Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương

 Văn bản :

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học. HS có thể :

- Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm" Truyền kì mạn lục" và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt VB tự sự.

B/ Chuẩn bị :

 - GV : Tác phẩm " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.

 Bảng phụ ghi nội dung tóm tắt tác phẩm.

 - HS : Tìm đọc tác phẩm: " Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam "

 (Tập 5- Nguyễn Đổng Chi ), đọc kĩ truyện: " Vợ chàng Trương".

C/ Phương pháp.

- Phân tích, bình giảng, vấn đáp, .

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức : KT sĩ số :

2) KT bài cũ: ( 4 )

 ? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?

 ? Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay ?

3) Bài mới :

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : . .. Tuần 4 : & 
Dạy : . Bài 4- Tiết16 
 Văn bản :
Chuyện người con gái Nam Xương
( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học. HS có thể :
- Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm" Truyền kì mạn lục" và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt VB tự sự.
B/ Chuẩn bị :
 - GV : Tác phẩm " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
 Bảng phụ ghi nội dung tóm tắt tác phẩm.
 - HS : Tìm đọc tác phẩm: " Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam " 
 (Tập 5- Nguyễn Đổng Chi ), đọc kĩ truyện: " Vợ chàng Trương".
C/ Phương pháp.
- Phân tích, bình giảng, vấn đáp,.
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức : KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: ( 4’ )
 ? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ? 
 ? Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay ?
3) Bài mới : 
 - GV giới thiệu vào bài: ( 1’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 GV yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ
 GV bổ sung thêm , nhấn mạnh những chi tiết chính.
- Qua phần chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu về tác phẩm:" Truyền kì mạn lục".
ộ GV bổ sung, chốt lại :
" Truyền kì mạn lục "- tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những chuyệnkì lạ, viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
* HS trả lời dựa vào phần chú thíchộ- SGK. Cần giải thích được các từ : 
 " truyền kì " , " mạn lục ".
? Em biết gì về tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " ?
ộ GV chốt :
" Chuyện người con gái Nam Xương " là truyện thứ 16 của tác phẩm, có nguồn gốc từ truyện cổ tích " Vợ chàng Trương"
GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu .
+ Đọc: Chú ý phân biệt lời kể với lời đối thoại của các nhân vật; thể hiện rõ sự đăng đối trong những câu văn biền ngẫu.
* HS đọc tiếp đến hết truyện. Sau đó tìm hiểu phần chú thích theo yêu cầu của GV
+ Tìm hiểu các chú thích: Giải nghĩa các từ khó hoặc các điển tích, điển cố.
 GV yêu cầu HS tóm tắt VB : "ChuyệnNam Xương ".
 GV đưa bảng phụ có phần tóm tắt đã chuẩn bị cho HS quan sát .
 GV hướng dẫn HS phân đoạn và tìm ý chính cho từng đoạn.
* HS nêu cách chia đoạn. Có thể có nhiều cách chia khác nhau.
ộ GV chốt lại :
Có thể chia VB thành 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu’ cha mẹ đẻ mình.( Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương Và Trương Sinh. Phẩm chất của Vũ Nương khi chồng đi lính).
Đoạn 2: Tiếp’ việc trót đã qua rồi (Nỗi oan khuất của Vũ Nương) 
Đoạn 3: Còn lại ( Vũ Nương được giảI oan)
- GV dẫn dắt: Có thể phân tích theo bố cục trên hoặc có thể phân tích theo nhân vật.
? Nhân vật chính của truyện là ai? Vì sao em lại xác định như vậy ?
- Nhân vật chính là Vũ Nương vì câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật này
a. Đoạn 1:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương ở đoạn1 qua các tình huống : Vũ Nương lấy chồng :
? Vũ Nương được giới thiệu ở đầu truyện là người như thế nào ?
? Khi lấy chồng, trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã xử sự như thế nào ?
? Khi tiễn chồng đi lính, trong buổi chia tay, Vũ Nương đã nói những câu gì ? Qua những lời nói đó, ta hiểu thêm điều gì về nàng ?
* HS đọc lời thoại của Vũ Nương. Sau đó nhận xét, phát biểu.
- Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
- Cảm thông với những vất vả, gian lao của chồng.
- Thể hiện nỗi nhớ nhung, khắc khoải khi chồng đi xa.
? Khi xa chồng, Vũ Nương đã chứng tỏ phẩm hạnh của mình như thế nào ?
? Qua các tình huống đó, em thấy Vũ Nương là người như thế nào ?
ộ GV chốt lại :
Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua đó cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, đảm đang, thương yêu chồng và rất mực hiếu thảo với cha mẹ.
I) Giới thiệu tác giả, tác phẩm : ( 7’ )
1) Tác giả :
2) Tác phẩm :
- Là một trong hai mươi truyện của tác phẩm " TKML". Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian " Vợ chàng Trương".
II) Tiếp xúc văn bản : ( 28’ )
1/Đọc văn bản.
2/Ttìm hiểu chú thích.
3/ Tóm tắt truyện:
4/ Bố cục:
III/ Hiểu văn bản.
.
1/ Tình huống 1
-Tính tình thuỳ mị, nết na, dung nhan tốt đẹp..
- Vũ Nương giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà.
2/ Tình huống 2: Xa chồng
- Sinh con, nuôi dạy con .
- Chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau; lo tang ma chu đáo khi mẹ chồng mất.
’ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
 4) Củng cố: ( 2’ )
 ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước lúc chết ở cuối đoạn 1 có ý nghĩa gì ?
 5) HD về nhà: ( 2’ )
 - Nắm chắc những thông tin chính về tác phẩm -’ Tập kể lại truyện.
 - Đọc kĩ và tìm hiểu tiếp hai phần còn lại của truyện để tiết sau học
E/ Rút kinh nghiệm.
***.
Soạn :  Tiết 17 
Dạy : .
 Văn bản: 
Chuyện người con gái Nam Xương (Tiếp theo )
( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )
A/ Mục tiêu : 
 Qua tiết học, HS có thể :
- Tiếp tục cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về NT của tác phẩm: NT dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Đọc kĩ và tóm tắt lại được từng đoạn cơ bản của truyện.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số :	
2) KT bài cũ : Kết hợp khi học bài mới.
3) Bài mới: ( 39’ )
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
- GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài
b. Đoạn 2 : * HS theo dõi đoạn 2.
? Nếu kể về oan trái của Vũ Nương thì em sẽ tóm tắt như thế nào ?
* 1 HS tóm tắt :
? Khi Trương Sinh trở về, điều gì khiến anh ta nghi ngờ vợ ?
* HS tìm các chi tiết để trả lời :
? Tại sao câu nói của đứa trẻ lại gây nghi ngờ sâu sắc như vậy ?
* HS thảo luận, trả lời :
Lời nói của trẻ thơ phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ, chân thật, thấy gì nói đấy của trẻ.
? Từ đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
* HS thảo luận, rút ta nhận xét :
- Tài kể chuyện: tạo tình huống, tạo mâu thuẫn.
? Tin lời con trẻ, mối nghi ngờ ngày càng sâu, Trương Sinh đã xử sự như thế nào ? Hậu quả ra sao ?
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- La úm lên, giấu không kể lời con nói.
- Mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.
? Chi tiết nào mở ra khả năng tránh được thảm kịch ?
* HS tìm các chi tiết :
- Trương Sinh giấu không kể lời con nói.
- Lời nói của Đản đã có ý mở ra giải quyết mâu thuẫn.
? Khi bị nghi oan như thế, Vũ Nương đã làm gì ?
* HS chỉ ra 3 lời thoại của Vũ Nương.
- Lời thoại 1: phân trầnđể hàn gắn gia đình.
- Lời thoại 2: nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công.
- Lời thoại 3: lời than như một lời nguyền
’ hành động tự vẫn.
? Lời than của VN thể hiện điều gì ?
* HS Phát hiện :
Thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
? Sau đó VN có được minh oan không? giải oan bằng cách nào ?
 GV nhấn mạnh ý nghĩa của chi tiết cái bóng được xây dựng trong truyện.
? Vậy ở đoạn 2 của truyện, em thấy có gì đặc sắc trong NT kể chuyện ? NT ấy làm nổi bật điều gì ?
* HS khái quát lại :
NT kể chuyện đặc sắc qua chi tiết cái bóng, tài xây dựng mâu thuẫn, tình huống thắt nút, mở nút.
ộ GV chốt lại :
Với tài kể chuyện ( khéo thắt nút, mở nút); tạo các tình huống mâu thuẫn, bất ngờ; chi tiết NT đặc sắc, tác giả đã làm nổi bật những nỗi bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu trong XHPK bất công, tàn bạo ’ Tố cáo XHPK.
c. Đoạn 3 :
- GV yêu cầu HS tóm tắt phần cuối truyện.
? Cách kể chuyện ở đoạn 3 này có gì đặc sắc, khác thường?
* HS phát hiện: Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.
? Theo em, cách kể này có tác dụng gì trong những tác dụng sau :
A. Tạo màu sắc truyền kì cho truyện.
B. Tạo không khí cổ tích dân gian.
C.Thiêng liêng hoá sự trở về của VN.
D. Tất cả những ý trên.
* HS thảo luận, lựa chọn :
 ’ Đáp án : D
? Em có nhận xét gì về cuộc sống dưới thuỷ cung ? Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống nơi trần thế nhằm mục đích gì ?
? Trong sự việc trở về, nhân vật VN được miêu tả chủ yếu qua các lời nói của nàng. Hãy tìm những lời nói đó ?
* HS tìm qua các chi tiết SGK:
? Những lời nói đó cho thấy phẩm chất đáng quý nào ở VN ?
? Sự việc VN từ chối không trở về nhân gian cho ta biết điều gì về c/ s và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ PK ?
 ( GV dùng phiếu học tập cho HS thảo luận- Đại diện các nhóm trả lời: các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau. ) * HS có thể thấy được :
- Hiện thực c/ s đầy áp bức, bất công .
’ con người không muốn trở về.
- Trong c/ s ấy, con người nhất là người phụ nữ không thể tự bảo vệ được c/ s của mình, hạnh phúc của mình.
? Theo em, ý nào sau đây nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối truyện ?
A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của VN.
B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
C. Thể hiện tính bi kịch của truyện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
* HS thảo luận và lựa chọn đáp án ( D ). Phân tích và làm rõ sự lựa chọn này.
- Làm hoàn chỉnh vẻ đẹp vốn có của nhân vật. Dù ở thế giới khác vẫn nặng tình đời, tình người.
- Tạo nên kết thúc có hậu: Thể hiện ước mơ về sự công bằng, người tốt được minh oan.
- Thể hiện tính bi kịch: Không thể làm lại cuộc đời, hạnh phúc ở chốn nhân gian.
ộ GV chốt lại :
Tác giả sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhằm hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của nhân vật VN; tạo nên phần nào kết thúc có hậu cho tác phẩm đồng thời thể hiện rõ tính bi kịch của truyện: không có đất sống cho những người phụ nữ như VN trong chế độ pk phụ quyền hà khắc.
5) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - )
- GV yêu cầu HS tổng kết lại những nét đặc sắc về NT và ND của truyện.
- Gv bổ sung, nhấn mạnh theo nội dung phần ( ghi nhớ : SGK )
HS: Kể lại truyện theo cách của em: Nếu còn nhiều thời gian kể lại cả truyện; nếu còn ít thời gian cho HS kể lại một đoạn
* HS thực hiện phần LT theo yêu cầu của GV.
III/ Hiểu văn bản.
3/ Tình huống 3 : Bị chồng nghi oan.
- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con
- Lời nói của đứa con :
’ TS đã nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng
’ Vũ Nương tự vẫn.
’ Nỗi bất hạnh mà người phụ nữ phải chịu đựng dưới chế độ PK.
4/ Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
- Đó là một thế giới đẹp, có tình người, đối lập với cuộc sống nơi trần thế ’ tố cáo hiện thực XH.
- Vũ Nương: độ lượng, thuỷ chung, ân nghĩa, tha thiết với hạnh phúc gia đình. 
* Ghi nhớ: SGK
III) Luyện tập :
4) Củng cố : ( 3’ ) 
 ? Số phận bất hạnh của VN gợi liên tưởng đến nhân vật nào trong một vở chèo cổ Việt Nam mà em đã được học ?
 ? Theo em có cách nào giải thoát oan trái cho những người phụ nữ như Vũ Nương mà không cần đến sức mạnh của siêu nhiên, thần bí ?
5) HD về nhà : ( 2’ )
 - Học thuộc phần ( ghi nhớ ), nắm những nét chính về ND , ngh/thuật của truyện.
 - Kể lại truyện theo lời của một nhân vật nào đó trong truyện
 - Làm bài tập bổ sung ở ( SBT ).
 ’ Soạn văn bản: " Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh "
D/ Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 16+17.doc