Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này

- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản

*TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền đựơc phát triển, bảo vệ của trẻ em Việt Nam

2. Kỹ năng:

- Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản

3. Thái độ:

- Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em.

B.CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên :

- Giáo án, SGK.

- Bảng phụ, tranh ảnh.

 2/ Học sinh:

- Soạn bài.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 03	 	Ngày soạn : 04.9.2010
Tiết : 11	 	Ngày dạy : 07/08.9.10
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản
*TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền đựơc phát triển, bảo vệ của trẻ em Việt Nam
2. Kỹ năng: 
Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản
3. Thái độ: 
- Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em.
B.CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ, tranh ảnh.
	2/ Học sinh:
- Soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
H - Em cảm nhận được gì về vấn đề hạt nhân qua văn bản của Mác-két ? ( 7 đ )
	- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người, đe dọa sự sống trên trái đất, phá hủy cuộc sống tốt đẹp, đi ngược lí trí và sự tiến hóa của tự nhiên. Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G G Mác két đối với hòa bình của nhân loại.
H – Suy nghĩ của em khi được sống như hiện nay? ( 3 đ ) ( HS tự suy nghĩ )
3/ Bài mới :
Giới thiệu bài:
	“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ 
em với đất nước, với nhân loại. Song, hiện nay vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bên cạnh 
những mặt thuận lợi còn đang gặp những khó khăn, thách thức cản trở không nhỏ ảnh hưởng sấu đến 
tương lai phát triển của các em. Văn bản “Tuyên bố ” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu xuất xứ văn bản
 H - Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về xuất xứ của văn bản này ?
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
* GV đọc mẫu một lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các HS khác nhận xét.
H – Bố cục của văn bản, ý chính mỗi phần?
H - Nêu chủ đề của tác phẩm?
Hoạt động 3 : Phân tích
* GV cho HS đọc mục 1,2 .
GV Trong phần mở đầu đã nêu ra vấn đề gì? (Vì sao lại cần phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?).
HS tìm kiếm trả lời
GV : Điều đó cho ta thấy được điều gì ?
HS: Sự quan tâm của cộng đồng thế giới tới trẻ em
GV : Nhận xét phần mở đầu? (ngắn gọn hay dài dòng )
H - Trong phần này tác giả đã chỉ ra thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào?
H - Em hãy chỉ ra những mặt gây hiểm họa cho trẻ em trên thế giới hiện nay? 
- Là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc.Đói nghèo, vô gia cư, dịch bênh, mù chữ, môi trường xấu.
- Gọi HS đọc chú thích 3 ở SGK nói về chế dộ A – Pác- Thai.
H. Theo em, các nguyên nhân ấy ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ em ?
- Nhiều trẻ em chết.. Hàng ngày có tới 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật.
* GV đưa ra tranh ảnh về tình trạng nạn đói ở Nam phi cho HS hiểu rõ thêm.
H - Qua đó em hiểu biết gì về tình hình đời sống của trẻ em trên thế giới và trẻ em ở nước ta hiện nay như thế nào ?
- Khó khăn, một số nơi đói kém, mù chữ.
- Ở nước ta được chăm sóc, bảo vệ.. 
H - Em có nhận xét như thế nào về cách viết văn trong phần phân tích trên đây ? 
H - Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của văn bản ?
Giáo viên chia nhóm HS thảo luận :
H - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em có những hiểu biết gì về hoàn cảnh sống của trẻ em trong nước cũng như trên thế giới hiện nay ? 
I/ Giới thiệu
- Văn bản này trích trong Bản Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc ngày 30.9.1990.
II/ Đọc-hiểu văn bản
1.Bố cục:
- Sự thách thức : Thực trạng cuộc sống và hiểm họa mà trẻ em đang gánh chịu.
- Cơ hội : Khẳng định những điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Nhiệm vụ : Những nhiệm vụ cụ thể có tính toàn cầu về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Chủ đề : Kêu gọi thế giới hãy quan tâm hơn nữa đến trẻ em.
III/ Phân tích
1.Quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới là vấn đề mang tính chất nhân bản 
- Mục 1: Mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị đó là:
“Cam kết và ra lời kêu gọi với toàn nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”.
- Mục 2: Khẳng định trẻ em có quyền được sống
, được bảo vệ và phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính 
