Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 12: Nhân vật từ hải và sự thể hiện khát vọng tự do,công lí trong Truyện Kiều

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 12: Nhân vật từ hải và sự thể hiện khát vọng tự do,công lí trong Truyện Kiều

NHÂN VẬT TỪ HẢI VÀ SỰ THỂ HIỆN

KHÁT VỌNG TỰ DO,CÔNG LÍ TRONG TRUYỆN KIỀU

A-Mục tiêu cần đạt :

 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau :

- Khát vọng của Ng. Du về tự do, công lí qua nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều

- Những sáng tạo của Nguyễn Du ở nhân vật này so với VB gốc trong K.V.K.T. của Thanh Tâm Tài Nhân-TQ

- Cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” .

B-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học .

1.Kiểm tra bài cũ

2.Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 12: Nhân vật từ hải và sự thể hiện khát vọng tự do,công lí trong Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 07-11-2009
Tiết : 12
Nhân vật từ hải và sự thể hiện 
khát vọng tự do,công lí trong truyện kiều
A-Mục tiêu cần đạt :
 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
- Khát vọng của Ng. Du về tự do, công lí qua nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều 
- Những sáng tạo của Nguyễn Du ở nhân vật này so với VB gốc trong K.V.K.T. của Thanh Tâm Tài Nhân-TQ
- Cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” .
B-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học .
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới:
Khát vọng tự do công lý trong “Truyện Kiều” thể hiện ở mặt nào ? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ ?
-XD nhân vật Từ Hải ; em thấy có gì khác thường ? (Từ lúc xuất hiện tài năng, tính cách )
-Việc XD nhân vật Từ Hải , Nguyễn Du muốn thể hiện khát vọng ? 
-Để cho nhân vật Từ Hải cưới nàng Kiều , em có nhận xét ntn?
Em có suy nghĩ như thế nào về hình tượng “chết đứng” của Từ Hải ?
Nhân vật Từ Hải giúp em liên tưởng như thế nào về hiện thực xã hội đương thời ?
Theo em , Nguyễn Du đã đứng trên quan điểm nào để xây dựng “Truyện Kiều” ?
Quan điểm của Nguyễn Du khi đưa một người phụ nữ giang hồ lên địa vị cao nhất của chế độ phản ánh điều gì ?
A.Khát vọng tự do , công lý ...
-Khát vọng tự do trong “Truyện Kiều” được thể hiện rõ nhất thông qua nhân vật Từ Hải . Nếu coi xã hội phong kiến là một sự tù túng, giam hãm , chật chội thì Từ Hải giống như một con chim đại bàng không chịu nổi sự chật trội tù túng ấy . Điều đó được thể hiện qua miêu tả hình hài của nhân vật với những nét khác thường .
Râu hùm hàm én mày ngài 
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
gươm đàn nửa gánh một chèo
Từ Hải đội trời , đạp đất giang hồ , vẫy vùng dọc ngang bở khơi : 
“Đội trời đạp đất ở đời”
Từ kích thước cũng vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường Từ Hải không phải con của một nhà , một gia đình , một làng xóm . Chàng là con của trời đất , của vũ trụ cuả giang hồ . Đó là khát vọng tự do mà Nguyễn Du muốn biểu hiện . Từ Hải bước vào “Truyện Kiều” và đem đến cho Thuý Kiều một không khí khác hẳn . Bầu trời như sáng ra , không gian như cao thêm , . Cái suy nghĩ nói năng hành động  , tất cả đều khác ngày thường .
Đi tìm người chi kỷ ở lầu xanh quả là một điều lạ đời . Nhưng đối với Từ , nghe tin lành đồn xa , Từ đến đây để tìm người tri ân chứ không phải truy hoan .
“Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều 
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng
Thiếp danh đưa đến lầu hồng 
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”
+Đây quả là một đôi : “trai anh hùng, gái thuyền quyên” 
phơ nguyền sáng phượng đẹp duyên đồng”
Từ Hải đã giúp Thuý Kiều báo an , báo oán, giúp nàng từ một gái lầu xanh , trở thành một bà nhất phẩm phu nhân , trừng trị mọi cái ác , cái xấu ở đời .
Đó là ước mơ cao nhất , trăn trở nhất của Nguyễn Du trong xã hội có nhiều thế lực bạo tàn . Người phụ nữ phải chịu mọi điều bất hạnh .
-Chỗ đứng của Từ Hải là đất trời 
Nghênh ngang một cối đất trời 
Thiếu gì báo quả , thiếu gì báo ân .
Nhưng khi nghe lời Kiều vì bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải đã “chết đứng” . Khi còn sống thì Từ Hải vượt cao lên sự thấp hèn của chế độ phong kiến . Cái chết trụ kình của Từ Hải nói lên sự không khuất phục . Nó như một lời thách thức đối với một xã hội giả dối , sự tố cáo chế độ xã hội đó khôngchấp nhận một tài năng , dù tài năng đó đã quy hàng . Trong xã hội không có chỗ đứng cho những nhân tài: “chữ tài liền với chữ tai một vần”
+ Từ Hải giống như một ngôi sao băng vượt qua bầu trời xã hội phong kiến như một tia chớp: (Bóng dáng của Quang Trung-Nguyễn Huệ và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn)
. Ước mơ công lý của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua màn báo ân báo oán .
 Trong một cuộc đời lưu lạc, Thuý Kiều luôn cố gắng vươn lên . Chấp nhận lấy Thúc Sinh là nàng cố gắng thoát ra khỏi lầu xanh . Theo sở khanh là trốn khỏi Tú Bà . Trốn khỏi Hoạn Thư là muốn thoát khỏi trần gian .
Sống với Từ Hải là một điều mong mỏi khát khao suốtcả cuộc đời lưu lạc của nàng .
 Ước mơ của một cuộc sống tốt đẹp , 
cái xấu , cái ác bị trừng trị , cuộc sống công bằng , cái tốt được đến bù . Nguyễn Du đã đứng trên quan điểm triết học dân gian “ở hiền gặp lành” , gieo gió gặp bão .
Nguyễn Du đã giúp “Truyện Kiều” dựng lên một toà án , chánh án là Thuý Kiều một quan toà giữa thanh thiên bạch nhật thể hiện một công lý , minh bạch đồng thời cũng rất uy nghi 
“Trướng hùm mở giữa trung quân 
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi”
 Việc đưa một người phụ nữ giang hồ (tầng đáy XH ) lên địa vị cao của xã hội cũng nói lên quan niệm vô cùng tiến bộ của Nguyễn Du . Đó là tấm lòng yêu thương , trân trọng đề cao giá trị của con người của tác giả .
B. Kết luận:
Nếu như Hồ Xuân Hương là CNNđạo trào phúng lấy cái cười làm nỗi đau thì ở Nguyễn Du là chủ nghĩa nhân đạo thống chiết . Ông lấy nỗi đau để viết . Tác phẩm vừa thể hiện một cuốn thiểu thuyết vừa thể hiện tình cảm trữ tình . Nguyễn Du kể câu chuyện của mình bằng những tâm sự của mình . Sự đạu đời trăn trở suy nghĩ về cuộc đời của một con người . Đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến trong đó có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự và bút pháp trữ tình . Từ một tiểu thuyết chương hồi rất tầm thường “Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã tái tạo thành một kiệt tác văn chương có giá trị không chỉ trong nền văn học dân tộc mà còn là một kiệt tác văn học của cả nhân loại 

Tài liệu đính kèm:

  • docT.12.doc