Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 72 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 72 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mic cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức

3. Thái độ

- Biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng như tình phụ tử

B. CHUẨN BỊ

- Gv: giáo án, tài liệu tham khảo

- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 576Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 72 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 11/ 2011
Ngày giảng: 23/ 11/ 2011
TIẾT 72- BÀI 15
 VĂN BẢN
CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Tiếp theo)
 - Nguyễn Quang Sáng -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mic cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức
3. Thái độ
- Biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng như tình phụ tử
B. CHUẨN BỊ
- Gv: giáo án, tài liệu tham khảo
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Ổn định
2. Kiểm tra 
3. Bài mới (1p)
Giíi thiÖu tiết 2
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Hoạt động 2
- Gv dẫn dắt tiếp 
- Trong 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông Sáu càng cố gần gũi vỗ về con thì con bé càng xa lánh ông. Ông buồn vô cùng 
? Những lời nói và thái độ của bé Thu còn thể hiện như thế nào trong ba ngày sau ?
? Em có nhận xét gì về cách nói của bé Thu 
- Nói với những người ngang hàng
? Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả ?
? Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả ?
? Bằng những cử chỉ lời nói ấy bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào ?
? Phản ứng của em có phải là của một đứa trẻ hư không?
? Vì sao em lại có thái độ cự tuyệt như vậy ? ( HS bộc lộ)
GV: Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh chiến tranh nó còn quá bé nhỏ để hiểu được sự khắc nghiệt và éo le của cuộc sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường.
GV: Những chi tiết miểu tả diễn biến tâm lý của bé Thu chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lý con người và nhất là trẻ em ...
+ Theo dõi tiếp câu chuyện, đọc đoạn văn kể về việc chia tay của cha con anh Sáu “ Sáng hôm sau ... ba nó nữa”
? Vẻ mặt của bé Thu khi trở về nhà cùng ngoại được MT qua chi tiết nào
+ Vẻ mặt của nó......nghĩ ngợi sâu xa. (tr. 197)
- Vẻ mặt ấy đã biểu lộ nội tâm ntn?
+ Không còn lo lắng, sợ hãi.
? Tìm chi tiết miêu tả bé Thu trong giây phút chia tay với cha 
? Em có nhận xét gì về những biểu hiện tình cảm của bé Thu 
? Tại sao bé Thu lại thay đổi thái độ đột ngột như vậy?
 G: Vì bà ngoại đã giải thích cho nó hiểu vì sao trên mặt ba lại có vết sẹo. Sự nghi ngờ ấy bấy lâu đã được giải tỏa và lúc này ở Thu nảy sinh 1 trạng thái như l là sự ân hận, hối tiếc: “ Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
 G: Qua hành động của bé Thu tác giả đã khắc họa nét tính cách nhân vật: Từ bướng bình --> hành động đột biến trong giờ phút chia tay tình cha con ở bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ và cùng dứt khoát, rạch ròi. Bé Thu là một đứa trẻ có cá tính cứng cỏi và cách biểu hiợ̀n cá tính đậm nét hồn nhiên ngây thơ của con trẻ.
? Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện em thấy tác giả là người ntn?
+ Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
? Khi được về thăm nhà người mà ông khao khát được gặp nhất là ai ?
? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm ấy ?
? Những cử chỉ ấy chứng tỏ ông Sáu trong tâm trạng như thế nào ?
? Thế nhưng trước phản ứng của bé Thu diễn biến tâm trạng của ông Sáu ra sao ?
? Trong 3 ngày nghỉ ông Sáu mong muốn nhất điều gì ?
? Mọi cố gắng của ông đã được đền đáp không ? Vì sao ?
- HS tự bộc lộ.
? Trong hoàn cảnh ấy ông có thái độ như thế nào ?
- (Bất lực nhưng anh chỉ buồn và sẵn lòng tha thứ cho con)
? Điều bất ngờ đến với ông Sáu là gì ?
? Tìm những chi tiết diễn tả cử chỉ, hành động của nhân vật ?
? Trạng thái tình cảm lúc ấy là gì ?
GV: Rõ ràng ông Sáu đã bị đặt vào một hoàn cảnh hết sức éo le mà ông không ngờ và không biết tìm cách nào để giải tỏa nếu như không có chuyện bất ngờ xảy ra ... trải qua thử thách ông Sáu vẫn là người cha hạnh phúc.
? Tình cảm của ông Sáu được biểu hiện tập trung và sâu sắc nhất ở sự việc nào ?
--> Tình yêu thương được gửi gắm trong đó.
? Em có nhận xét gì về tình cảm cha con của ông Sáu ?
GV: câu chuyện về chiến lược ngà không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát éo le mà chiến tranh gây ra.
Hoạt động 3
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện ?
( Khiến câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình)
? Truyện ngắn có ý nghĩa gì ?
-( Cả ngợi tình cha con, khẳng định tính chính nghĩa của kháng chiến)
-Lên án kẻ thủ xâm lược.
Hs đọc sgk
Hoạt động 4
36
4
3
I. Đọc- tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu
a. Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trước khi nhận cha.
- Ba ngày ông Sáu ở nhà.
+Cơm chín rồicon kêu mà người ta không nghe.
+Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái...
- Trong bữa cơm:
 + Hất trứng cá mà anh gắp cho bị đánh, bỏ về ngoại, không khóc.
-> Miên tả tâm lý nhân vật chân thực, sinh động, tình huống bất ngờ hợp lý --> Tính cách và phẩm chất của nhân vật được bộc lộ.
=> + Không chấp nhận, cự tuyệt một cách quyết liệt.
+ Phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên: Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm chân thật, sâu sắc, rất yêu ba
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha.
- Bỗng nó kêu thét lên
- Tiếng kêu như tiếng xé.
- Nhanh như con sóc ôm chặt lấy cổ ba nó.
-  hôn tóc, cổ, vai cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa mếu máo: "Ba về! Ba mua cho con 1 cây lược nghe ba!”
-> Tình yêu và nỗi mong nhớ người cha bấy lâu bị dồn nén nay bùng ra thật mạnh mẽ, cuống quýt, xen lẫn sự hối hận.
2 . Nhân vật ông Sáu.
- cái tình người cha cứ nôn nao
- Đoán là con nhảy thót lên, vội vàng, kêu to, giọng lặp lặp run run
--> Xúc động mạnh mẽ – tình cảm thương nhớ con da diết.
- Đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy -->diễn tả sự hụt hẫng, đau đớn thất vọng.
- Được con gọi tiếng cha
- Trong phút chia tay con bé đã nhận ba.
+ Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, hôn mái tóc con.
--> Sung sướng hạnh phúc.
- Làm cây lược tặng con, tỉ mỉ, kiên trì.
- Trước lúc hi sinh trao gửi người bạn chiến đấu nhắm mắt 
--> Tình cảm cha con mãnh liệt không bao giờ chết.
III . Tổng kết, ghi nhớ
1 . Nghệ thuật
- Cốt truyện mang yờ́u tố bất ngờ, tình huống éo le nhưng hợp lý tự nhiên.
- Lựa chọn người kờ̉ chuyện hợp lí
- Miểu tả tâm lý nhân vật rõ nét.
- Ngôn ngữ giản dị đậm màu sắc Nam Bộ.
2 . Néi dung
- Câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng
3 . Ghi nhớ
(SGK)
IV . Luyện tập
HS tự bộc lộ
* Cñng cố, dÆn dß: ( 1p)
? Giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
Học bài
Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra TV

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 74- chiếc lược ngà ( tiếp).doc