chất khẳng định: Sự quan tâm sâu sắc của công đồng quốc tế đến quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới, đây là vấn đề mang tính chất nhân bản. 
2 .Thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới 
- Trẻ em là nạn nhân của: 
 + Chiến tranh 
 + Bạo lực 
 + Sự phân biệt chủng tộc
 + Sự phân biệt chiếm đóng .
 - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
à Cách lập luận ngắn gọn, con số cụ thể và từ chỉ số lượng: thực tế bất hạnh của nhiều trẻ em và thách thức đối với chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân 
	4/ Củng cố:
	H - Em hãy chỉ ra những mặt gây hiểm họa cho trẻ em trên thế giới hiện nay? 
	5/ Dặn dò:
	- Học bài.
	- Chuẩn bị: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
( tiếp).
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần : 03	 	Ngày soạn : 04.9.2010
Tiết : 12	 	Ngày dạy : 07/08.9.10
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM ( Tiếp theo ).
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản
*TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền đựơc phát triển, bảo vệ của trẻ em Việt Nam
2. Kỹ năng: 
Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu về văn bản nhật dụng
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản
3. Thái độ: 
- Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em.
B.CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ, tranh ảnh.
	2/ Học sinh:
- Soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
 	H - Em hãy chỉ ra quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới là vấn đề mang tính chất nhân bản, thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới hiện nay? ( 7 đ )
- Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định: Sự quan tâm sâu sắc của công đồng 
quốc tế đến quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới, đây là vấn đề mang tính chất nhân bản. 
- Trẻ em là nạn nhân của: 
 	+ Chiến tranh 
 	+ Bạo lực 
 	+ Sự phân biệt chủng tộc
 	+ Sự phân biệt chiếm đóng .
 	- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
H – Suy nghĩ của em khi được sống như hiện nay? ( 3 đ ), ( HS tự suy nghĩ )
3/ Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Bác Hồ từng viết: 
"Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan''.
Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện đang được đón nhận sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và xã hội. Song các em cũng đang đứng trước những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu tới tương lai phát triển của các em. Một phần của bản '' Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em'' tại Hội nghị cấp cao thế giới họp cách đây 17 năm ( 1990) 
đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này mà tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Phân tích
* GV cho HS đọc phần “Cơ hội”, yêu cầu HS dựa vào SGK để giải nghĩa các từ “Công ước”, “ Quân bị”. 
H - Em hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ?
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiêu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thề được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội. 
H - Em hãy cho biết sự quan tâm của Nhà nứơc ta đối với trẻ em hiện nay nt nào?
-Đảng và Nhà nước quan tâm: Tổng Bí thư thăm và tặng qua cho các cháu thiếu nhi, nhiều tổ chức XH tham gia tích cực chăm sóc bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này)
- GV dùng tranh minh họa, băng hình.
H - Em biết những tổ chức nào của nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt nam?
- Ban bảo vệ CSBVBM Trẻ em, TW hội LHPN Việt nam, Đoàn TNCS HCM 
* GV cho HS đọc phần “Cơ hội”, yêu cầu HS dựa vào SGK để giải nghĩa các từ “Công ước”, “ Quân bị”. 
H - Em hãy tóm tắt các đề xuất cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ?
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiêu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thề được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội. 
H - Em hãy cho biết sự quan tâm của Nhà nứơc ta đối với trẻ em hiện nay nt nào?
-Đảng và Nhà nước quan tâm: Tổng Bí thư thăm và tặng qua cho các cháu thiếu nhi, nhiều tổ chức XH tham gia tích cực chăm sóc bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này)
- GV dùng tranh minh họa, băng hình.
H - Em biết những tổ chức nào của nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt nam?
- Ban bảo vệ CSBVBM Trẻ em, TW hội LHPN Việt nam, Đoàn TNCS HCM 
GV chuyển ý sang phần 3.
- Gọi HS đọc lại phần 3.
H - Phần này có thể chia ra bao nhiêu mục?
