Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tức nước vỡ bờ

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tức nước vỡ bờ

A.Mục tiêu:

Giúp hs:

 _Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ củ và tình cảnh đau thương của người nông dântrước CM tháng Tám. Hiểu được vẽ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn,đồng thời cảm nhận được qui luật:có áp bức thì có đấu tranh, tức nước thì bờ vỡ.

 _Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

B.Phương pháp: Phân tích

C.Chuẩn bị:Ảnh nhà văn

D.Tiến trình:

I.Ôn định:

II.Kt bài củ:

 ?Nhân vật chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là ai? Nêu cảm giác của nhân vật khi ở trong lòng mẹ ?

III.Bài mới:

1.Giới thiệu:

 Không chỉ có Nguyên Hồng viết về những người cùng khổ trong xã hội củ.Lấy đề tài từ một vụ thuế ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ,nhà văn Ngô Tất Tố đã viết nên một tiểu thuyết luận đề ,được coi là một tác phẩm xuất sắc của dòng Văn học Hiện thực 1930_1945. Chúng ta sẽ tiếp xúc với tác phẩm đó qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tức nước vỡ bờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết :9. Tức nước vỡ bờ.
A.Mục tiêu:
Giúp hs:
 _Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ củ và tình cảnh đau thương của người nông dântrước CM tháng Tám. Hiểu được vẽ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn,đồng thời cảm nhận được qui luật:có áp bức thì có đấu tranh, tức nước thì bờ vỡ.
 _Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
B.Phương pháp: Phân tích
C.Chuẩn bị:ảnh nhà văn
D.Tiến trình:
I.Ôn định:
II.Kt bài củ:
 ?Nhân vật chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là ai? Nêu cảm giác của nhân vật khi ở trong lòng mẹ ?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu:
 Không chỉ có Nguyên Hồng viết về những người cùng khổ trong xã hội củ.Lấy đề tài từ một vụ thuế ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ,nhà văn Ngô Tất Tố đã viết nên một tiểu thuyết luận đề ,được coi là một tác phẩm xuất sắc của dòng Văn học Hiện thực 1930_1945. Chúng ta sẽ tiếp xúc với tác phẩm đó qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
2.Đọc_Hiểu :
1.HĐ1:
+Đọc chú thích *(sgk).
?Cho biết nét nỗi bật ở tác giả Ngô Tất Tố ?
+Đọc đoạn trích (phân vai).
 Lưu ý: Đọc đúng giọng điệu nhân vật(Cai lệ to tiếng, chị Dậu lúc đầu nhỏ nhẹ, cuối cùng mới nói to, giọng xẵng)
+Chú thích: 3, 4.
?Nhân vật chính của đoạn trích là những ai ?
2.HĐ2:
2.1
?Cai lệ là chức danh gì? Hắn cùng tên người nhà lí trưởng đến nhà anh Dậu để làm gì ?
?Em có nhận xét gì về những dụng cụ mà chúng mang theo ?
?Khi vào nhà anh Dậu đòi sưu, cai lệ đã có hành động, lời nói gì ?
?Cai lệ là một kẻ như thế nào ?
 ??Vì sao một kẻ mạt hạng như cai lệ lại có quyền đánh chửi người dân như vậy ? Qua nhân vật này ta hiểu gì về chế độ xã hội đương thời ?
2.2
?Nhân vật chị Dậu có hoàn cảnh ntn ?Điều bất công mà chị đang gánh chịu là gì ?
TL: 
 ? Chị Dậu đối phó với cai lệ và tên người nhà lí trưởng ntn để bảo vệ chồng ?
?Theo em, do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng ,quật ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng?
?việc đấu lý rồi sau đó mới đấu lực chứng tỏ chị Dậu ntn ?
?Đoạn trích được đặt tên là “Tức nước vỡ bờ” có thỏa đáng không ?Vì sao ?
 ??Qua đoạn trích ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ ntn ?
I.Tìm hiểu chung:
_Tác giả: Ngô Tất Tố (1893_1954) một học giả có nhiều công trình,một nhà báo nỗi tiếng, một nhà văn xuất sắc.
_”Tắt đèn”(1939) tác phẩm xuất sắc của văn học 1930_1945.
_“Tức nước vỡ bờ” trích ở chương XVIII.
II.Phân tích:
1.Cai lệ:
_Đi thúc sưu nhưng mang dụng cụ để đánh trói người.
_Gõ roi, thét gọi anh Dậu là thằng, trợn mắt quát chửi; xưng là cha, gọi chị Dậu là mày, hầm hè quyết trói anh Dậu; bịch,tát chị Dậu.
 Một kẻ hung dữ, tàn ác,không có tình người.
2.Chị Dậu:
_Nghèo khổ, phải bán con, bán chó nộp sưu, nhưngchồng vẫn bị đánh trói vì “thiếu” suất sưu của người đã chết.
_ Run run,xưng cháu,gọi cai lệ là ông, cố van xin thiết tha.
_Liều mạng cự lại,xưng tôi, cãi lí.
_Nghiến răng,xưng là bà; túm, ấn dúi ngã cai lệ; giằng co, vật, túm tóc, lẳng người nhà lí trưởng ra thềm.
*Chị Dậu rất thương yêu chồng, biết nhẫn nhục nhưng dám đấu tranh quyết liệt khi bị đẩy đến đường cùng.
IIICủng cố:
?Nêu nhận xét của em về tính cách từng nhân vật chính trong đoạn trích ?Nếu vẽ chân dung từng nhân vật em sẽ chú ý nét vẽ gì ?
?Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn tả chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.Hãy chỉ ra những điểm tuyệt khéo đó ?
E.Dặn dò:
_Tìm hiểu nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân (câu hỏi 6)
_Chuẩn bị bài tiếp: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc9 van 8.doc