Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2008 - Tiết 145 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2008 - Tiết 145 đến tiết 175

Tiết 145 - Tập làm văn: BIÊN BẢN

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

- Nắm được cách viết một biên bản.

- Rèn kỹ năng viết biên bản.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 71 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2008 - Tiết 145 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 05/04/2008	Ngày dạy: 09-10/04/2008
Tiết 145 - Tập làm văn: 	 BIÊN bản	
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 
- Nắm được cách viết một biên bản. 
- Rèn kỹ năng viết biên bản.
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tổ chức hoạt động dạy học
I. ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của biên bản .
- Học sinh đọc 2 biên bản.
? Hai biên bản trên ghi lại sự việc gì ? (Mục đích)? Cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì ? 
- HS phát hiện.
? Vậy biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức ? 
- HS xác định.
? Vậy, em hiểu thế nào là biên bản ?
- HS khái quát. GV bổ sung và cho học sinh đọc ghi nhớ 1, 2.
? Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế ( Biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao công tác )
I . Đặc điểm của biên bản
1. Ví dụ :
- Văn bản 1: Văn bản hội nghị 
Ghi lại diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội , tuần 6 đang điễn ra.
 - Văn bản 2: văn bản sự vụ .
Ghi lại một sự việc trao trả giấy tờ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu. 
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: Sự việc phải được ghi lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ, tuân theo thủ tục chặt chẽ. 
+ Hình thức: lời văn ngắn gọn, chính xác. 
2. Kết luận
- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác định của biên bản.
Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biến bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ....
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết biên bản
- HS đọc thầm lại hai biên bản SGK. GV cung cấp văn bản mẫu trên bảng phụ.
? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì ? 
- HS xác định. GV đánh dấu vào biên bản trên bảng phụ.
? Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì ? Cách ghi những nội dung này trong biên bản như thế nào ? Tính chính xác cụ thể biên bản có giá trị như thế nào ? 
- HS xác định. GV đánh dấu.
? Phần kết thúc của biên bản gồm có những mục gì ? 
- HS xác định. GV đánh dấu.
? Lời văn ghi biên bản phải như thế nào? - HS nêu 
? Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì ?
( tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ra sao ? khoảng cách giữa các mục được trình bày như thế nào ?...)
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai biên bản trên ?
- HS so sánh: Văn bản 1 không có tên quốc hiệu, văn bản 2 có tên quốc hiệu.
Giáo viên khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học. Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
II. Cách viết văn bản
1. Phần mở đầu: Tên quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, địa điểm thời gian, thành phần tham gia và chức trách của họ.
- Tên biên bản thường được viết bằng chữ in hoa.
2. Phần nội dung: 
- Diễn biến, kết quả của sự việc.
- Ghi tóm tắt những việc đã diễn ra theo trình tự thời gian (những nội dung cơ bản tiêu biểu của sự việc đang diễn ra).
3. Phần kết thúc: 
- Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên có trách nhiệm tham gia ......
- Lời văn ghi biên bản phải ngắn gọn, chính xác.
- Lưu ý: Tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ở giữa trang giấy. Tên biên bản cần trình bày bằng chữ in hoa, khoảng cách giữa các mục được trình bày khoa học, cân đối. 
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 
- GV cho các em lam và đứng tại chỗ trả lời.
- Học sinh khác nhận xét , bổ sung.
- Giáo viên sửa kết luận .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV cho HS viết ra nháp.
- Gọi 3 em lên bảng trình bày .
- Học sinh khác theo dõi, nhận xét .
- Giáo viên sửa cho điểm. 
IIi. Luyện tập
Bài 1: Lựa chọn tình huống viết biên bản .
- Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội Chi Đội.
- Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
- Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
Bài 2 : Tập viết biên bản.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại đặc điểm và cách viết biên bản.
