt Nam.
? Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS thảo luận.
Hỏi: để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
(đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng)
- HS đọc lại “và người sống ở đó à hết”.
? Tác giả đã so sánh cách sống của Bác với những vị hiền triết nào ?
? Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trải – vị anh hùng dân tộc ở thế kỷ XV. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
G.V : Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân qua ảnh...
Ø Hoạt động 5: ứng dụng liên hệ bài học.
- GV giảng và nêu câu hỏi:
 Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
HS thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó?
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
HS phát biểu theo suy nghĩ .
- HS thảo luận nhóm.
=> Hồ Chí Minh đã chọn lối sống vô cùng giản dị.
-Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm .
+ Giống: giản dị thanh cao.
 + Khác: Bác gắn bó sẽ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
-Nghe và xem tranh .
- Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
- Nguy cơ có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
-Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc ,ï đem nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa?
.
GV: chốt lại:- Vấn đề ăn mặc.
 - Cơ sở vật chất.
 - Cách nói năng, ứng xử.
 Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện tại vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở.
- Muốn xây dựng CNXH thì trước hết phải có con người mới XHCN.
 Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (Di chúc).
 Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
Ø Hoạt động 6: hướng dẫn luyện tập toàn bài.
- HS kể GV bổ sung.
- Gọi HS dọc.
- GV hát minh họa.
HS: sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức , lối sống có văn hoá .
HS thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến
* Ghi nhớ (SGK)
III. LUYỆN TẬP
1. Kể một số chuyện về lối sống giản dị của Bác.
 2. Đọc thêm: Hồ Chí Minh ...
 3. Hát minh họa “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”.
4. Đánh giá : 
? Em học được gì từ tấm gương Hồ Chí Minh ?
? Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá ?
? Kể chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của HCM ?
5. Hoạt động nối tiếp :
- Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ trong SGK .
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
G.v nhận xét và đánh giá giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_1_2_van_ban_phong_cach_ho_chi.doc