Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa

Văn bản:

LẶNG LẼ SA PA

 ( Trích) - Nguyễn Thành Long

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật chính - anh thanh niên - trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.

 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

 - Rèn kĩ năng đọc,tóm tắt, cảm thụ và năng phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên .

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ảnh chân dung Nguyễn Thành Long ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

 Tóm tắt văn bản.

C/ Phương pháp.

- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, chứng minh

D/ Hoạt động trên lớp:

I) Ổn định tổ chức: (1 ): KT sĩ số:

II) KT bài cũ: (4 ) GV dùng bảng phụ:

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở ý mà em lựa chọn trong các câu sau :

 ? Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm được tác giả miêu tả bằng cách nào ?

 A. Bằng hành động, cử chỉ. C. Bằng những lời độc thoại.

 B. Bằng những lời đối thoại. D. Cả A , B , C đều đúng.

 ? Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách ông Hai được thể hiện trong tác phẩm ?

 A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.

 B. Căm thù giặc Pháp và những kẻ theo Pháp làm Việt gian.

 C. Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.

 D. Gồm cả A , B , C .

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ....................... Tuần 14 : & 
Dạy :9A.........................
 9B: Bài 14 - Tiết 66 
 Văn bản: 
Lặng lẽ sa pa
 ( Trích) - Nguyễn Thành Long
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật chính - anh thanh niên - trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 - Rèn kĩ năng đọc,tóm tắt, cảm thụ và năng phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên .
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung Nguyễn Thành Long ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
 Tóm tắt văn bản.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, chứng minh
D/ Hoạt động trên lớp:
I) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	
II) KT bài cũ: (4‘ ) ’ GV dùng bảng phụ:
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở ý mà em lựa chọn trong các câu sau :
 ? Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
	A. Bằng hành động, cử chỉ.	C. Bằng những lời độc thoại.
	B. Bằng những lời đối thoại.	D. Cả A , B , C đều đúng.
 ? Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách ông Hai được thể hiện trong tác phẩm ?
	A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.
	B. Căm thù giặc Pháp và những kẻ theo Pháp làm Việt gian.
	C. Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
	D. Gồm cả A , B , C .
III) Bài mới : (35 ‘ ) - GV giới thiệu bài (1 phút)
 Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa - nơi nghỉ mát kì thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết một truyện ngắn đặc sắc , dào dạt chất thơ.
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 I) Tìm hiểu chung : (4 ‘ )
 1) Tác giả:
- GV yêu cầu HS nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Thành Long.
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long, bổ sung thêm thông tin và chốt lại những điểm cơ bản. 
ộ GV chốt lại:
2) Tác phẩm:
? Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
* HS dựa phần chú thích (ộ) để trả lời:
 ộ GV chốt lại :
II) Đọc - hiểu VB : (30’ )
 1) Đọc- tìm hiểu chú thích:
 - GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn sau đó nhận xét cách đọc của HS.
* HS đọc tiếp những đoạn quan trọng để tìm hiểu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích. Các chú thích (2) , (4) , (5) ’ Tích hợp với khái niệm thuật ngữ của tiếng Việt.
 2) Tóm tắt văn bản :
 - GV yêu cầu 1 HS tóm tắt VB ( tóm tắt ngắn gọn )
* Các HS khác nghe, nhận xét bổ sung.
3) Bố cục : 
- GV cho HS xác định bố cục của VB.
* HS thảo luận, xác định : 3 đoạn.
4) Tìm hiểu văn bản : 
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cốt truyện và nhân vật.
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và nhân vật ?
* HS thảo luận - phát biểu:
- Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng.
 ? Tác phẩm này là “một bức chân dung ”. Đó là bức chân dung của ai ? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?
- Có nhiều nhân vật, nhân vật chính là anh thanh niên. Các n/vật khác góp phần tô đậm n/vật chính và bộc lộ chủ đề của truyện.
ộ GV bổ sung và chốt lại :
- Cốt truyện đơn giản với 1 tình huống độc đáo : cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách.
- Cuộc gặp gỡ tình cờ, thuận lợi cho việc giới thiệu n/ vật chính là anh thanh niên, anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các n/ vật khác.