 V. Dặn dò. ( 2’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- Chuẩn bị: Rô bin xơn ngoài đảo hoang.
	D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
	Ngày soạn: 06/04/2008 	Ngày dạy: 10/04/2008
Tiết 146 - Văn bản: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu sâu, hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô - bin - xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
- Rèn Kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự (đoạn trích), phân tích nhân vật.
- Giáo dục HS tinh thần vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, sống lạc quan.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.	
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tổ chức hoạt động dạy học
I. ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Em hình dung và suy nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau khi học xong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " ?.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản
- Học sinh đọc chú thích SGK và giới tiệu vài nét về tác giả.
- GV giới thiệu thêm về tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- HS nêu.
 - Giáo viên đọc mẫu. Hướng dẫn cách đọc - gọi học sinh đọc. 
- GV kiểm tra việc HS nắm từ ngữ khó.
? Văn bản trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- HS xác định. 
? Nêu nhận xét của em về vị trí, độ dài của phần 4 so với các phần khác? (Ngắn hơn ) Vì sao ? 
- HS nhận xét.
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả:
- Đi-phô ( 1660 - 1731 ) là nhà văn nổi tiếng ở Anh.
- Rô-bin-xơn Cru-xô(1719) là tiểu thuyết đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông.
2. Tác phẩm:
a. Vị trí đoạn trích
- Văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
- Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ngoài đảo hoang khoảng 15 năm . 
b. Đọc - Chú thích từ khó:
c. Bố cục: 4 phần 
- Bố cục:
+ Phần 1 : Mở đầu .
+ Phần 2 : Trang phục của Rô-bin-xơn
+ Phần 3 : Trang bị của Rô-bin-xơn 
+ Phần 4 : Diện mạo của Rô-bin-xơn
- Phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất chỉ kể những gì nhìn thấy được nên phần 4 nói ít về diện mạo và nói sau. Do người kể muốn giới thiệu cách ăn mặc kì khôi của mình là chính.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản.
? Trang phục của Rô-bin-xơn được miêu tả như thế nào?
- HS phát hiện.
? Rô-bin-xơn đã trang bị cho mình những vật dụng gì ?
- HS nêu.
? Tất cả những trang phục và vật dụng ấy cho biết anh là con người như thế nào? 
- HS khái quát.
? Diện mạo của Rô-bin-xơn được miêu tả ntn?
- HS phát hiện, nêu.
? Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác ?
- HS nhận xét.
? Nếu truyện được kể ở ngôi thứ 3 thì trình tự kể sẽ như thế nào?
- HS so sánh, nhận xét.
? Nhận xét gì về bức chân dung ấy ?
- HS nhận xét.
? Bức chân dung ấy còn gợi điều gì ?
- HS liên tưởng, nhận xét.
? Với trang phục, trang bị ấy ta hình dung được điều kiện sống của Rô-bin-xơn ra sao ?
- HS phát hiện.
? Rô-bin-xơn đã duy trì cuộc sống của mình bằng cách nào ?
- HS nêu.
? Chàng không đeo kiếm & dao găm mà lại đeo cái cưa nhỏ, rùi nhỏ chứng tỏ điều gì ?
- HS nhận xét.
? Qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-
xơn ta thấy tinh thần của anh trong những ngày sống trên đảo hoang như thế nào ? Giọng kể như thế nào? thể hiện điều gì ?
- HS nhận xét.
? Qua đoạn trích em hiểu được những gì về Rô-bin-xơn ?
- HS khái quát. 
? Qua câu chuyện của Rô-bin-xơn tự kể về cuộc đời mình em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống khi gặp khó khăn ?
- HS cần xác định được: Không chán nản, tuyệt vọng buông xuôi; Không khuất phục hoàn cảnh.
II. Phân tích:
1- Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin- xơn.
a. Trang phục:
- Chiếc mũ to tướng cao lêu đêu
- Mặc áo bằng tấm da dê
- Quần may bằng tấm da một con dê đực già
- Không có bít tất, cũng chẳng có giày...