Mỗi mục nêu lên những nhiệm vụ gì ?
H - Em có nhận xét gì nhiệm vụ được nêu ra ở các mục trên?
- Cụ thể, toàn diện.
H - Văn bản đã nêu ra những điều kiện thuận lợi như thế nào trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em ?
H - Văn bản đã nêu ra những nhiệm vụ nào trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em ?
Hoạt động 2 : Tổng kết.
H - Dựa vào những gì đã tìm hiểu, em hãy nêu những nét ... p không tuân thủ phương châm hội thoại
2. Kỹ năng
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại 
3. Thái độ 
- Hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B.CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
 - Giáo án, SGK.
 - Bảng phụ.
	2/ Học sinh:
 - Xem trước bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ: 
 Cho HS làm kiểm tra 15 phút
	Câu hỏi:
	a/ Kể ra, nêu định nghĩa về năm phương châm hội thoại đã học?
	b/ Các ví dụ sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào?
	b 1 - Cô ấy nhìn em bằng đôi mắt yêu thương.
	b 2 - Con rắn tôi đã gặp dài khoảng 13 mét.
	b 3 - Vịt là một loại gia cầm nuôi ở nhà.
	c/ Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự?
	Đáp án:
	a/ Nêu được năm phương châm, nêu được định nghĩa, mỗi phương châm 1,5 đ, SGK trang 9, 10, 21, 22, 23.
	b/ Mỗi ví dụ đúng 1 đ.
	b 1 - Không vi phạm.
	b 2 - Chất.
	b 3 - Lượng.
	c/ Nói giảm, nói tránh 1 đ.
	- Cho ví dụ đúng 1 đ.
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài :
Chúng ta đã học qua các phương châm hội thoại. Nhưng phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ. Vì vậy, bài học hôm nay chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1 : Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
* GV cho học sinh đọc truyện cười “Chào hỏi”.
H - Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao ?
 ( Chàng rể đã quấy rầy người khác khi họ đang làm việc, anh ta chẳng phải là người lịch sự)
H - Trong trường hợp nào thì sự chào hỏi của chàng rể mới được coi là lịch sự ?
 ( HS tự trả lời )
H - Em hãy tìm thêm một vài ví dụ tương tự như tình huống trên ?
H à Em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
Hoạt động 2 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
* GV cho học sinh đọc bốn trường hợp nêu ra .
1. Đọc lại các ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
( Ngoại trừ ví dụ về “Người ăn xin”, còn lại tất cả các tình huống đã nêu ra đều vi phạm phương châm hội thoại. )
H - Hãy nêu nguyên nhân của sự vi phạm ấy ?
 ( Người nói hoặc vô ý, hoặc vụng về, hoặc thiếu văn hóa giao tiếp )
2. Đọc đoạn đối thoại sau, chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.
An : - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không ? 
Ba : - Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.
H - Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy ?
 ( Do không biết chính xác năm nào nên Ba đã trả lời không đúng như An mong muốn. Ba vi phạm PC về lượng vì cung cấp thông tin không đủ.
 Tuy vậy, vì Ba không muốn nói bậy một năm cụ thể nào nên thà vi phạm PC về lượng còn hơn vi phạm PC về chất. Nghĩa là An đã ưu tiên cho một PCHT khác quan trọng hơn. )
3. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy ? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
 ( Bác sĩ sẽ không tuân thủ phương châm về chất vì lý do nhân đạo không muốn bệnh nhân mình tuyệt vọng )
 H à Từ hai tình huống nêu trên, em hãy cho biết nguyên nhân của việc vi phạm phương châm hội thoại?
4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không ? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào ?
 ( Nếu xét vẻ bề ngoài thì đúng là câu nói này đã vi phạm PC về lượng vì nói ra một câu thừa, ai chẳng biết tiền bạc là tiền bạc. Nhưng nếu xét hàm ý thì câu này không vi phạm phương châm ấy, bởi ý nghĩa thật của nó nằm phía sau ngôn từ, rằng tiền bạc thì dẫu quan trọng thật đấy nhưng không thể thay thế cho nhiều thứ khác thiêng liêng hơn trong đời. Vì lý do muốn gây sự chú ý buộc người nghe phải suy nghĩ mà người nói đã không hiển ngôn ý đó ra. )
H à Trong trường hợp này, vì nguyên nhân gì mà người nói đã cố tình làm như vi phạm PCHT ?
Hoạt động 3 : Bài tập 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm.
 1. Đọc mẩu chuyện trong SGK/ tr.38 và trả lời câu hỏi
H - Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
2. Đọc đoạn trích trong SGK/ tr.38 và trả lời câu hỏi.
H - Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao ?
I/ BÀI HỌC 
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
* Ví dụ SGK/36 Truyện cười : Chào hỏi
* Nhận xét :
 - Chàng rể đã tuân thủ phương châm lịch sự vì:
 + Gặp người đã chào hỏi. Tuy nhiên phương châm lịch sự chưa phù hợp
=>Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp như : Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ?
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
 - 5 tình huống đã học thì chỉ tình huống của phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại
* Ví dụ 2 SGK /37
- Câu trả lời không cung cấp đủ thông tin
-> Phương châm về lượng không được tuân thủ
- Câu trả lời chung chung
-> Không tuân thủ phương châm về chất
* Ví dụ 3 :SGK/37
- Phương châm về chất không được tuân 
thủ 
->Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau :
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II/ BÀI TẬP :
1. Câu nói của ông bố thoạt nghe như không hề có sự vi phạm nào, nhưng trong trường hợp giao tiếp cụ thể này, ông bố đã vi phạm phương châm cách thức. Bởi vì đứa bé mới chỉ có 5 tuổi thì không thể biết đọc chữ nên không thể xác định được đâu là cuốn “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”. Cách thức trả lời của ông bố như vậy là không rõ ràng, khiến người nghe là đứa bé không hiểu được. 
2. Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. 
 Việc không tuân thủ phương châm ấy không có lí do chính đáng vì văn hóa giao tiếp sơ đẳng nhất là khi đến nhà của một ai, buộc khách phải chào hỏi chủ nhà trước đã. Trong trường hợp này, dù cho có lý do chính đáng hay không cũng buộc phải tuân thủ phương châm lịch sự.
4/ Củng cố:
	H - Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp?
	H - Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
5/ Dặn dò:
- Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân. GV gợi ý qua truyện cười hoặc truyện dân gian
Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh trả lời:
-Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh
a/ Theo em người học sinh đó trả lời có đúng yêu cầu hay không ? Giải Thích?
b/ Cuộc hội thoại có thành công không?
- Chuẩn bị: Làm bài viết số 1 ( Thuyết minh )
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần : 03	 	Ngày soạn : 04.9.2010
Tiết : 14-15	 	Ngày dạy : 10/11.9.10
BÀI VIẾT SỐ 1 VĂN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiểu và biết lập dàn ý, triển khai ý và hoàn chỉnh bài văn thuyết minh
2. Kỹ năng
- Biết viết bài văn thuyết minh theo đề bài đã cho có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là miêu tả
3. Thái độ 
- Nghiêm túc, có ý thức giữ gìn trật tự trong giờ làm bài
B.CHUẨN BỊ :
	 1.Giáo viên:
Giáo án, ra đề 
 2.Học sinh:
	- Giấy kiểm tra.
	- Ôn bài, học dàn ý.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Làm bài viết:
* Đề bài :
	Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
Đáp án – Biểu điểm.
BỐ CỤC
NỘI DUNG
ĐIỂM
Mở bài
Giới thiệu chung về cây lúa trên đồng ruộng Việt nam
1 đ
Thân bài
	1/-Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời nguyên thủy được con người thuần hóa thành lúa trồng.
	2/-Đặc điểm:Thuộc họ lúa, thân mềm,lá dài, vỏ có bọc ngoài.
	 Cây nhiệt đới, ưa sống dưới nước, ưa nhiệt độ cao
	3/-Các loại lúa:
	 +Dựa vào đặc điểm của hạt; Lúa nếp và lúa tẻ. Trong họ nếp lại có các giống nếp hoa vàng, nếp mỡ, nếp nàng tiên.Trong họ lúa tẻ cũng có nhiễu giống lúa: lúa tài nguyên, lúa lài, lúa sơ ri, lúa nàng hương.
	 +Dựa vào đặc điểm thích nghi của các giống lúa : Lúa nước và lúa cạn. Lúa nước là giống được trồng phổ biến ở nước ta.
	4/-Các vựa lúa lớn: vựa lúa đồng bằng châu thổ sông Hồng và vựa lúa đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ngoài ra, còn các vựa lúa ở dãy đồng bằng ven biển miền Trung
	5/-Lợi ích, vai trò của câylúa trong đời sống con người:
	 +Thân lúa làm thức ăn cho gia súc, xưa kia nhân dân ta cón dùng để lợp nhà, làm chất đốt.
	 +Hạt lúa chế biến thành gạo, là nguồn lương thực chình trong đời sống con người. Ngoài ra, hàng năm ta còn xuất khẩu ra nước ngoài một lượng gạo lớn, đứng hàng thứ hai trên thế giới.
	 +Từ hạt gạo, hạt nếp, người ta còn chế biến ra các loại bánh rất ngon và có giá trị:bánh chưng, bánh giầy , bánh tét.
	6/-Cây lúa trong tình cảm con người:
	 +Cây lúa với các lễ hội: hội xuống đồng, lễ cúng cơm mới
	 +Cây lúa đi vào thơ ca, nhạc, họa.
	 +Cây lúa gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam.
1 đ
1 đ
2 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
 4. Củng cố:
- Nhắc học sinh kiểm tra, đọc kĩ bài làm trước khi nộp.
5. Dặn dò:
- Ôn lại lí thuyết thuyết minh.
- Chuẩn bị: Chuyện người con gái Nam Xương SGK trang 43.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docN T BON TUAN 3.doc