Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Khuyến

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

 Phạm Tiến Duật (1941-2007)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của nghững con người là nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

* Thầy: soạn bài lên lớp. Tư liệu tập thơ thời chống Mĩ.

 -Chân dung t/g khi còn trẻ và hiện tại

* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trường THCS Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 51,52
Ngày soạn: 30/10/2011
Ngày dạy: 31/10/2011 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Phạm Tiến Duật (1941-2007)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
	- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
	- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của nghững con người là nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.
	- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
	- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp. Tư liệu tập thơ thời chống Mĩ.
 -Chân dung t/g khi còn trẻ và hiện tại
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” ? Phân tích ND, NT ?
* Chọn phương án đúng .
 Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì ?
A. Tình đồng đội.	B. Tình quân dân.	
C. Tình anh em.	 D. Tình bạn bè.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
 “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, Hai đứa hai đầu xa thẳm”Nghe những câu thơ này của nhà thơ Phạm Tiến Duật chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ.Những cánh rừng TS khốc liệt phải hứng chịu hàng ngàn,hàng vạn tấn bomlớp lớp thế hệ thanh niên lên đường tòng quân trong đó PTD nổi lên như một nhà thơ-chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm,những cô TNXP xinh xắn tươi trẻ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”đã góp một tiếng nói NT mới mẻ về đề tài thế hệ trẻ chống Mỹ cứu nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I.Tìm hiểu chung
Cho hs quan sát chân dung t/g
1 Tác giả.
 Hãy thuyết minh về tác giả Phạm Tiến Duật ?
- Giới thiệu về tác giả.
-Phạm Tiến Duật.(1941-2007) - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 Hãy nêu cách đọc văn bản?
- Đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan.
- Hai HS đọc văn bản 
-> Nhận xét.
2. Tác phẩm.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ 
- Giới thiệu về tác phẩm.
-> Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ.
- Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
- Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
GV:Thời điểm này cuộc k/c chống Mỹ đang bước vào gđ khốc liệt nhất,trên tuyến đường mòn HCM có hệ thống những con đường chằng chịt phần lớn sức vóc vật chất tinh thần của hậu phương MB chuyên chở vận hành vào MN đều trên con đường naỳ mà lực lượng chủ yếu là ô tô trong đó tiểu đoàn vận tải 61 là đơn vị đã 2 lần đoạt danh hiệu AHLLVT .PTD là một chiến sĩ trong tiểu đoàn đó đã từng ngồi trên những chiếc xe chở hàng và bài thơ ra đời trong một chuyến đi
- GV: hướng dẫn HS tự nghiên cứu từ khó.
- Tự nghiên cứu từ khó.
(bếp HC ,tiểu đội)
 Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?So sánh với bài đ/c?
- Phát hiện -> Thơ tự do.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút
Quan sát các bức ảnh trên, tác giả đưa vào bài thơ những hình ảnh độc đáo nào?
Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ?
- Phát hiện -> Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính Trường Sơn.
Bài thơ có nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa -> nhưng thu hút người đọc : Nó làm nổi bật hình ảnh của toàn bài : Những chiếc xe không kính. Qua từ “bài thơ” -> chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ.
Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
II. Đọc- hiểu văn bản.
Nhan đề bài thơ:
Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
 Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể trong bài thơ như thế nào?
bom giật, rung 
Xe có kính-> vỡ ->không kính
 Nguyên nhân nào khiến xe không có kính?
Vì bom đạn của chiến tranh.
Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính.
Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính.
Vào năm này tại địa bàn binh trạm 27 lộ trình vận chuyển có những nút giao thông như cua chữ A,Cổng trời, đường 10,20 cứ sau vài tiếng lại có 1 tốp 3 chiếc B52 rải thảm bom với hàng trăm quả. Những con đường quang dần vì bom đạn. Đơn vị của Phạm Tiến Duật có nhiều chiếc xe bị cháy ,bị lật nhào xuống vực, bị vỡ hết cửa kính
H: Nhận xét gì về những từ ngữ được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên?
