Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 105: Các thành phần biệt lập (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 105: Các thành phần biệt lập (tiếp)

Tiết 105

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

(tiếp)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- HS hiểu được đặc điểm các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu.

- Công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kỹ năng :

- Nhận biết thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.

- Đặt câu có thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.

3. Thái độ :

- Chú ý sử dụng thành phần phụ chú khi viết.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích đánh giá, kĩ năng đưa ra quyết định

B. CHUẨN BỊ

- GV : Bài soạn, bảng phụ, bài tập trắc nghiệm.

- HS : Soạn bài

C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ- KT 15’

? Em hiểu thành phần tình thái, cảm thán như thế nào ? Lấy VD ( 8 đ’)

? Tại sao hai thành phần đó lại gọi là thành phần biệt lập ? ( 2 đ’)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 105: Các thành phần biệt lập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/2/2012
Ngày giảng : 7/2/2012
Tiết 105
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
(tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- HS hiểu được đặc điểm các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kỹ năng : 
- Nhận biết thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Đặt câu có thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
3. Thái độ : 
- Chú ý sử dụng thành phần phụ chú khi viết.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích đánh giá, kĩ năng đưa ra quyết định
B. CHUẨN BỊ
- GV : Bài soạn, bảng phụ, bài tập trắc nghiệm.
- HS : Soạn bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ- KT 15’
? Em hiểu thành phần tình thái, cảm thán như thế nào ? Lấy VD ( 8 đ’)
? Tại sao hai thành phần đó lại gọi là thành phần biệt lập ? ( 2 đ’)
Đáp án:
- TP tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu VD: Có lẽ tôi đã nhầm
- TP cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, mừng, giận, buồn)
VD: A, mẹ đã về!
- Đây là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của trong câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
3. Bài mới
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động của Gv và hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Bảng phụ
- HS đọc – chú ý từ in đậm
? Trong các từ in đậm (này, thưa ông) . Từ nào được dùng để gọi, từ nào dùng để đáp ?
? Từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại ? Từ nào dùng để duy trì cuộc thoại ?
- GV : Những từ ngữ dùng để duy trì hoặc tạo cuộc thoại này là thành phần gọi đáp.
? Vậy thế nào là thành phần gọi - đáp ?
? Những từ ngữ này có tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? Có thuộc nòng cốt câu không ?
- GV : Do vậy nó là thành phần biệt lập của câu.
? Tại sao phần gọi - đáp lại là thành phần biệt lập trong câu ?
- Đọc ghi nhớ
Hoạt động 2 
Bảng phụ
HS đọc – chú ý phần in đậm.
? Nếu lược bỏ những từ in đậm nội dung sự việc của mỗi câu có thay đổi không ? 
( Bỏ phần in đậm nghĩa sự việc (nội dung) câu không thay đổi.)
GV : Vậy hai bộ phận này khi đưa vào trong câu có tác dụng gì. chúng ta cùng phân tích :
? VD (a) từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào ?
- VDa : Phần in đậm chú thích thêm cho “ đứa con gái đầu lòng”
? Như vậy phần in đậm ở vda có tác dụng gì ?
? Về hình thức nó được đặt giữa các dấu nào ? 
? Câu (b) cụm C – V in đậm chú thích điều gì ?
(Chú thích thêm về suy nghĩ riêng của nhân vật tôi)
? Cụm c-v in đậm trong câu b có nhiệm vụ gì ?
? Các bộ phận in đậm ở VDb nằm giữa các dấu nào ?
- GV : Những cụm từ, C-V in đậm gọi là thành phần phụ chú.
? Vậy theo em thế nào là thành phần phụ chú ? Dấu hiệu nào để nhận biết phần chú thích ?
? Phần phụ chú có nằm trong cấu trúc câu không ? Vì sao ?
(Không – vì khi bỏ nó đi nghĩa việc của câu không thay đổi )
- Gv : Do vậy nó gọi là thành phần biệt lập của câu.
Đọc sgk
 Hoạt động 3 
- Bài 1 :
- HS làm nhanh – trình bày
? Có phải quan hệ thân mật không ?
- Bài 2 : Thảo luận theo nhóm bàn.
+ Gọi 1 HS lên viết.
- Bài 3 : Hỏi đáp 
? Thành phần phụ chú ở ý a là gì ? Nó bổ sung điều gì ?
? XĐ thành phần phụ chú ở VDb ? Cho biết nó giải thích thêm cho điều gì ?
Bài 4 : Hoạt động độc lập.
Bài 5 : Hoạt động độc lập
- Viết + Trình bày.
- Cả lớp sửa chữa.
10
10
1 0
I . Thành phần gọi - đáp
1 . Ví dụ (SGK)
2 . Nhận xét:
- “này” – gọi, tạo cuộc thoại
 “Thưa ông” - đáp, duy trì cuộc thoại
à Thành phần gọi - đáp :
 + Không tham gia diễn đạt nghĩa.
 + Không thuộc nòng cốt câu.
=> Là thành phần biệt lập.
3. Ghi nhớ 1,2 : sgk
II . Thành phần phụ chú:
1 . Ví dụ (SGK)
2 . Nhận xét.
- VDa : Phần in đậm giải thích cho từ ngữ khác, đặt giữa dấu gạch (-) và dấu (,)
- VDb : Phần in đậm chú thích về suy nghĩ của người nói, nằm giữa 2 dấu (,)
-> Gọi là phần phụ chú ( không nằm trong cấu trúc câu) – Là thành phần biệt lập.
3 . Ghi nhớ 1,3: 
III . Luyện tập
Bài 1
* Xác định thành phần Gọi - đáp, chỉ rõ từ:
Này: gọi
Vâng: đáp
* Quan hệ: Trên dưới – hàng xóm cùng cảnh ngộ, thân mật.
Bài 2:
Xác định thành phần gọi đáp và đối tượng hướng tới.
- TP gọi đáp : Bầu ơi à lời gọi chung, 
- Đối tượng hướng tới : là mọi người trong cộng đồng xã hội.
Bài 3: Xác định thành phần phụ chú – tác dụng
a, Mọi người kể cả anh à Bổ xung cho “chúng tôi”.
b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ à Giải thích cho “ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này
c, Những người . à Bổ xung cho những mục đích
Bài 4: XĐ mối liên quan của phần phụ chú.
- TP phụ chú có liên quan với các từ mà nó giải thích, bổ sung ở trước.
VD : Thành phần phụ chú có quan hệ với những từ ngữ: a-Chúng tôi, b-những người nắm giữ chìa khóa, c- những người chỉ
Bài 5 : Viết đoạn văn 
- Thể loại : Nghị luận về SV, hiện tượng của đời sống.
- Nội dung : Thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
*. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Củng cố : ? Tại sao 2 thành phần trên lại gọi là thành phần biệt lập ?
- Dặn dò : Về nhà làm bài tập 5 cho hoàn chỉnh
 Học bài, chuẩn bị bài viết số 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 105- CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.doc