Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 61, 62: Làng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 61, 62: Làng

Tiết 61+ 62: Ngày dạy: 05 /11/08

 Văn bản LÀNG

 - Kim Lân –

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước với tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động, cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong htời kì kháng chiến.

 - Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 61, 62: Làng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Bài 13.
Làng.
Chương trình địa phươngï.
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Tiết 61+ 62:	 Ngày dạy: 05 /11/08
	Văn bản	LÀNG
 - Kim Lân –
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước với tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động, cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong htời kì kháng chiến.
 - Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng .) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ “Ánh trăng” phân tích triết lí của tác giả nêu ở khổ thơ cuối?
 b. Đáp án:
 - Đọc thuộc, diễn cảm: (5đ )
 - Phân tích được tính triết lí -> giá trị biểu tượng cuả vầng trăng: Quá khứ đẹp đẽ, nghĩa tình, trăng là người bạn, nhân chứng đang nghiêm khắc nhắc nhủ con người: (5đ )
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 Hs
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
GV
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1. Hướng dẫn giới thiệu chung:
- Yêu cầu HS đọc chú thích (*) 
+ Tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu thêm về chân dung tác giả, tác phẩm ( máy chiếu )
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu văn bản:
- Hướng dẫn HS đọc tóm tắt văn bản (Chú ý những đoạn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật: khi tức giận đau xót, khi vui sướng hả hê) 
+ Giải thích một số từ khó.
 - Em hãy xác định thể loại của văn bản?
- Dựa vào nội dung xác định bố cục?
- Tóm tắt nội dung chính của câu chuyện?
+ Ba em tóm tắt.
* Hoạt động 3. Hướng dẫn phân tích. 
a. Tình huống độc đáo:
- Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
- Hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai?
- Nhận xét vai trò của tình huống này?
+ Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây à đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng của ông tạo ra một tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
=> Tạo nên tính cách, bản chất nhân vật
b. Diễn biến tâm lí của ông Hai:
- Đọc từ đầu đến dật dờ.
- Trước khi nghe tin xấu về làng , tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? Tìm các từ ngữ chi tiết diễn tả điều đó?
- Khi ở phòng thông tin, ông nghe được những tin gì? Tâm trạng của ông ra sao?
 ( vui quá )
- Những biểu hiện tâm lí đó là bằng chứùng về tình yêu làng của ông, em có đồng ý không? vì sao?
- Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này là gì?
+ (Là cái nền gây cú sốc lớn cho ông Hai khi nghe tin buồn)
+ Khái quát tình yêu làng của ông Hai.
Tiết 2:
- Hướng dẫn phân tích tâm lí của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây.
- Tìm những đoạn văn diễn tả tâm lí của ông Hai khi mới nghe tin làng theo Tây, khi ông về nhà đấu tranh tư tưởng?
- Em cảm nhận được điều gì ở ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu?
- Em hiểu gì về những cử chỉ suy nghĩ của ông trong đoạn “nhìn lũ con này chưa”? 
+ Tóm tắt ý chính.
- Nhận xét gì về các câu văn trong đoạn này? Cách vận dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
- Đoạn văn nào phía sau bổ sung cho những diễn biến, cảm xúc trên?
+ Học sinh tìm hiểu đoạn: “Đã ba bốn hômthôi lại chuyện ấy rồi”
- Những cảm xúc của ông chứa chất trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì?
- Câu văn “Đã ba bốn hôm  chuyện ấy rồi” đã chứng tỏ tin xấu đó ảnh hưởng đến ông Hai như thế nào? 
- Nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí của nhà văn? 