Hồn nhiên pha chút ngang tàng -> Khơi dậy không khí dữ dội của chiến tranh.
-Bút pháp tả thực nói lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh
 Trải qua chiến tranh những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào ?
Những chiếc xe này là bình thường hay bất bình thường?
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui, thùng xe có xước
- Liên tiếp một loạt các từ phủ định -> diễn tả sự không bình thường trong c/t,nhưng là bình thường trong h/c ác liệt của chiến tranh 
-Tạo sự khác lạ độc đáo
- GV: Xưa nay h/a xe cộ đưa vào thơ thường được miêu tả mĩ lệ hoá mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực như cỗ xe tam mã,chiếc xe trong “bài ca lái xe đêm’ của TH,con tàu của CLV,đoàn thuyền của HC  Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của chiến tranh chống Mĩ ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.
3. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
 Tại sao có những chiếc xe không bình thường như vậy mà vẫn hoạt động bình thường trên tuyến đường ác liệt ?Cách giới thiệu có gì đặc biệt?
- Vì người điều khiển nó là những chiến sĩ lái xe dũng cảm. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho lớp trẻ VN trong chiến tranh chống Mĩ.-> -Được giới thiệu gián tiếp
 Những chiến sĩ lái xe được miêu tả qua những hình ảnh nào ?
- Phát hiện.
Ung dung buồng lái ta ngồi.
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhận xét về nhịp điệu, bpnt được sử dụng trong hai câu thơ ?
- Nhận xét
- Ngắt nhịp 2/2, thanh bằng nhiều hơn thanh trắc, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng.đảo ngữ,điệp từ 
-BP .đảo ngữ, điệp từ .
 Qua đó em hình dung như thế nào về tư thế người chiến sĩ ?
- Đánh giá 
Tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng, coi thường hiểm nguy.
 Từ trong những chiếc xe không kính ấy người chiến sĩ đã cảm nhận được điều gì ?
- Phát hiện.
 Những người lính lái xe không kính
Nhìn 
Nhìn thấy
Thấy
Nhìn 
Nhìn thấy
Thấy
-chạy thẳng
-xoa
-như sa,ùa
 -đất trời,con đường 
 -gió
 -sao trời,cánh chim
 Sảng khoái bất tận tốc độ nhanh,mạnh
 đột ngột
 Lòng lạc quan dũng cảm
 Nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ ? Tác dụng?
Phân tích h/a ẩn dụ “ con đường”?
* Phân tích.
- Điệp từ, nhịp thơ nhanh, dồn dập, giọng khoẻ khoắn 
-> Cảm nhận được tốc độ lao nhanh của chiếc xe.
-Con đường: đấu tranh vì lẽ sống, con đường cách mạng
à Điệp từ, nhịp thơ nhanh ,BP ẩn dụ -> tinh thần lạc quan dũng cảm, yêu đời
Ơ đây chất hiện thực và lãng mạn đan xen thấm quyện vào nhau. Bom đạn gió mưa ,chiếc xe đầy thương tích nhưng trong hoàn cảnh ấy không làm tâm hồn người chiến sĩ chai sạn khô cằn mà chiếc xe không kính như giúp họ gần hơn với thiên nhiên tự do giao cảm với thế giới bên ngoài.
Vì sao người lái xe phải chạy với tốc độ nhanh?
- Giải thích 
Vì phải tranh thủ từng giờ, từng phút, giữa những trận bom đạn của kẻ thù -> khẩn trương.
Tìm những câu thơ thể hiện sức chịu đựng phi thường của người lính lái xe? Nhận xét cách dùng từ.
- Phát hiện
- Dùng khẩu ngữ: ừ thì,cười ha ha, phì phèo
-Giọng điệu: ngang tàng, hài hước, phớt đời, hồn nhiên
Qua những hình ảnh thơ trên, em nêu cảm nhận của mình về người lính? Bộc lộ phẩm chất nào của họ?
