Tiết 103: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu cần đạt
-Nhận diện được các thành phần gọi -đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi- đáp, phụ chú
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động1:
Bài cũ: Nêu khái niệm các thành phần biệt lập đã học? Cho ví dụ?
Hoạt động2:
Xác định các thành phần gọi- đáp
GV yêu cầu HS tìm hiểu 2 ví dụ a,b trong SGK
Ngày 29 tháng 01 năm 2008 Tiết 103: Các thành phần biệt lập I. Mục tiêu cần đạt -Nhận diện được các thành phần gọi -đáp, thành phần phụ chú trong câu. - Rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi- đáp, phụ chú II. Tiến trình dạy học Hoạt động1: Bài cũ: Nêu khái niệm các thành phần biệt lập đã học? Cho ví dụ? Hoạt động2: Xác định các thành phần gọi- đáp GV yêu cầu HS tìm hiểu 2 ví dụ a,b trong SGK ? Trong số các từ ngữ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi-từ nào đùng để đáp? -? Những từ đó có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không, tại sao? ? Trong các từ ngữ ấy từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại , từ nào dùng để duy trì cuộc hội thoại? - Từ “này” dùng để gọi - Từ “thưa ông” dùng để đáp - Không tham gia diễn đạt nghĩa đKhông nêu ý nghĩa nội dung câu , chỉ tham gia vào việc hướng tới người nghe ị Chúng là các thành phần biệt lập - Từ “này” tạo lập cuộc hội thoại. - Từ “thưa ông” duy trì cuộc hội thoại thể hiện sự hợp tác đối thoại Hoạt động 3: Xác định thành phần phụ chú GV nêu yêu cầu tìm hiểu 2 ví dụ a, b trong SGK ? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của sự việc các câu có thay đổi hay không? tại sao? ? Trong câu a, từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? ? Trong câu b, cụm c-v in đậm chó thích điều gì? - Nghĩa không đổi, vì nội dung thông báo của câu nằm trong các từ ngữ khác. Các từ này là thành phần biệt lập. - Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng” - Chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. HS đọc chậm phần Ghi nhớ trong SGK Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Từ dùng để gọi: này. Từ dùng để đáp: vâng. Quan hệ: Trên( người nhiều tuổi)- dưới(người ít tuổi). Thân mật: Hàng xóm láng giềng gần gũi. Bài tập 2: Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi. Đối tượng hướng tới của sự gọi: cộng đồng người Việt. Bài tập 3: Thành phần phụ chú: “Các thày, cô giáo, các bậc cha mẹ” giải thích cho cụm từ “ những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này” Thành phần phụ chú “ kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người” Thành phần phụ chú: “những người chủ thực sự của đất nước” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”. Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó: Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật tôi. Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiệ tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình tôi với nhân vật “cô bé nhà bên”. Bài tập 4: Các thàng phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin về thái độ suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau. Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Tiết 104- 105: Bài viết số 5: Nghị luận về một sự việc Hiện tượng đời sống xã hội I.Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận . - Tích hợp các kiến thức văn-tiếng việt-tập làm văn đã học. - Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội. II. Tiến trình dạy- học. Hoạt động 1: GV viết đề lên bảng: Đề số 4 trong SGK: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Hoạt động 2: - GV nhắc lại những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội . - Phát hiện được những vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận. - Bài làm cần có một nhan đề tự đặt phù hợp với nội dung. - Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và lạp luận phù hợp, nhất quán. - Các phần: Mở- thân- kết phải có cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ. - Bài tự viết, không sao chép. Hoạt động 3: Tổ chức quản lí học sinh làm bài nghiêm túc. Ngày 12 tháng 02 năm 2008 Tiết 106- 107: Văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn Của la- phông- ten ( Trích “La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” ) Hơ-pô-lít-ten I. Mục tiêu cần đạt: - Tác giả đoạn văn nghị luận đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten với nhữnh dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận. II. Tiến trình dạy- học Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: - GV giới thiệu ngắn gọn về La-phông-ten( 1621- 1695)- nhà văn Pháp, chuyên viết truyện ngụ ngôn- tác giả của các bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng: thỏ và rùa, Lão nông và các con, chó sói và cừu non - HS đọc nhanh bài ngụ ngôn trong SGK trang 41-42 - HS đọc tiếp chú thích* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- giải thích từ khó- tìm hiểu thể loại- bố cục. 1. Đọc: Chú ý phân biệt ba giọng đọc: Trích thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy-phông: giọng rõ ràng, khúc chiết. Lời dẫn của tác giả: H. Ten. GV cùng HS đọc một lần văn bản 2. Từ khó: Theo 14 chú thích trong SGK. 3. Thể loại: Nghị luận văn học. Luận đề: Tìm hiểu bài thơ ngụ ngôn chó sói và cừu non. 4. Bố cục: a. Hình ảnh cừu non : Dưới ngòi bút của La-phông-ten. Dưới ngòi bút của Buy-phông. Dưới ngòi bút của La-phông-ten(2): lời nhận xét của tác giả. b. Hình ảnh chó sói: Trong thơ của La-phông-ten: Lời nhận xét của tác giả. Trong công trình của Buy-phông: dẫn nguyên văn. Dưới ngòi bút của La-phông-ten(2): Lời nhận xét của tác giả. Hết tiết 106 Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc- hiểu chi tiết 1.Hình tượng con cừu - HS đọc đoạn 1: Nhận xét sự khác nhau giữa nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ánh một đối tượng con cừu? - GV tóm tắt khái quát các ý kiến: + Nhà khoa học tỏ thái độ gì với con cừu? + Đọc đoạn văn của Buy-phông người đọc hiểu thêm gì về con cừu? + Đọc đoạn văn thơ của La-phông-ten ta hiểu thêm gì về con cừu? Có cảm xúc gì? Buy- phông - Không viết về một con cừu cụ thể mà nhận xét về cừu nói chung bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu những đặc tính cơ bản của chúng: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh sự nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện, cứ ì ra, lì ra, bất chấp hoàn cảnh( dưới mưa, tuyết rơi). - Không nói đến tình mẫu tử thân thương. La-phông-ten - Hình ảnh con cừu cụ thể được nhân hoá như một chú bé ngoan đạo, ngây thơ đáng thương nhỏ bé yếu ớt hết sức tội nghiệp. - Đặt cừu vào tình huống đặc biệt đối mặt với chó sói bên dòng suối. - Không tuỳ tiện bịa đặt mà căn cứ vào những đặc điểm cơ bản vốn có của cừu. - Tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người nhỏ bé bất hạnh: thật cảm động vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. - Nhắc đến mẫu tử thân thương cảm động. - Rút ra bài học ngụ ngôn. 2.Hình tượng chó sói: GV cho HS đọc đoạn 2 . ? Dưới ngòi bút của Buy-phông con chó sói hiện ra như thế nào? thái độ của tác giả ra sao? - La-phông-ten tả chó sói có diểm gì giống và khác so với Buy-phông? - Buy-phông miêu tả giải thích thói quen sống cô độc và tụ bầy đàn của loài sói, khi sống bình thường, khi tấn công con mồi lớn hơn. - Khái quát thành lối sống, qui luật chung của loài chó sói. - Tác