+ Diễn tả cụ thể, tinh tế, sâu sắc tâm lí của nhân vật.
- Tích hợp tiết 64.
- Cuộc đối thoại nội tâm đã thể hiện tâm hồn tình cảm rất rõ ở nhân vật này, phân tích điều đó trong đoạn văn (trang 163)?
(Cuộc xung đột nội tâm -> quyết định dứt khoát: Thù làng => Yêu cách mạng.)
- Tình cảm với cách mạng có phải ông không yêu làng? Cảm xúc của em khi đọc những đoạn văn này?
 + Cảm nhận tự do
 + Đọc thêm đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con. 
( trang 169 -170)
- Qua những đoạn văn đó em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê với cách mạng?
- Hướng dẫn phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin xấu về làng.
- Điều đó thống nhất trong đoạn miêu tả ông đi cải chính tin xấu như thế nào? 
+ Đọc đoạn văn: “ Ông hai đi mãiai cũng mừng cho ông lão”
- Ấn tượng của em về người nông dân này?
- Tình yêu làng và yêu nước của ông có mỗi quan hệ như thế nào?
+ Tự rút ra kết luận.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. 
- Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của Kim Lân?
- Câu chuyện cho em thấm thía điều gìvề tình cảm quê hương, đất nước?
+ Đọc phần Ghi nhớ Sgk.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
- Thử nêu những truyện ngắn, bài thơviết về tình cảm quê hương.
- Hãy tìm đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và phân tích
+ Trình bày ví dụ và tìm phân tích đoạn văn.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: 
 - Có sở trường về truyện ngắn.
 - Gắn bó, am hiểu nông thôn. 2. Tác phẩm: 
 - Xuất sắc.
 - Viết vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc – chú thích. 
 2. Bố cục: 3 phần
 3. Tóm tắt 
4. Phân tích:
 a. Tình huống truyện:
 - Độc đáo.
 - Tạo diễn biến tâm lí gay gắt.
b. Diễn biến tâm lí của ông Hai:
* Trước khi nghe tin xấu về làng:
- Đi tản cư: Nhớ làng da diết 
- Ở phòng thông tin:
 + Nghe nhiều tin hay
 Ruột gan ông múa lên vui quá”.
àSung sướng, tin yêu, tự hào về làng.
* Khi nghe tin làng theo Tây:
- Vừa mới nghe:
+ Hụt hẫng, bàng hoàng
 “cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân” 
-Trở về nhà và mấy ngày sau đó:
 + Nhục nhã ê chề.
 + Đau đớn tái tê.
 + Ngờ vực chưa tin.
 + Bế tắc
à Câu hỏi, câu cảm thán diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc.
à Nỗi ám ảnh nặng nề, sợ hãi, đau xót tủi hổ.
- Xung đột nội tâm -> lựa chọn dứt khoát:
 “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” 
- Trò chuyện với con
à Diễn tả cụ thể, sâu sắc tâm lí nhân vật.
à Tình yêu nước bao trùm lên tình cảm với làng quê sâu nặng.
* Khi nghe tin cải chính:
 - Vui sướng báo tin: 
 + Làng mình bị Tây đốt.
 + Nhà mình cháy rụi. 
 à Khẩu ngữ.
 à Minh chứng cho lòng ông trong sạch.
III. Tổng kết: 
 Ghi nhơ(ù Sgk ) 
IV. Luyện tập: 
1. Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương: Quê hương; Cố hương 
4. Củng cố: 
- Nhìn vào sơ đồ hãy trình bày điễn biến tâm trạng của ông Hai?
 - Từ đó em hiểu gì về sự chuyển biến tư tưởng của ông?
 - Em thấy được vẻ đẹp nào của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng Pháp qua nhân vật ông Hai?
Tình huống truyện
 Xung đột 
 nội tâm
Tình thế 
bế tắc
Không
về làng
 Về làng
Yêu làng, tự hào về làng
Thù làng, xấu hổ, bế tắc
Đau xót,
tủi hổ
Tâm sự
với con
 Yêu làng
 Yêu nước
Yêu làng
Yêu nước
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài học:
 - Tập tóm tắt truyện.
 - Học tập nghệ thuật kể chuyện xuất sắc của Kim Lân.
b. Chuẩn bị:
- Tìm hiểu Chương trình địa phương phần Tiếng việt:
+ Tìm 10 từ trong phương ngữ em đang sử dụng chỉ các sự vật, hiện tượng không có trong phương ngữ địa phương khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
+ Tìm 10 từ đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.( Tất cả những tư tìm được có thể lập bảng thống kê để so sánh)
 + Tìm từ địa phương trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân.
 - Bảng phụ các đoạn thơ, văn có tữ ngữ địa phương.
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct61,62.doc