- Thắt lưng cũng bằng da dê
b. Trang bị:
- Đáng lẽ mang đoản kiếm và dao găm thì thay bằng chiếc cưa nhỏ và chiếc rìu con.
- Đeo lủng lẳng 2 cái túi hình dáng lạ kỳ:
+ 1 túi đựng thuốc súng
+ 1 túi đựng đạn ghém
- Sau lưng cũng một cái gùi, vai mang súng & trên đầu là cái dù xoè ra.
- Con người của công việc, của lao động và luôn trong tư thế sẵn sàng lao động. Cái vỏ da dê không cản trở anh mà giúp anh tạo ra vóc dáng mới, kì vĩ hơn. 
c. Diện mạo: 
- Không đến nổi đen cháy .
- Râu ria cắt tỉa theo kiểu hồi giáo .
- Nghệ thuật: Thông thường trong bức hoạ chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất. Nhưng ở đây phần đó lại được xếp sau cùng, xét về độ dài cũng ít. Xét ở góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình, một phần Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi và những đồ lỉnh kỉnh chàng mang theo là chính. Nhưng chủ yếu là do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất.
- Nếu truyện được kể ở ngôi thứ ba số ít, người kể chuyện đứng ngoài để khắc hoạ chân dung Rô-bin-xơn thì trật tự miêu tả sẽ khác hẳn:
+ Khuôn mặt được nói đầu tiên đến trang phục, trang bị
+ Hoặc: Trang phục, trang bị đến diện mạo nhưng diện mạo sẽ được nói trở thành trung tâm chú ý còn trang phục, trang bị chỉ làm khung để tôn bức tranh.
* Một bức chân dung kì vĩ lạ lùng bởi cái vỏ dê mà anh tạo ra và các công cụ mà anh mang theo mình.
Chân dung của một vị chúa đảo kì khôi nổi bật giữa thiên nhiên hùng vĩ đã khẳng định sức mạnh của con người 
2. Cuộc sống gian nan sau bức chân dung.
- Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt
- Thời gian Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo lúc này đã trên 10 năm. Thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho giày, mũ, quần áo trước kia rách tan hết, không còn dùng được nữa.
- Nhờ có cây súng, thuốc súng và đạn ghém mà Rô-bin-xơn duy trì cuộc sống bằng cách săn bắn & có cả da dê để làm trang phục. Về sau chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê, nuôi dê cho chúng sinh sản
- Cưa nhỏ và rìu nhỏ là những công cụ cần thiết trong lao động của chàng: chặt cây, cưa gỗ dựng lều lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào khoảng đất nuôi dê
3. Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
- Không than phiền đau khổ
- Giọng kể hài hước của Rô-bin-xơn thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của chàng
- Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng buông xuôi rồi chết. Rô-bin-xơn không như vậy, chàng bám chắc lấy cuộc sống k ... ..............
 6. Điền vào chỗ trống để có những thông tin giới thiệu về nhà văn Lê Minh Khuê:
A. Tên khai sinh, năm sinh:
B. Quê quán: 
C. Sự nghiệp văn học: 
D. Giải thưởng
E. Một số tác phẩm tiêu biểu: 
7. Điền tên tác giả và năm sáng tác vào các ô trống tương ứng với tên tác phẩm trong bảng:
 Tác phẩm
 Tác giả
 Năm sáng tác
Đồng chí
Lặng lẽ Sa Pa
Sang thu
Những ngôi sao xa xôi
Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, trích Ngữ văn 9 - tập 2)
Từ đó gạch chân dưới những phương tiện liên kết câu trong đoạn văn mà em đã sử dụng.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
đề b
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 "Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má."
1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản:
	A. Bến quê.	B. Những ngôi sao xa xôi.
	C. Bố của Xi-mông.	D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
2. Tác giả của đoạn văn trên là:
	A. Nguyễn Minh Châu.	B. Lê Minh Khuê
	C. Thanh Hải	D. Viễn Phương
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là:
	A. Tự sự, miêu tả.	B. Miêu tả, biểu cảm.
	C. Tự sự, nghị luận	D. Tự sự, biểu cảm.
4. Đoạn văn trên có sử dụng phép nối. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
5. Xác định danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc 
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, trích Ngữ văn 9 - tập 2)
Danh từ: ......................................................................................................................