- Bộc lộc.
.
-> Nét hồn nhiên, vẻ ngang tàng, đậm chất lính -> ý chí và sức mạnh của tuổi trẻ.
Hãy đọc lại 2 khổ 5,6
 Em cảm nhận được điều gì qua hai khổ thơ đó?
Quan hệ của họ ntn?Từ đó h/a người lính có thêm nét đẹp nào?
* Bộc lộ.
- Những chiếc xe từ bom rơi ->tiểu đội
-Chung bếp, chung bát đũa->gia đình
-Bắt tay ->bạn bè
=>cùng chung nhiệm vụ, cùng chịu gian nguy
-> tình đồng đội keo sơn gắn bó.
GV:Đọc câu thơ này ta thấy không có gì khác câu thơ nói về tình cảm đồng chí của Chính Hữu 20 năm về trước “Đêm rét chung chăn” tình cảm đồng chí đồng đội đã gắn kết họ lại thành 1 khối ngân lên câu hát nâng bước chân người chiến sĩ đi tiếp chặng đường mới “Lại đi ,lại đi,trời xanh thêm”
Hãy Đọc khổ thơ cuối cùng.
Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? Hình ảnh được sắp xếp ntn? Phân tích hình ảnh “trái tim”
 GV: BP hoán dụ ,đối lập để khẳng định :ý chí nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ.
“Trái tim” là một “hoán dụ kép”.Người ta gọi những trạng thái cảm xúc mãnh liệt như thế ( những trạng thái cảm xúc cao, mãnh liệt đều tác động đến hoạt động của tim) bằng tên gọi cái bộ phận thể hiện nó- trái tim. Cách gọi ấy là hoán dụ. Và, ở câu thơ này, “trái tim”lại là một hoán dụ để chỉ con người, theo kiểu lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Hay nói đầy đủ hơn, “trái tim”ở đây nói về người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
 ( VHTT- Số 188- trang 57,58)
* Thảo luận.
-H/A hoán dụ “trái tim”-> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc.
Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
Kết thúc bài thơ là h/a trái tim ,có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào,sức mạnh quân sự nào,mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận.Trái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người chiến sĩ. Ta lại nhớ đến chàng Đan –Kô xé toang lồng ngực móc trái tim làm ngon đuốc đưa bộ lạc thoát khỏi đầm lầy,hay nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử .Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần CN yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu ”
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gi ... ới ý nghĩa biểu đạt.
Nhận xét cách hiểu hàm nghĩa chuyển của từ.
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong văn bản và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của từ.
Vận dụng kiến thức về từ vựng, phân tích cái hay trong cách dùng từ ở một đoạn thơ.
Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách đặt tên sự vật, hiện tượng
Nhận xét về việc lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
 Phương pháp:Vấn đáp giải thích ,minh họa; thảo luận nhóm.
Thời gian: 38 phút
Hoạt động của trò
Nội dung
 Hướng dẫn HS làm bài tập 1 (tr 158 SGK).
I. Luyện tập:
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập: so sánh hai dị bản của các câu ca dao.
- Chú ý:
+ Đọc kĩ hai dị bản, nắm vững nội dung.
+ Giải thích nghĩa hai từ: gật đầu, gật gù.
 + Từ "gật đầu, gật gù" từ nào thích hợp hơn? Vì sao? 
+ Kết luận từ nào sử dụng thích hợp hơn.
- Yêu cầu HS trao đổi, đóng góp ý kiến, trình bày, nhận xét.
GV nhận xét, sửa chữa.
1/ Bài tập 1: So sánh hai dị bản
 -Từ " Gật đầu":Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay chỉ sự 
đồng ý
- Từ " Gật gù":gật nhẹ,nhiều lần liên tục=>có ý chỉ sự tán thưởng, đồng ý,thái độ đồng tình, là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng nghèo đối với món ăn đạm bạc. 
à Ý nghĩa biểu đạt:Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn vẫn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống cũng như nói lên tình cảm vợ chồng thắm thiết,chia ngọt sẻ bùi, tâm đầu ý hợp.
1/ Bài tập 1: So sánh hai dị bản
Từ " Gật đầu":Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay chỉ sự 
đồng ý
- Từ " Gật gù":gật nhẹ,nhiều lần liên tục
Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ.
+ Đọc kĩ truyện cười.
+ Người vợ hiểu nhầm từ nào? Vì sao?
+ Nghĩa của từ đó đúng là nghĩa gì?
- Cho HS suy nghĩ, trao đổi trong bàn. Nêu ý kiến.
GV nhận xét.
- Yêu cầu: Em hãy tìm một trường hợp tương tự.
2/ Bài tập 2:
- Xét truyện cười -> nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ.
=> người vợ không hiểu nghĩa của cách nói "chỉ có một chân sút"
(đúng: cả đội chỉ có 1 người tài giỏi)
à Đây là hiện tượng " Ông nói gà, bà nói vịt " nên không thể cộng tác.
2/ Bài tập 2:
Đây là hiện tượng " Ông nói gà, bà nói vịt " nên không thể cộng tác.
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập .
- Đọc kĩ đoạn thơ.
- Các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
- Chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
(ẩn dụ hay hoán dụ?)
- GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm đảm nhận 1 từ với hai nhiệm vụ trên.
- Cho HS đại diện trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét.
Việc xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ giúp ta vận dụng vào thực hành kiến thức nào về phần từ vựng đã học? Có mấy cách phát triển từ vựng?
3/ Bài tập 3: 
- Xét đoạn thơ trong "Đồng chí".
"vai, miệng, chân, tay, đầu":
- Từ nào dùng theo nghĩa gốc? Từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
- Chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
=> Thực hiện:
- Những từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, tay, chân.
- Những từ dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
*Các cách phát triển từ vựng:
 +/ phát triển về nghĩa của từ(chuyển nghĩa ,thêm nghĩa)
 +/ phát triển số lượng từ.
3/ Bài tập 3: 
Những từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, tay, chân.
- Những từ dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
Em hãy đọc diễn cảm bài thơ.
Nêu nội dung bài thơ? Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ? 
+ Các trường từ vựng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
+ Nghệ thuật đó có tác động gì với người đọc; thể hiện tình cảm như thế nào?
Qua việc thực hiện BT 4, em học được gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
4/ Bài tập 4:
* Một cô gái mặc chiếc áo màu đỏ thắp lên trong mắt chàng trai và nhiều người khác ngọn lửa làm chàng trai say đắm đến nỗi cháy thành tro,cây xanh ánh màu hồng
- Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau: chỉ màu sắc, chỉ lửa và sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa.
- Cái hay:
+ Gây ấn tượng mạnh với người đọc.
+ Thể hiện tình cảm, tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
*Biết sử dụng linh hoạt ,sáng tạo vốn từ vựng TV sẽ làm cho câu văn ,lời thơ sinh động gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật nội dung muốn nói.
4/ Bài tập 4:
 Cho HS đọc kĩ đoạn trích.
5/ Bài tập 5
Bài tập 5
 Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào ? 
- Dùng từ ngữ sẵn có với nội dung mới Rạch : Rạch Mái Giầm 
- Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên Kênh : Kênh Bọ Mắt 
Hãy tìm những ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng ?
Chia lớp làm 2 nhóm, cho các lớp thi nhau xem nhóm nào làm được nhiều tên gọi đáp ứng yêu cầu của bài tập .
- Cà tím: Màu sắc bên ngoài màu tím hoặc nửa tím, nửa trắng 
- Cá kiếm: Cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ,đuôi và đầu nhọn như cái kiếm
- Cá kim: Cá biển có mỏ dài, nhọn như cái kim.
