Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 83, 84: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 83, 84: Tập làm thơ tám chữ

TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.

 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, biết tái hiện cuộc sống, môi trường sống bằng thơ ca.

 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

II.Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra bài thơ học sinh sáng tác ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 83, 84: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 83:	Tập làm văn	 Ngày dạy: 06/12/08
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh: 
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 - Qua hoạt động làm thơ tám chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, biết tái hiện cuộc sống, môi trường sống bằng thơ ca.
 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng) 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra bài thơ học sinh sáng tác ở nhà.
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thơ 8 chữ.
- Đưa ra một số đoạn thơ sau: (Bảng phụ).
a. ”Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Dân trong làng tấp nập đón ghe về
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Quê hương – tế Hanh)
b. Đạo làm mẹ
 Con còn thơ dại, con phải làm con.
 Con lớn con khôn phải làm cha mẹ.
 Chúc con mạnh khoẻ, ngựa nhảy rồng bay.
 Chân vế con tày, tha hồ con nhảy.
 Mẹ đâu mãi mãi, nối tóc ở đời.
 Con nên con rồi, ừ con độc lập.
 ( Phan bội Châu)
+ Đọc ví dụ.
- Hãy nhận xét về cách gieo vần ngắt nhịp?
- Cách gieo vần ở Ví dụ (b) có gì khác với ví dụ (a)?
- Qua đó em hiểu thêm về điều gì trong cách gieo vần của thơ 8 chữ?
+ Nhận xét: Thơ 8 chữ cũng có thể gieo vần lưng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập nhận diện thơ 8 chữ.
-Dùng bảng phụ Chép một số đoạn thơ, bài thơ khuyết chữ, câu để học sinh điền.
 a. Đi thực tế.
 Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân.
 Lần thứ nhất nhà văn đi 
 Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
 Chửa “ vì người” bằng một 
 ( Chế Lan Viên)
 b. Màu thu Đà Lạt.
  “Ở nơi đây không rõ rệt mùa thu,
 Không thảng thốt sắc phong mùa lá đổ.
 Không đìu hiu ngõ trúc dục lòng se.”
 Các từ để điền: 
học viết, thực tế, học cấy.
- Gọi học sinh lên bảng điền những từ, câu phù hợp.
+ Lên bảng chọn từ điền.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sửa chữa, nêu đáp án để học sinh so sánh.
* Tiết 84: (ngày dạy: 09 /12 /08 )
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành làm thơ 8 chữ.
- Đọc cho học sinh nghe bài thơ về môi trường:
Trên đường phố cũ
Không hiểu sao trên đường phố cũ
Người ta đốn đi hai cây sấu già
Thôi từ nay trần trụi dáng nhà
Bầy chim qua đây không còn chỗ đậu
Mùa hè qua đây không còn bóng râm
Tình yêu qua đây không giọng nói thì thầm.
Vắng hai cây sấu già, bầy trẻ
Không còn cầm đèn đi bắt ve đêm
Người đạp xích lô nhớ trưa nằm ngủ
Ơi vòm xanh lá mướt buông mềm.
Hà Nội bây giờ nhà mọc nhiều thêm
Chim nhốt trong lồng, cây trong phòng kính
Con đường nhựa xe lao như lửa bén
Khu phố mất dần bóng mát khuôn viên.
Còn đâu cánh buồm thành phố xanh êm
Chợt trống rỗng khoảng trời nhức mắt
Chợt có tiếng gì vang lên khô khốc
Tiếng sắt thép ghê người, tiếng gạch vỡ đâu đây.
Đôi khi mình vơ vẩn nhớ về cây
Nhớ đau đáu khoảng trời đã mất
Trăm năm đời cây, một luồng cưa sắc
Cây ngã lòng đường cơn bão tràn qua.
 Nguyễn Đức Mậu
- Dùng thăm với các chủ đề: môi trường tự nhiên, môi trường sinh hoạt
+ Đại diện các tổ lên bốc thăm.
+ Tiến hành thảo luân và làm bài theo chủ đề.
- Quan sát, hướng dẫn.
+ Các nhóm trình bày diễn cảm bài thơ do nhóm mình sáng tác.
- Theo dõi, điều chỉnh, tuyên dương những nhóm làm tốt.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tập bình thơ.
- Hướng dẫn: Khi bình thơ cần chọn những từ 
“đắt” trong từng câu để nêu lên cái hay.
+ Bốn nhóm tiến hành thảo luận, viết lời bình.
- Teo dõi, hướng dẫn cho những nhóm yếu.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét.
- Sửa chữa, tuyên dương.
 I. Nhận diện thể thơ.
 1. Ví dụ:
 a. - Gieo vần chân liền.
 - Cách ngắt nhịp: 3 / 2 / 3
 b. - Gieo vần lưng và vần chân liền.
 - Cách ngắt nhịp: 4 / 4.
 2. Nhận xét: 
 Thơ 8 chữ cũng có thể gieo vần lưng.
II. Luyện tập nhận diện thơ 8 chữ.
Điền từ: 
 - học cấy.
 - bữa cơm ăn.
2. Điền câu.
Không queo quắt sắc bàng rơi hẻm phố.
II. Thực hành làm thơ 8 chữ.
 Các chủ đề: Môi trường
III. Tập bình thơ.
 Bảng phụ:
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập: 
 - Nắm chắc đặc điểm thơ 8 chữ. Hoàn thành các bài tập còn lại.
 - Tự sáng tác và viết lời bình cho bài thơ 8 chữ của em.
 - Tiếp tục sưu tầm những bài thơ 8 chữ và nhận xét về luật bằng trắc.
 b. Chuẩn bị:
 - Xem lại nội dung đề thi học kì chuẩn bị cho tiết trả bài.
 + Em làm đúng mấy câu?
 + Nhận xét phần tự luận?
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 83,84.doc