’ GV giới thiệu các cách tìm hiểu, phân tích n/vật anh thanh niên và chọn cách tìm hiểu n/vật theo từng nét, từng đặc điểm chủ yếu của n/vật trong cái nhìn tổng hợp cả truyện.
* HS nghe và tự ghi những ý chính.
a) Nhân vật anh thanh niên :
 ? Nhân vật chính xuất hiện như thế nào ? 
 ( qua lời kể của ai ? ) 
* HS thảo luận, trả lời:
- Qua lời kể của bác lái xe.
Hai mươi bảy tuổi, làm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m , là người cô độc nhất thế gian, làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ, thú vị.
? Tác dụng của cách giới thiệu đó ?
’ Gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ hấp dẫn.
ộ GV chốt:
 ? Trong cuộc gặp gỡ trực tiếp anh thanh niên được tả và kể qua những chi tiết nào ?
 * HS phát hiện qua các chi tiết :
? Những cử chỉ, hành động đó thể hiện tính cách gì ở anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Tính cách: cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo (của anh thanh niên) với mọi người.
? Vì sao ông hạo sĩ lại rất ngạc nhiên khi bước lên cầu thang đất ?
* HS thảo luận - trả lời :
? Thông qua lời kể của anh thanh niên, em hiểu công việc của anh như thế nào ?
* HS nêu ý kiến và cảm nhận của mình.
- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu nghị lực và trách nhiệm lớn.
? Thái độ làm việc của anh ra sao ? Thông qua lời kể, tâm sự về công việc, chứng tỏ anh thanh niên là người ntn ?
* HS thảo luận - phát biểu :
- Thái độ làm việc say sưa , nghiêm túc...
ộ GV bổ sung, chốt lại : 
 ? Vì sao anh có thể vượt qua những khó khăn, thử thách ấy ?
? Khi người hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh đã thể hiện thái độ gì ? thái độ đó thể hiện đức tính nào của anh thanh niên ?
* HS thảo luận - trả lời :
- Vì anh xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống.
- Anh từ chối, giới thệu những người khác.
’ anh là người khiêm tốn.
ộ GV chốt:
? Thái độ của anh khi kể chuyện ra sao ?
* HS phát hiện:
- Kể chuyện 1 cách say sưa, hồn nhiên, chân thành.
- Nói to những điều người ta chỉ nghĩ hay ít nghĩ.
? Nét đẹp trong tính cách của anh còn được thể hiện ngay cả trong những suy nghĩ và quan niệm . Đó là những suy nghĩ, quan niệm gì ? 
* HS thảo luận - phát hiện những suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên ở đoạn văn đầu trang 185.
? Em đánh giá gì về những suy nghĩ này ?
? Qua đó em có ấn tượng ntn về anh thanh niên ?
* HS nêu cảm nhận
ộ GV chốt:
- Tác giả đã khắc hoạ khá chân thực và sinh động bức chân dung đẹp đẽ về anh thanh niên sống có lí tưởng, vui vẻ, thích giao tiếp, chu đáo với mọi người. Đó là những vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng với những khát vọng háo hức của con người lao động mới.
I/ Giới thiệu tác, giả tác phẩm
1) Tác giả:
- Nguyễn Thành Long ( 1925 - 1991 ) 
Quê ở Quảng Nam. 
- Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.
2) Tác phẩm:
- Là kết quả của chuyens đi thực tế lên Lào Cai mùa hè 1970 in trong tập “giữa trong xanh ”.
II/ Đọc hiểu văn bản
1) Đọc- tìm hiểu chú thích:
2) Tóm tắt văn bản :
3) Bố cục : 3 đoạn.
- Đoạn 1 : Từ đầu ... ’ Kìa anh ta kia.
’ Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 2 : Tiếp ... Không có việc gì như thế
’ Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 3 : Còn lại 
’ Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên với cô gái và ông hoạ sĩ.
4/ Phân tích
a) Nhân vật anh thanh niên
- Được giới thiệu đầu tiên qua lời kể của bác lái xe gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn người nghe.
- Tầm vóc bé nhỏ.
- Nét mặt rạng rỡ.
- Gói thuốc làm quà cho vợ bác lái xe.
- Mừng quýnh vì sách.
- Tặng hoa cho cô gái.
- Pha trà ngon mời khách.
’ Sự cởi mở, ân cần, chu đáo với mọi người.
 Ông hoạ sĩ thấy:
+ Một vườn hoa tươi
+ Một căn nhà sạch sẽ ...
+ Cuộc đời riêng của anh ...quá
+ Nuôi gà, trồng hoa, thuốc quý.
- Thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
- Đức tính : Khiêm tốn, luôn hoà mình vào đội ngũ những người tri thức.
’ Suy nghĩ đẹp của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.
4) Củng cố : (3’ ) ’ GV dùng bảng phụ: 
 ? Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
 A. Tự giới thiệu về mình	 C. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các n/vật.
 B. Được tác giả m/tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
 ’ HS lựa chọn đáp án đúng là : ( C )
 5) HD về nhà : (2’ )
 - Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của nhân vật anh thanh niên.
 - Tập tóm tắt lại VB cho mạch lạc.
 ’ Xem lại VB, tìm hiểu về các nhân vật còn lại để giờ sau học .
E/ Rút kinh nghiệm.
.
 ..................................................................................
Soạn : ....................... Tuần 14 : & 
Dạy :9A......................... Bài 14 - Tiết 67 
 9B:. 
 Văn bản: 
Lặng lẽ sa pa ( Tiếp)
 ( Trích) - Nguyễn Thành Long
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật khác trong truyện thể hiện trong công việc, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm.
 - Phát hiện đúng chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện .
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ lại văn bản , tìm hiểu về các nhân vật khác của truyện.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, chứng minh
D/ Hoạt động trên lớp:
I) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	
II) KT bài cũ: (5‘ ) 
 ? Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” . Hãy nêu những đức tính, phẩm chất đáng quý ở nhân vật anh thanh niên ?
III) Bài mới : (35 ‘ ) - GV giới thiệu vào bài bằng cách nêu vị trí, vai trò của các nhân vật khác trong việc khắc hoạ nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện.
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 4) Tìm hiểu văn bản : 
 b) Các nhân vật khác.
* HS kể tên : ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư.
- GV : Có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lời kể của các nhân vật khác.
b1: Nhân vật uất hiện trực tiếp.
* ) Bác lái xe :
 ? Em có nhận xét gì về bác lái xe ?
* HS thảo luận - trả lời :
- Là người sôi nổi, vui tính, có nhiều năm công tác, kinh nghiệm.
- Là người trung gian tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật trong truyện.
ộ GV chốt:
*) Ông hoạ sĩ già :
? Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện ?
A. ( vừa ) là nhân vật trong truyện.
B. Là điểm nhìn trần thuật của tác giả để quan sát miêu tả nhân vật chính và cảnh thiên nhiên.
C. Là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
D. Cả A , B , C đều đúng.
* HS thảo luận - lựa chọn đáp án đúng là ( D ).
? Ông có thái độ và tình cảm gì khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên ? Vì sao ông có những biểu hiện nội tâm đó ?
* HS phát hiện - trả lời :
- Xúc động mạnh
- Bối rối.
’ Vì người hoạ sĩ đã cảm nhận được những điều tốt đẹp từ người thanh niên phát hiện được cái đẹp hiển hiện trước mắt mình trong hành trình đi tìm kiếm.
? Ông hoạ sĩ già đã có những suy nghĩ về nghệ thuật và con người ?
* HS phát hiện qua các đoạn văn và phát biểu :
- “ Vẽ bao giờ cũng là một việc khó nặng nhọc và gian nan ” ... 
- “ Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá ” ...
- “ Gặp 1 con người như anh thanh niên là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
? Từ những chi tiết về ông hoạ sĩ già , em hãy nêu cảm nhận về ông ?
* HS nêu cảm nhận :
ộ GV chốt:
 - Là người từng trải trong cuộc sống và am hiểu nghệ thuật. Lời nói , cử chỉ, suy nghĩ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh, ý nghĩa về cuộc sống nghệ thuật.
GV: đọc đoan văn chữ in nhỏ trang 187.
? Trước khi gặp anh TN. Cô kĩ sư có nhận thứcc ntn về mình? Sau khi gặp cô có suy nghĩ ntn?
*GV chốt: Thông qua cảm xúc, thái độ cảm mến và suy nghĩ của nhân vật phụ- hình ảnh anh TN càng rõ nét hơn => Đây là thủ pháp NT tác giả sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
? Ngoài những nhân vật trên truyện còn có những nhân vật nào nữa?
HS: Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu lậ bản đồ sét -> họ tạo thành thế giới những người như anh TN.
GV Truyện ngắn có sự kết hợp của các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.
? Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm?
HS :- Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa
Vẻ đẹp về cuộc sống một mình
Về cuộc gặp gỡ tình cờ để lại nhiều dư vị
Từ những nét giản dị đáng mến của anh TN
Từ tình cảm cảm xúc của các nhân vật phụ
GV : tổng kết lại nd và nt, HS đọc ghi nhớ : SGK
- Hướng dẫn HS luyện tập
II/ Phân tích
b) Các nhân vật khác.
* ) Bác lái xe :
 Là người sôi nổi, có nhiều năm công tác, kinh nghiệm.
’ Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
*) Ông hoạ sĩ già :
- Là người từng trải, am hiểu nghệ thuật có tâm hồn thiết tha với vẻ đẹp của cuộc đời.
*Nhân vật cô kĩ sư.
- hiểu thêm về cuộc sống và quyết định con đường của mình.
-> Hình thành tình cảm hàm ơn đối với anh TN.
5/Tổng kết
- NT
-ND
* Ghi nhớ:SGK
III/ Luyện tập
4) Củng cố : (3’ ) ’ GV dùng bảng phụ: 
 ? Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
 A. Tự giới thiệu về mình	 C. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các n/vật.
 B. Được tác giả m/tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
 ’ HS lựa chọn đáp án đúng là : ( C )
 5) HD về nhà : (2’ )
 - Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của nhân vật anh thanh niên.
 - Tập tóm tắt lại VB cho mạch lạc.
 ’ Xem lại VB, tìm hiểu về các nhân vật còn lại để giờ sau học .
E/ Rút kinh nghiệm
.....................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 66+67.doc