- Chim lợn : Có tiếng kêu như lợn 
- ớt chỉ thiên : Quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời 
Việc tìm hiểu cách đặt tên sv nằm ở ND nào của phần TV ?
=>Sự phát triển của TV:cách tạo từ ngữ mới
Đọc truyện cười
6/ Bài tập 6:
6/ Bài tập 6:
 Truyện cười phê phán điều gì ? 
- Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
1. Bài vừa học:
 Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2. Bài sắp học:
 Soạn bài: Ôn tập tiếng Việt (Các phương châm hội thoạiCách dẫn gián tiếp)
Tiết 55
Ngày soạn: 31/10/2010
Ngày dạy: 03/11/2010 
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
(Các phương châm hội thoạiCách dẫn gián tiếp)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
-Các phương châm hội thoại.
-Xưng hô trong hội thoại.
-Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại,xưng hô trong hội thoại,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 -Thầy : Soạn bài lên lớp 
	 -bảng phụ ghi bài tập 1,2
 - Trò : Ôn bài 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Các phương châm hội thoại.
Mục tiêu:Học sinh nắm được nội dung của các phương châm hội thoại và một số trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Phương pháp:Vấn đáp giải thích ,minh họa; thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hướng dẫn HS ôn lại các phương châm hội thoại đã học.
- Nhóm 1: chuẩn bị phương châm về lượng.
HS thảo luận
I- Các phương châm hội thoại.
1-Kiến thức cần nhớ:
*Phương châm về lượng:Khi giao tiếp,cần nói cho có nội dung;nội dung của lời nói phải đáp ứng đủ yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa
- Nhóm 2: chuẩn bị phương châm về chất.
HS thảo luận
*Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
- Nhóm 3: chuẩn bị phương châm quan hệ
HS thảo luận
*Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp,cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề
- Nhóm 4: chuẩn bị phương châm cách thức.
HS thảo luận
*Phương châm cách thức: Khi giao tiếp,cần nói ngắn gọn,rành mạch;tránh cách nói mơ hồ.
- Nhóm 5, 6 : chuẩn bị phương châm lịch sự.
HS thảo luận
*Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số PCHT không được tuân thủ
Bài tập2: SGK/ trang 190
2-Bài tập2: SGK/ trang 190
Hoạt động 3: Xưng hô trong hội thoại
Mục tiêu: HS nắm được từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách sử dụng chúng.
Phương pháp :Vấn đáp giải thích ,minh họa; phân tích cắt nghĩa, thảo luận..
Thời gian: 12 phút
Bước 1. GV cho HS ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.
	HS trả lời
II- Xưng hô trong hội thoại:
* Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng:
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp đê xưng hô cho thích hợp.
Bước 2. Hướng dẫn HS phân tích phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt : xưng thì khiêm, hô thì tôn .
Em hiểu phương châm “xưng khiêm, hô tôn”là như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ
HS trả lời
- Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. 
 Đây còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông.
 Những từ ngữ xưng hô : bệ hạ, bần tăng, bần sĩ ; quý ông, quý bà, quý cô,em – anh / bác.
- Từ ngữ xưng hô : đại từ , danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng , 
Bước 3. Thảo luận : Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
 Lựa chọn từ ngữ xưng hô dựa trên cơ sở nào ?
HS trả lời
+ Tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao).
 + Mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân, sơ, khinh, trọng,)
Hoạt động 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Mục tiêu: HS phân biệt được giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích; phân tích, cắt nghĩa.
Thời gian: 13 Phút
Bước 1. GV cho HS ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
.HS trả lời
III-Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1-Lý thuyết: 
* Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật;lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
* Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ,có điều chỉnh cho thích hợp lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
Bước 2. Hướng dẫn HS đọc đoạn trích, chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp , phân tích những thay đổi. (trao đổi nhóm).
HS thảo luận
2-Bài tập:
 “Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà:
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
1. Bài vừa học:
 Ôn lại các kiến thức vừa ôn tập
Bài sắp học:
 Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 11-3 cột.doc