Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại

HỘI THOẠI

( TT)

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại .

- Vận dụng hiểu biết về lượt lời và quá trình hội thoại nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ .

II . CHUẨN BỊ :

- GV : Giáo án + SGK + ĐDTQ.

- HS : Soạn bài + SGK .

III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1- Kiểm tra bài cũ :

Câu hỏi : Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Có thể xác định vai xã hội những quan hệ bằng những quan hệ nào?

Đáp án : Vai xã hội là vị trí của những người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :

+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác , thứ bậc trong gia đình và xã hội ).

+ Quan hệ thân – sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) .

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 111: Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/03/2010
Ngày dạy : 29/03/2010
Tuần : 30 ; Tiết : 111. 
HỘI THOẠI 
( TT)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
- Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại . 
- Vận dụng hiểu biết về lượt lời và quá trình hội thoại nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ . 
II . CHUẨN BỊ : 
- GV : Giáo án + SGK + ĐDTQ.
- HS : Soạn bài + SGK . 
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1- Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi : Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Có thể xác định vai xã hội những quan hệ bằêng những quan hệ nào? 
Đáp án : Vai xã hội là vị trí của những người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : 
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác , thứ bậc trong gia đình và xã hội ).
+ Quan hệ thân – sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) .
2- Giới thiệu bài mới : 
3- Tổ chức hoạt động dạy và học : 
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
Hợt động của trò
I . Lượt lời trong hội thoại : 
1- Ví dụ :(SGK Trang 92– 93)
2- Nhận xét : 
- Người cô : 6 lượt .
- Chú bé Hồng: 2 lượt .
- Có 3 lần lẽ ra Hồng được nói nhưng lại im lặng à thái độ bất bình đối với những lời nói của người cô . 
- Hồng không cắt lời cô vì ý thức được rằng vai dưới không được phép xúc phạm vai trên(người cô) .
* Ghi nhớ : ( SGK ) 
* HĐ1: 
- Yêu cầu HS đoạn lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô ( Đoạn trích SGK Tr 92 – 93)
- Trong cuộc thoại đó , mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
Treo bảng phụ .
- Theo em , có bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ?
- Sự im lặng đó thể hiện thái độ gì của Hồng đối với những lời nói của người cô ?
- Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ? 
- Qua tìm hiểu ví dụ , em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại ?
-Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì ?
- GV khái quát lại và cho HS đọc ghi nhớ . 
Đọc .
Trình bày .
Theo dõi .
Trả lời .
Suy nghĩ trả lời .
Trả lời .
Trả lời .
Trả lời .
Đọc
II . Luyện tập : 
Bài tập 1 (trang 102)
- Người nói nhiều lượt : cai lệ (5 lượt ) và chị Dậu (6 lượt) .
- Kẻ cắt lời người khác : cai lệ .
- Xét về cách thể hiện – tính cách .
+ Chị Dậu:Từ chỗ nhún nhường đã vùng lên kháng cự , thay đổi cách xưng hô à mạnh mẽ , đảm đang 
+ Cai lệ : Cắt lời người khác,nói nhiều câu côïc lốc , thô lỗ ,  giọng hầm hè , hành động côn đồ à hung bạo , hống hách . 
Bài tập 2 ( 103-106)
a- Lúc đầu , cái Tí nói nhiều , rất hồn nhiên , còn chị Dậu thì chỉ im lặng . 
- Về sau cái Tí nói ít hẳn đi , còn chị Dậu lại nói nhiều hơn . 
b- Rất phù hợp tâm lý nhân vật :
- Lúc đầu , cái Tí vô tư là vì chưa biết sắp bị bán đi , còn chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng .
- Về sau , cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn ít nói hẳn đi . Còn chị Dậu phải nói để thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mẹ .
c- Việc tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí làm cho chị Dậu đau lòng hơn khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo , đảm đang và càng tô đậm nổi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí . 
Bài tập 3( 107)
Nhân vật “ Tôi “ hai lần im lặng : 
- Lần đầu im lặng vì : Ngỡ ngàng à hãnh diện à xấu hổ . 
- Lần hai không trả lời mẹ vì muốn khóc quá . 
* HĐ2: 
- Cho HS đọc bài tập 1 ( Trang 102 ) yêu cầu HS chú ý đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ . ( Phát cho hs đoạn trích đã photo sẵn )
- Xác định nhân vật nới nhiều lượt nhất ?Mỗi nhân vật đã nói bao nhiêu lượt?
- Ai là người cắt lời người khác ?
- Cách thể hiện của mỗi nhân vật khi tham gia hội thoại như thế nào . Từ đó em hãy khái quát tính cách của mỗi nhân vật ?
(Chú ý:chỉ tìm hiểu nhân vật nói nhiều lượt) 
Phát phiếu học tập
Cho HS thảo luận 3 phút
 ( Người nhà lý trưởng coi thường người khác nhưng có phần giữ gìn hơn ; Anh Dậu à cam chịu ) 
- Yêu cầu Hs chú ý đoạn trích từ trang 103 đến trang 106 ( đã đọc trước ở nhà ).
- Chia nhóm cho hs thảo luận.
( Phát phiếu học tập )
- Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?
- Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lý nhân vật không ? 
Vì sao ? 
( Treo bảng phụ )
- Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc BT 3 (Trang 107)
- Dựa vào những điều đã biết về truyện “ Bức tranh của em gái tôi “ và đoạn trích , hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “ Tôi “ biểu thị điều gì ?
Đọc .
Trả lời .
Trả lời .
Nhận phiếu .
Thảo luận .
Trình bày .
Đọc .
Thảo luận .
Trình bày .
(Theo dõi ).
Trình bày .
Đọc .
Trình bày .
4- Củng cố - dặn dò :
- Lượt lời là gì ? Trong hội thoại , cần chú ý điều gì về lượt lời ?
- Về nhà học bài phần ghi nhớ . Làm bài tập còn lại .
 Chuẩn bị “ Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận “ . 
 Trí phải , Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Duyệt của Lãnh đạo Trường	 Giáo Viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(40).doc