Động từ:.......................................................................................................................
Tính từ: ......................................................................................................................
6. Điền vào chỗ trống để có những thông tin giới thiệu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:
A. Tên khai sinh, năm sinh, năm mất:
B. Quê quán: 
 C. Sự nghiệp văn học: 
D. Giải thưởng
E. Một số tác phẩm tiêu biểu
7. Điền tên tác giả và năm sáng tác vào các ô trống tương ứng với tên tác phẩm trong bảng:
 Tác phẩm
 Tác giả
Năm sáng tác
Đoàn thuyền đánh cá
Làng
Con cò
Bến quê
Rô-bin xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơ Cru -xô)
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
	 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm, trích Khúc hát ru ngững em bé lớn trên lưng mẹ)
Từ đó gạch chân dưới những phương tiện liên kết câu trong đoạn văn mà em đã sử dụng.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
d. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định lớp.
b. Tổ chức làm bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài
- GV phát đề cho HS.
 - Học sinh chuẩn bị viết bài.
1. Đề bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV gợi ý phân tích đề.
Yêu cầu của đề thuộc phạm vi kiến thức nào cần sử dụng?
2. Yêu cầu: .
Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài.
Hoạt động 3: Tổ chức làm bài
HS làm bài: Yêu cầu nghiêm túc
3. Làm bài
Hoạt động 4: Thu bài
GV thu bài
4. Thu bài
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức đã học.
	- Chuẩn bị: Thư, điện chúc mừng, thăm hỏi
	Ngày soạn: 11/05/2008
	Ngày dạy: 16&19/05/2008
Tiết 171,172 - Tập làm văn: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Biết cách thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Yêu cầu, cách viết một biên bản, một hợp đồng.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Những trường hợp cần viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi
- GV cho HS đọc ví dụ 1 (SGK) về 5 trường hợp cần viết thư (hoặc điện). HS tìm thêm ví dụ.
- Hỏi: Mục đích và tác dụng của viết thư (điện)?
I. Những trường hợp cần viết thư
(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư (điện) 
(SGK)
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể.
Hoạt động 2: Cách viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi
- GV cho HS đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1 + 2)
HS đứng tại chỗ trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng
và thăm hỏi.
- Nêu được lí do (chúc mừng, thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành.
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
- Từ các tình huống vừa xác định GV cho HS tập viết viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e; viết thư (điện) thăm hỏi: c.
IIi. Luyện tập
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- Tiết học cuối cùng của lớp 9 THCS, GV dặn dò HS ôn tập để thi tốt nghiệp hoặc thi vào lớp 10 THPT. 
- Nhớ tác phẩm, kết hợp kiến thức Tiếng Việt và kĩ năng Tập làm văn để vận dụng làm bài tự luận và trắc nghiệm.
	Ngày soạn:	14/05/2008	Ngày trả:19&22/05/2008
	Tiết 173: 	trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức phần văn đã học trong chương trình của HS. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở kì thi vào PTTH, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 129 và tiết 155.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
9b/38
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức phần Văn đã học.
- BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	Ngày soạn:	15/05/2008	Ngày trả: 21&23/05/2008
Tiết 174: 	trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình của HS. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 157.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
9b/38
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học.
- BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	Ngày soạn:	16/05/2008 	Ngày trả: 21-23/05/2008
Tiết 175: trả bài kiểm tra tổng hợp học kì ii
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Tự đánh giá kết quả làm bài kiểm tra học kì II. Rút ra được những ưu khuyết điểm về kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài.
- Tự nhận thấy khả năng nắm các kiến thức đã học trong học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
- Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 169,170.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
9b/38
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi vào PTTH.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van(7).doc