giả khái quát chung về loài sói từ bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm giếc, bản tính hư hỏnglúc sống có hại, chết vô dụng- đáng ghét đáng trừ diệt. - Cũng là một con chó sói cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể: đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, tình cờ gặp cờu non bên bờ suối. - Đó cũng là một bạo chúa khét máu độc ác, tìm mọi cách để ăn thịt cừu non. - Chó sói cũng được nhân hoá như một kẻ mạnh, tham ác. - Nhưng đó cũng là một tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, bất hạnh trộm cướp hay mắc mưu, vụng về ngu dốt nên đói meo. Vì đói nên hoá rồ. Một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. - Nhà thơ đã đưa vào đặc tính cơ bản của loài sói để tạo ra một “ sói người”. Hoạt động 4: Tổng kết- Luyện tập ? Biện pháp lập luận chủ yếu của tác giả là gì? - ? Mục đích của văn bản là gì? ? Vậy em hiểu đặc trưng của VHNT là gì qua bài viết này? - So sánh- dẫn chứng- nhận xét - Nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương: in đậm cách nhìn cách nghĩ riêng của nghệ sĩ. - Thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ riêng của người sáng tác HS đọc Ghi nhớ ở SGK - Thử sáng tác một văn bản: Con dơi và con mỗi dưới ngòi bút của nhà sinh học và nhà văn. Ngày 12 tháng 02 năm 2008 Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận. II. Tiến trình dạy- học. Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài văn. 1. HS đọc văn bản : Tri thức là sức mạnh ? Văn bản trên viết về vấn đề gì ? ? Tìm bố cụcvà mối quan hệ giữa các phần ? ? Phép lập luận chủ yếu của bài văn là gì ? ? Tìm sự khác biệt giữa cách viết bài văn này với nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. - Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức - Ba phần : + Mở bài : Nêu vấn đề : tri thức là sức mạnh. Cách nêu : trực tiếp. + Thân bài : lập luận chứng minh phân tích vấn đề bằng 2 ý : 2 đoạn : - Đoạn 1 : Luận điểm chính 1 : tri thức là sức mạnh- luận chứng- tri thức đã cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu. - Luận điểm chính 2 : tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng- luận chứng- tri thức đã góp phần cho kháng chiến thành công và cho đất nước phát triển kinh tế nông nghiệp. + Kết bài : Phê phán một số ngươì không biết quí trọng sử dụng tri thức, sử dụng không đúng chổ. - Lập luận chứng minh : lấy thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết quí trọng tri thức. - Nghị luận về một sự việc hiện tượng : từ sự việc hiện tượng đời sống mà nêu ra vấn đề tư tưởng. - Nghị luận về tư tưởng đạo lý :làm sáng tỏ tư tưởng đạo lý bằng cách giải thích chứng minh so sánh, đối chiếu phân tích để chỉ ra chỗ đúng, sai của tư tưởng đạo lý nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. HS đọc Ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Luyện tập- củng cố HS đọc văn bản: Thời gian là vàng. - Chia nhóm: 2 bàn 1 nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK ? Văn bản thuộc dạng nghị luận nào? ? Văn bản bàn về vấn đề gì? ? Phép lập luận chủ yếu là gì? - Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý - Bàn về : + Thời gian là sự sống. + thời gian là thắng lợi + Thời gian là tiền + Thời gian là tri thức. - Phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. - Sau mỗi luận điểm là những dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. Về nhà: Đặt một đề bài- xây dựng bố cục bài văn. Ngày 14 tháng 02 năm 2008 Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn I. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện liên kết câu liên kết đoạn văn khi viết văn. II. Tiến trình dạy- học Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm liên kết HS đọc và tìm hiểu đoạn văn trong sách giáo khoa ? Đoạn văn bàn về vấn đè gì? ? Chủ ... n của cuộc sống thời PK Việt nam. - Hình ảnh con cò xa tổ gặp cành mềmtượng trưng cho H/ả người mẹ nhọc nhằn vất vả lam lũ kiếm ăn nuôi con cái và dám chọn chết trong GV chốt: Tuy chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu, chưa thể hiện nội dung của câu ca dao, lời hát ru, những điệu hồn dân tộc cứ thấm dần, thấm dần vào tinh thần của bé; nuôi dưỡng tâm hồn đứa con bằng âm điệu dịu dàng ngân nga của tình mẹ bao la, tình yêu và sự chở che của mẹ hiền. Đoạn thơ khép lại bằng điệp ngữ thanh bình của cuộc sống bình yên: ngủ yên ngủ yên Hết tiết 111 2. Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người. GV cho HS đọc đoạn 2: Câu hỏi thảo luận: ? H/ả con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với tình mẹ? ? Cuộc đời mỗi con người, trải qua tuổi nằm nôi, đến tuổi đến trường và tới khi trưởng thành đều gắn với hình ảnh cò trắng. Điều này có ý nghĩa gì? Nhận xét về sự liên tưởng và tưởng tượng của tác giả? - H/ả con cò , cánh cò từ lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ nên gần gũi thân thiết và sẽ theo con trên mỗi chặng đường đời. - H/ả con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che dìu dắt nâng đỡ dịu dàng. + Thuở thơ ấu: “con ngủ yên + Thuở đến trường: “con theo cò đi học + Khi trưởng thành: Cánh cò trắng _Cánh cò- tuổi thơ; cánh cò- cuộc đờicon người; cánh cò- tình mẹ đã hoà quyện. Cái màu trắng phau phau trong sạch của cánh cò ; cái dịu dàng êm ả của cánh cò bay lả bay la cứ như thế gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đươnghf lớn khôn trưởng thành. Con đắp chăn hay đắp cánh cò? Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp . Cánh cò lại che, lại quạt hơi mát vào câu thơ mới viết của con – tưởng tượng và liên tưởng thật kỳ lạ, đến ngỡ ngàng mà vẫn thật quen. GV chốt ý. 3. Hình ảnh con cò và những suy ngẫm triết lý về ý nghĩa lời ru và tình mẹ. GV cho HS đọc diễn cảm đoạn thơ 3 ? H/ả con cò có gì phát triển so với 2 đoạn trên? nhà thơ đã khái quát qui luật gì của tình mẹ? ? Bốn câu cuối gợi cho em liên tưởng điều gì? - Con cò trở thành biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời: “dù ởyêu con” _ Đoạn trên cò là bạn, là anh, là chị. - Đến đây cò là mẹ suốt đời ở bên con. Nhà thơ khái quát một qui luật tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn và sâu sắc : con dù lớn - Từ cảm xúc mở ra những suy tưởng triết lý : Cách thường gặp trong thơ CLViên. - Bốn câu cuối trở lại âm hưởng, lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy “một con cò thôi 4. Nghệ thuật đặc sắc: ? Nhận xét thể thơ? Dụng ý và tác dụng? - ? Giọng điệu ? - ? Hình ảnh thơ ? - Thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp thể tám chữ- tác giả thể hiện tình cảm một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thường bắt đầu bằng những câu ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. - Âm hưởng lời hát ru. Giọng suy ngẫm triết lý. - Không cuốn người đọc vào hẳn điệu ru êm ái, đều đặn mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm phát hiện. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh ca dao chỉ là nơi xuất phát, điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả- Thiên về ý nghĩa biểu tượng. - Hình anhe biểu tượng lại gần gũi quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm. Hoạt động 5: Tổng kết- Luyện tập GV tổng kết bài theo ghi nhớ. Luyện tập: - Viết con cò, có phải nhà thơ muốn gợi lại lời ru trong ca dao không? - Không phải là lời ru mà chỉ gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với cuộc sống của mỗi con người. Ngày 21 tháng 02 năm 2008 Tiết 113: Trả bài viết số 5: Nghị luận về một hiện tượng- sự việc I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nhận rõ hơn ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sữa những lỗi diễn đạt và chính tả. II. Tiến trình dạy- học Hoạt động 1 : GV ghi đề lên bảng - Đề số 4- SGK Hoạt động 2 : - HS xây dựng dàn ý cơ bản và phương pháp lập luận - ? Các ý lớn mà em sẽ nghị luận ở phần thân bài? - ý 1: Nêu hiện tượng từ phạm vi rộng đén phạm vi hẹp: lập luận chứng minh. - ý 2: Nêu nguyên nhân xẩy ra hiện tượng rác thải bừa bãi: ý thức con người. - Lập luận giải thích, phân tích. - ý 3: Nêu tác hại: lập luận giải thích, chứng minh và phân tích. - ý 4: Các giải pháp: trước mắt, lâu dài Hoạt động 3: Nhận xét- đánh giá: 1. Ưu điểm : - 100% HS làm bài đúng thể loại nghị luận. - Về tìm hiểu đề- tìm ý: + Hầu hết các bài đều tìm hiểu đúng yêu cầu của đề. Tìm được một số ý cơ bản để lập luận. + Về bố cục- diễn đạt : Trình bày theo bố cục 3 phần đầy đủ- nhiều bài văn diễn đạt lưu loát- Dùng từ, viết câu, dựng đoạn khá chuẩn xác. Liên kết giữa các đoạn, các phần chặt chẽ, thống nhất- nhất là các em : Dung, Phương Thảo, Minh, T. Anh 2. Tồn tại : a. Nội dung : Nhiều em thiếu ý 1 : nêu nguyên nhân chứ không nêu hiện tượng. Nhiều em nêu ý 3 còn sơ sài. b. Diễn đạt, chính tả: - Một số em diễn đạt lủng củng, lặp từ, lặp câu : Lê Vân, Lê An, Chiến, Hữu Cường, Hải, Long, Q. Trung, V. Trung, Hằng, Hiếu. Hoạt động 4 : Vào điểm. Đọc bài khá : Nguyễn T. Anh Nguyễn Phương Thảo Ngày 21 tháng 02 năm 2008 Tiết 114-115: Cách làm bài văn nghị luận Về một vấn đề tư tưởng đạo lý I. Mục tiêu cần đạt : - Ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý nói riêng. - Tích hợp các kiến thức văn-tiếng việt-tập làm văn đã học. - Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lý. II. Tiến trình dạy- Học : Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dạng đề bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. GV yêu cầu HS tìm hiểu 10 đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi : ? Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? ? Dựa vào mẫu đề trên hãy tự ra đề tương tự? - Giống: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Khác: + dạng đề có kèm theo mệnh lệnh: đề 1,3,10. + Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: đề 2,4,5,6,7,8,9. - Đề có kèm theo mệnh lệnh: + Bàn về chữ hiếu. + Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán việt: “danh sư xuất cao đồ” (thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi). - Đề không kèm theo mệnh lệnh: + Ăn trông nồi ngồi trông hướng. + Lá lành đùm lá rấch. + Chị ngã em nâng. + Lòng nhân ái. Hoạt động 2: Cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”. Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề: a. Loại đề : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. b. Yêu cầu về nội dung : nêu suy nghĩ về câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn. c. Tri thức cần có - Vốn sống trực tiếp - Vốn sống dán tiếp : hiểu biết về tục ngữ, phong tục tập quán văn hoá dân tộc. Thao tác2 : Hướng dẫn tìm ý : a. Giải thích nghĩa đen : Nước- nguồn b. Giải thích nghĩa bóng: Nước:. Nguồn: Bài học đạo lý. ý nghĩa của đạo lý. Hết tiết 114 Thao tác3: Hướng dẫn lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích: + Nghĩa Đen: + Nghĩa bóng: - Nhận định, đánh giá: + Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người. + Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế. + Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc c. Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện vẻ đẹp văn hoá của dân tộc. Thao tác 4: Hướng dẫn viết bài. 1. Viết mở bài: 1 đoạn văn: - Đi từ chung đến riêng. - Đi từ thực tế đến đạo lý. - Dẫn một câu danh ngôn. 2. Viết thân bài : Mỗi ý ở dàn bài là một đoạn văn. 3. Viết kết bài: Một đoạn văn. - Đi từ nhận thức đế hành động. HS đọc ghi nhớ trong SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Lập dàn bài đề 7: Tinh thần tự học. HS chuẩn bị từng phần- GV gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý: a. Mở bài: Đi từ thực tế. b. Thân bài: - Giải thích: + Học là gì? + Các hình thức học: * Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. * Tự học. - Tinh thần tự học là gì? + Là có ý thức tự học. + Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn. + Là có phương pháp tự học phù hợp với bản thân. + Là luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè. c. Kết bài: Khẳng định vai trò tự học.. - Còn thời gian GV và HS đọc tham khảo: Biết xấu hổ với nhân cách con người. Ngày 24 tháng 02 năm 2008 Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải ) I. Mục tiêu cần đạt: Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm : một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những ý nghĩa giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sông có ích, sống cống hiến cho cuộc đời chung. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. II. Tiến trình dạy- học : Hoạt động 1 : Bài cũ : GV đọc: “ dù ở gần con Dù ở xa con HS đọc tiếp hết đoạn thơ. ? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ này? GV chuyển bài mới. Hoạt động 2: Đọc- tìm hiểu khái quát 1. GV đọc toàn bộ bài thơ: Hướng dẫn HS chú ý giọng đọc và nhận ra cách đọc bài thơ. HS nhận diện giọng điệu và đọc một đoạn thể hiện. Yêu cầu: Toàn bài: Giọng trầm lắng nhẹ nhàng, thiết tha. Đoạn đầu: Vui say sưa nhẹ nhàng. Đoạn giữa: Nhanh, sôi nổi. Đoạn “ta làm.tóc bạc”: giọng trầm lắng, thiết tha, nhỏ nhẹ. Khổ cuối: Giọng trở lại vui tươi. 2. Chú thích: ? Hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra dời của tác phẩm? GV lưu ý HS: - Thơ Thanh Hải nhỏ nhẹ- sâu lắng. - Bài thơ viết 11- 1980- không bao lâu tác giả dã qua đời( 24-12-80). Nó như một tâm niệm cuối cùng của một con người đã suốt đời cống hiến cho cách mạng. 3. Tìm hiểu mạch cảm xúc: ? Nếu như ta nói rằng mạch cảm xúc của bài thơ dừng 2 lần nghỉ khi đọc thì em sẽ dừng ở những câu thơ nào ? Cảm xúc của nhà thơ trong mỗi phần đó ? ? Vậy mạch cảm xúc của bài thơ? Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên – mùa xuân đất nước- mùa xuân trong mỗi con người Hoạt động 3: Đọc- Hiểu chi tiết HS đọc đoan 1: 1. Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên ? Mùa xuân thiên nhiên được tác giả phác hoạ bằng những hình ảnh nào? ? Em có nhận xét gì về cấu trúc của 2 câu đầu? ? Tác dụng của việc đảo kết cấu c-v? ? Sắc màu làm nền mùa xuân? Sắc xuân nổi bật? ? Suy nghĩ, cảm xúc của em về sắc màu ấy? ? Âm thanh mùa xuân là tiếng hót con chim chiền chiện “vang trời” -> gợi cho em những điều gì? Nếu nó gợi lên một khômh gian ba chiều thì đó là gì? Phân tích, bình giảng hình ảnh thơ này? ? Nhận xét cách lựa chọn h/ả, cách giới thiệu mùa xuân của nhà thơ- hãy chọn trắc nghiệm đúng hay sai? -GV dùng máy chiếu chiếu đoạn 1. HS tìm : sông xanh, hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. - Đảo v-c - Thể hiện sự ngạc nhiên. - Diễn tả quá trình xuất hiện bông hoa : lồ lộ hiện dần trên dòng sông xanh. - Màu xanh. - Nổi lên trên là màu tím biếc. -HS thảo luận- tự do phát biểu. - Vang -> ngân xa, lanh lảnh, vui nhộn. => Gợi: không gian cao vời vợi, rộng mênh mông, xanh thăm thẳm.
Tài liệu đính kèm: