Tuần 14 - Tiết 53
Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
+ Điểm lại một số văn bản có sử dụng tưởng tượng và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
B. Tiến trình
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
Cách xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.
Tuần 14 - Tiết 53 Kể chuyện tưởng tượng A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. Điểm lại một số văn bản có sử dụng tưởng tượng và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Cách xây dựng bài văn kể chuyện đời thường. 3. Bài mới Hoạt động 1 + Đặc điểm nổi bật của truyện dân gian => Giáo viên chốt: Dùng tưởng tượng + Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng? Nêu ra những chi tiết có thật và những chi tiết tưởng tượng ra. (Thảo luận nhóm 4 : 3 phút). => Giáo viên chốt: + Các chi tiết có thực. + Các chi tiết tưởng tượng. + Mục đích: Sinh động, thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Học sinh đọc truyện Tóm tắt Mục đích Nêu các chi tiết có thật Chi tiết tưởng tượng Thế nào là truyện tưởng tượng. => Giáo viên chốt: + Truyện tưởng tượng: do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn -> có ý nghĩa. + Truyện được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm. Hoạt động 2 I> Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng 1. Kể tóm tắt truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. a) Những chi tiết có thật: + Các bộ phận cơ thể. + Miệng không ăn: Chân tay rã rời. + Miệng chỉ ăn, các bộ phận khác làm việc. b) Chi tiết tưởng tượng: Nói tiếng người Tỵ nhau Chống lại nhau Hoà thuận => Biết yêu thương, hờn giận (Nhân hoá) c) Mục đích: Thể hiện tư tưởng phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau. 2. Truyện “Lục súc tranh công” a) Tóm tắt b) Yếu tố tưởng tượng c) Yếu tố có thật => Mục đích: Thể hiện tư tưởng các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. 3. Ghi nhớ: SGK (Trang 133). II> Luyện tập Bài số 1: Bài văn “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”. Học sinh thực hiện theo nhóm, Cử đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. => Giáo viên chốt: -> Chi tiết tưởng tượng: + Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang Liêu thăm dân tình nấu bánh, hỏi chuyện và được trả lời. + Câu hỏi bộc lộ suy nghĩ. Không phải vì nghèo mà làm bánh mà vì có tình với đồng ruộng. Không phải chỉ thần giúp mà phải lao tâm, khổ tứ, phải suy nghĩ sáng tạo mới làm được bánh Bài số 2: Kể chuyện mười năm sau, em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Hoạt động 3 Hướng dẫn về nhà + Lập dàn ý đề bài 2. + Học lý thuyết. + Chuẩn bị bài sau: Luyện tập: Xem trước bài trang 139. Tiết 54 - 55 Ôn tập truyện dân gian A. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học. Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. ổn định 2. Kiểm tra: Trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới Hoạt động 1 Bảng thống kê các thể loại văn học dân gian Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười Định nghĩa Trang 7 Trang 53 Trang 100 Trang 124 Các tác phẩm đã học . Con rồng cháu Tiên. . Bánh chưng, bánh dày. . Thánh Gióng . Sự tích Hồ Gươm . Sọ Dừa. . Thạch Sanh. . ông lão đánh cá và con cá vàng. . Em bé thông minh. . Cây bút thần. . ếch ngồi đáy giếng. . Thầy bói xem voi. . Đeo nhạc cho mèo. . Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. . Treo biển. . Lợn cưới, áo mới. Đặc điểm thể loại Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Có cốt lõi là sự thật lịch sử. Người kể, người nghe tin là câu chuyện có thật. Thể hiện thái độ, các đánh giá của nhân dân. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Người kể, người nghe không tin là câu chuyện có thật. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng. Mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người. Có ý nghĩa ẩn dụ ngụ ý. Nêu bài học dụ khuyên như răn dạy. Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Có yếu tố gây cười. Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biếm. Phần này Giáo viên cho học sinh chuẩn bị ở nhà: Lập bảng so sánh theo yêu cầu. Đến lớp trình bày, cả lớp nhận xét. Giáo viên cho điểm tổ. Hoạt động 2 Đây là cũng là bài tập cho học sinh chuẩn bị theo tổ tại nhà. Đến lớp trình bày, các bạn nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại. Truyền thuyết + Nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử. + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân. + Được người nghe, người kể tin là có thật. Truyện ngụ ngôn + Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Hoạt động 3 II> So sánh đặc điểm một số thể loại 1. So sánh truyền thuyết và cổ tích a) Giống: + Đều có yếu tố tưởng tượng. + Có một số chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì của các nhân vật chính có tài năng phi thường. b) Khác nhau: Cổ tích + Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật. + Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. + Người nghe, người kể không tin là có thật. 2. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười a) Giống nhau: + Đếu có chi tiết, yếu tố gây cười. b) Khác nhau: Truyện cười + Gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. III> Thực hành 1) Kể chuyện diễn cảm. Học sinh được chuẩn bị sẵn. Hai em kể chuyện. Lớp nhận xét. Giáo viêncho điểm. 2) Đọc phân vai. 3) Thi diễn tiểu phẩm ngắn. 4) Thi đố vui. Hoạt động 4 Củng cố, hướng dẫn học tập + Giáo viênchốt lại những vấn đề cơ bản. + Yêu cầu học sinh nắm vững, nhận diện, phân biệt được các loại truyện dân gian: Khái niệm, đặc điểm. + Chuẩn bị bài sau: Văn học trung đại. Tiết 56 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt A. Mục tiêu: Nhận xét để học sinh nắm được ưu - nhược điểm trong bài làm và biết cách sửa chữa, khắc phục, củng cố kiến thức tiếng Việt. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: 3. Bài mới Hoạt động 1 Giáo viên nhận xét chung về ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh. Hoạt động 2 I> Nhận xét chung 1. Ưu điểm: + Một số em nắm chắc kiến thức. + Trình bày rõ ràng. + Viết đoạn văn, mạch lạc, sử dụng hợp lý các từ ngữ. 2. Nhược điểm: + Kiến thức về danh từ đối với còn yếu. + Sửa từ chưa chính xác, chưa nắm chắc lỗi sai. + Viết đoạn văn lủng củng. II> Chữa bài Phần trắc nghiệm Phần lớn sai câu 1: Danh từ đơn vị: Các em chọn nhầm đáp án -> Kiến thức về danh từ con yếu. Các danh từ đơn vị : tiếng, bụi, chàng, chiếc, cành, đàn. Câu 2, 3 nhiều em làm đúng. Trả lời câu hỏi Giải nghĩa từ: Nhiều em làm sai, viết chưa chính xác, lẫn lộn + ấm bụng: bụng chỉ một bộ phận cơ thể. + Anh ấy tốt bụng: bụng chỉ tính nết con người. Chỉ lỗi sai và sửa lại: Không chỉ được lỗi sai chứng tỏ bài tập sách giáo khoa nắm không chắc. (Trang 64 - SGK, Bài “Thạch Sanh”) + Câu 1: Lặp từ “công chúa và Thạch Sanh”: thay bằng từ “họ”. + Câu 2: Lẫn lộn từ gần âm, đồng âm: thay “điểm xiết” bằng “điểm xuyết”. 3) Viết đoạn văn dùng từ : tưởng tượng, tượng trưng. + Nhiều em nhầm viết đoạn văn về truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (nhầm nội dung). + Diễn đạt lúng túng, câu sai ngữ pháp quá nhiều. + Dùng từ thiếu chính xác, viết tắt. Tuần 15 - Tiết 57 Chỉ từ A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: + ý nghĩa và công dụng của chỉ từ. + Biết cách dùng chỉ từ khi nói, viết. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Cụm danh từ là gì? Cấu tạo? Cho ví dụ. Đặt câu có cụm danh từ. 3. Bài mới Hoạt động 1 + Học sinh đọc ví dụ 1 - SGK Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? (Danh từ) + Đọc ví dụ 2: So sánh các từ, các cụm từ rồi rút ra ý nghĩa của các từ (Dùng trỏ vào sự vật, giúp sự vật được xác định một cách rõ ràng). Nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong Ví dụ 3 có điểm nào giống và khác trường hợp trên. -> Thế nào là chỉ từ (BH1) + Đọc ghi nhớ: SGK - Trang 137 Hoạt động 2 Học sinh đọc lại câu ví dụ + Trong các câu ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? + Tìm chỉ từ Ví dụ 2 (P2): Xác định chức vụ ngữ pháp trong câu. + Đọc Ví dụ 3: Xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ. => Chỉ từ giữ những chức vụ ngữ pháp nào trong câu (BH2). Hoạt động 3 Học sinh thực hiện theo phương pháp thảo luận nhóm 4 học sinh (3 phút). Cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. I> Chỉ từ Ví dụ: SGK trang 137 + ấy, đó, nọ, kia: dùng trỏ sự vật. Xác định không gian + Ông vua nọ + Viên quan ấy Xác định thời gian + Hồi ấy + Đêm nọ => Chỉ từ 2. Ghi nhớ: SGK (trang 137) II> Hoạt động của chỉ từ trong câu 1. Ví dụ: SGK – Trang 137 + Ông vua nọ: PN sau trong cụm danh từ. + Đó là một điều chắc chắn: làm chủ ngữ. + Từ đấy: làm TN 2. Ghi nhớ: SGK - Trang 138 III> Luyện tập 1. Bài số 1: Hai thứ bánh ấy: Định vị sự vật trong không gian (PN sau DT) Đấy vàng, đây cũng đồng đen Định vị sự vật trong không gian Làm CN Nay ta đưa Định vị sự vật trong thời gian Làm TN Từ đó, nhụê khí Định vị sự vật trong không gian Làm TN Học sinh làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp, các bạn nhận xét, bổ sung 2. Bài số 2 Có thể thay + Đến chân núi sóc: đến đấy + Làng bị lửa thiêu cháy: làng ấy => Mục đích: không bị lặp từ Học sinh thảo luận cả lớp, phát biểu quan điểm. Giáo viên chốt lại 3. Bài số 3 Không thay đổi được. Điều này cho thấy chỉ từ rất quan trọng. Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian. Hoạt động 4 Hướng dẫn về nhà Học lý thuyết, áp dụng làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện tưởng tượng Tiết 58 Luyện tập: Kể chuyện tưởng tượng A. Mục tiêu: Giúp học sinh giải quyết một số đề bài tự sự: tưởng tượng, sáng tạo, tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Khái niệm truyện tưởng tượng. Cách thức kể chuyện tưởng tượng. Bài mới Hoạt động 1 Đề bài: Kể chuyện mười năm sau, em về thăm lại mái trường mà hiệ nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề về Nội dung Thể loại PV + Dựa trên cơ sở ngôi trường hiện nay, em hình dung sự vật nào có thể thêm, bớt để tạo thành một dàn ý hoàn chỉnh. 10 năm sau: em bao nhiêu tuổi? Đang làm gì? Hoàn cảnh về thăm dịp nào? + Hãy hình dung khi ấy ngôi trường thay đổi như thế nào? Cái gì được xây mới, thêm vào. Cái gì được bớt đi, thay đổi. + Các thầy cô trong trường như thế nào? Liệu ai nghỉ hưu? + Cô chủ nhiệm khi ấy ra sao? Các thầy cô giáo khác? + Có thầy cô nào nhận ra em không? Tình cảm của em khi ấy?. + Bạn bè có đông đủ không? Những ai nhận ran gay, ai thay đổi quá nhiều? Cảm nghĩ của em khi ấy? (muốn mình nhỏ lại, được trò chuyện tíu tít như xưa) Cảm nghĩ chung của em? Phân 4 tổ, mỗi tổ một đoạn. Giáo viên chấm, chữa. Tìm hiểu đề Thể loại: Tự sự (KC tưởng tượng) Nội dung: Về thăm ngôi trường hiện em đang học. PV: 10 năm sau Dàn ý 1. Mở bài: - Mười năm nữa: 22 tuổi. - Em là ai: Sinh viên đại học ... hỉ ra lỗi sai và cách sửa. Theo em khi viết đơn thường mắc phải những lỗi nào? I> Các lỗi thường mắc khi viết đơn 1. Bài tập 1 Đơn mắc lỗi Thiếu quốc hiệu Tên người viết Ngày tháng nơi viết 2. Bài 2: Lý do viết đơn chưa chính đáng Thiếu ngày tháng Diễn đat: Em tên là 3. Bài 3: Hoàn cảnh viết đơn không hợp lý Diễn đạt: Em * Lưu ý: Một số lỗi hay gặp khi viết đơn: Thiều quốc hiệu Tên người, ngày tháng Lý do chưa phù hợp II> Luyện tập Bài số 1: Viết đơn xin sử dụng lưới điện quốc gia Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm Bài số 2: Đơn xin tham gia tình nguyện tuyên truyền về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp Học sinh viết cá nhân. Giáo viên chấm, chữa bài Hướng dẫn học tập + Làm bài tập trong SGK + Chuẩn bị bài sau: Động Phong Nha Tuần 33 - Tiết 129 Động Phong Nha A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nội dung của bài văn: Vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động Phong Nha để mọi người thêm yêu quý, tự hào, chăm lo, bảo vệ, khai thác và phát triển kinh tế, du lịch - một trong mũi nhọn làm giàu cho đất nước. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Vì sao bức thư của thủ lĩnh da đỏ được coi là văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường. 3. Bài mới Hoạt động 1 Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu xuất xứ của văn bản? Tại sao “Động Phong Nha” được coi là văn bản nhật dụng (đề cập đến tiềm năng du lịch). Đọc văn bản. Bố cục? Tìm hiểu trình tự miêu tả động Phong Nha? Hoạt động 2 Đọc phần đầu văn bản Hãy giới thiệu vị trí và hai con đường vào động Phong Nha. Em hiểu câu “Đệ nhất kỳ quan Phong Nha” là thế nào? (Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất: Chúa Trịnh Sâm đặt Hương Tích (Hà Tây là “Nam Thiên đệ nhất động”) ) Đọc đoạn 2 Tóm tắt những chi tiết giới thiệu động Khô, động Nước. Liệt kê các dạng hình khối, hình tượng thạch nhũ và miêu tả vẻ đẹp của các hình khối đó? Em có nhận xét gì về những màu sắc, âm thanh? Qua cách miêu tả, ta có cảm giác như thế nào về vẻ đẹp của động Phong Nha? Đọc lời đánh giá về động Phong Nha của nhà thám hiểm người Anh. Suy nghĩ về lời đánh giá đó. Tại sao đây được coi là văn bản nhật dụng? (Du lịch là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam - Văn bản đã giới thiệu một điểm du lịch đáng chú ý, có nhiều triển vọng ) I> Tìm hiểu chung 1. Tác giả: 2. Bố cục: 3 phần - nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lý và đường đến động Phong Nha. - nơi cảnh chùa đất bụi: Vẻ đẹp động Phong Nha. - Còn lại: Giá trị động Phong Nha 3. Trình tự miêu tả - Giới thiệu vị trí - Miêu tả hai đường vào động - Miêu tả hai bộ phận chính của hang: Động Khô, Động Nước. - Động chính 14 buồng - Sông ngầm, rừng nguyên sinh - Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo II> Phân tích 1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào động 2. Vẻ đẹp của động Phong Nha + Hình khối phong phú, đa dạng. Con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi + Màu sắc lóng lánh, huyền ảo: đá trắng, vân nhũ, xanh ngọc bích, phong lan xanh biếc. + Âm thanh: tạo cảm giác huyền bí, thiêng liêng: tiếng gõ nước tong tong, tiếng nói âm vang như tiếng đàn. Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo, thế giới của tiên cảnh, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ. 3. Giá trị của động Phong Nha 7 cái nhất xứng đáng là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới Trở thành điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học III> Tổng kết Ghi nhớ: SGK IV> Luyện tập Thử làm người thuyết minh, giới thiệu động Phong Nha (dựa vào văn bản đã học) Các tổ thảo luận nhóm Cử đại diện trình bày trước lớp Cả lớp nhận xét, bổ sung Giáo viên cho điểm Hướng dẫn học tập Đọc lại ghi nhớ Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về động Phong Nha Soạn bài sau: Ôn tập dấu câu Tiết 130 Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than) A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: Công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Các loại câu chia theo mục đích nói 3. Bài mới Hoạt động 1 Học sinh đọc bài 1 Điền các dấu câu vào vị trí thích hợp Bài số 2: Thảo luận nhóm Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu văn có gì đặc biệt? Đọc ghi nhớ SGK So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu. Nhận xét về cách dùng dấu chấm trong câu văn. Dùng dấu câu trong các trường hợp đã nêu: đúng hay sai? Học sinh đọc đoạn văn Điền dấu câu thích hợp Giáo viên nhận xét, sửa chữa Thảo luận nhóm Nhận xét cách dùng dấu câu đúng hay sai Nếu sai tìm cách sửa lại I> Công dụng 1. Bài tập: Đặt dấu câu vào vị trí thích hợp a) Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b) Con có nhận ra con không. c) Cá ơi, giúp tớ với! Thương tớ với. d) Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. 2. Bài số 2 a) Câu 2 và 4 đều là câu cầu khiến dùng dấu chấm: tỏ thái độ trịnh thượng của Mèn. b) Dấu chấm hỏi và dấu chấm than dùng trong ngoặc đơn -> tỏ thái độ nghi ngờ châm biếm đối với nội dung câu. * Ghi nhớ: SGK II> Chữa một số lỗi thông dụng thường gặp 1. a) Câu 2 + Dùng dấu phẩy biến câu văn thành câu ghép 2 vế nhưng 2 vế không liên quan chặt chẽ + Dùng dấu chấm: đúng b) Câu 1: + Dùng dấu chấm không hợp lý làm cho V2 tách khỏi CN trong khi có cặp quan hệ từ vừavừa + Dùng dấu chấm phẩy: đúng 2. Chữa lỗi: a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèn như trước kia được nữa. b) Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. II> Luyện tập Bài số 1: Bài số 2 Củng cố, hướng dẫn học tập + Nhắc lại kiến thức đã học + Chuẩn bị bài sau: Ôn tập dấu câu Tiết 131 Ôn tập dấu câu (dấu phảy) A. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu phảy. Biết tự phát hiện các lỗi sai khi dùng dấu phảy và sửa lại cho đúng. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Chữa bài tập 3. Bài mới Hoạt động 1 Nhắc lại các trường hợp dấu phẩy đã học ở tiểu học. Làm bài tập 1 SGK Điền dấu phảy vào câu văn. Cho biết từng trường hợp dùng dấu phảy. Học sinh đọc đoạn văn a, b. Thảo luận điền các từ thích hợp Học sinh thảo luận nhóm đôi Điền dấu vào vị trí Cả lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh lên bảng làm Lưu ý: Xét nội dung của các thành phần đã có để tìm một chủ ngữ thích hợp nhất. Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. I> Công dụng 1. Bài tập: SGK Đặt dấu phảy vào chỗ thích hợp a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ. b) Suốt một đời người, từ thủa lọt lòng, đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ. c) Nước bị cản, văng bọt, tứ tung, thuyền vùng vằng, cứ chực tụt xuống. I> Chữa một số lỗi thường gặp Bài tập: SGK Trang 158 a) Chào mào, sáo sậu, sáo đen Đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn ào mà vui không thể tưởng được. b) Trên những ngọn coi già nua, cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dọc thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn nguyên những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én. III> Luyện tập Bài số 1: Đặt dấu phảy vào vị trí thích hợp Bài số 2: Hướng dẫn học tập + Làm bài tập còn lại + Chuẩn bị bài sau: Trả bài Tiết 132 Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo Bài Kiểm tra Tiếng Việt A. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình về nội dung, hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi Ôn tập lại lý thuyết đã học và kỹ năng làm bài. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Trả bài kiểm tra: Tập làm văn: Miêu tả sáng tạo Bước 1: Học sinh đọc lại đề bài Bước 2: Xây dựng dàn bài Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, đối tượng miêu tả. Buổi sáng đẹp trời Đối tượng: khu vườn Thân bài: * Tả bao quát: Cảnh vật nhìn chung: đẹp, hương ngào ngạt, màu sắc rự rỡ, hình ảnh lung linh (cánh bướm rập rờn, âm thanh náo nức) * Tả chi tiết Các loài cây, các loài hoa, cách chăm sóc Cảm nghĩ của em về khu vườn: yêu quý, gắn bó Bước 3: Nhận xét * Ưu điểm: Nắm được thể loại, bước đầu có kỹ năng làm bài Nhiều bài viết tốt, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc * Nhược điểm Một số em chưa xây dựng hơp lý dàn bài, ý còn lộn xộn Dùng từ chưa chính xác, sai chính tả. Bước 4: Trả bài, tự sửa lỗi - Giáo viên trả bài cho học sinh - Các em căn cứ vào nhận xét, phần cô giáo đã đánh dấu tự sửa bài 3. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt Bước 1: Học sinh đọc lại đề bài Bước 2: Đáp án biểu điểm Câu hỏi trắc nghiệm: 0,5đ 1 câu Xác định CN - VN: 2đ Viết đoạn văn Độ dài đúng theo yêu cầu: 0,5đ Vận dụng kiến thức Bước 3: Nhận xét * Ưu điểm Câu hỏi trắc nghiệm làm tốt Tìm CN - VN làm tốt Viết đoạn văn nhiều em kiến thức chuẩn xác Câu văn mạch lạc * Nhược điểm Một số bài văn viết đoạn quá dài ý lủng củng, chưa sáng rõ Bước 4: Trả bài, sửa chữa lỗi sai Học sinh nhận bài tự sửa các lỗi đã được Giáo viênchỉ rõ trong bài. Hướng dẫn về nhà + Học lại lý thuyết + Chuẩn bị bài sau Tuần 34 - Tiết 133 - 134 Tổng kết Phần Văn - Tập làm văn A. Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm quen với loại bài tổng kết chương trình: Hệ thống hoá văn bản, nắm được nhân vật chính trong câu chuyện, đặc trưng thể loại văn bản Cảm thụ vẻ đẹp của một số hình tượng văn học. Nắm được hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái. Phần tập làm văn: Nắm được các phương thức biểu đạt đã học, bố cục cơ bản của bài văn B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Phần bài soạn của học sinh. 3. Bài mới Giáo viên giới thiệu tầm quan trọng của tiết tổng kết. Trong chương trình Ngữ Văn 6 có hai loại hình bài học: bài học tác phẩm và bài tổng kết. Bài tổng kết giúp học sinh nắm vững trọng tâm, trọng điểm của chương trình. Mỗi phân môn có tiết tổng kết riêng nhưng vẫn bảo đảm tính tích hợp Tổng kết phần văn bản I> Thống kê các tác phẩm đã học Học sinh chuẩn bị ở nhà bảng thống kê các tác phẩm đã học theo những mục sau: STT Cụm bài Văn bản Thể loại Nhân vật chính Tính cách Yêu nước Nhân ái II> Các thể loại tác phẩm đã học Giáo viên lập sơ đồ câm Cho học sinh lên điền vào ô trống theo các mục đã có STT Thể loại Khái niệm Tác phẩm tiêu biểu 1 Truyền thuyết 2 Cổ tích 3 Ngụ ngôn III> Một số chi tiết, nhân vật tiêu biểu Học sinh lần lượt phát biểu ý kiến về các nhân vật yêu thích trong tác phẩm mà mình đã học Truyện dân gian Truyện trung đại Truyện hiện đại Phần này học sinh phát biểu, thảo luận tự do. IV> Điểm giống nhau giữa truyện dân gian, trung đại và hiện đại Đều là tác phẩm tự sự Đều có cốt truyện Nhân vật Chi tiết Lời kể Tả V> Các văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, lòng nhân ái. Học sinh liệt kê trong bảng tổng hợp đầu tiên. B. tổng kết phần tập làm văn
Tài liệu đính kèm: