Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bàn về đọc sách

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bàn về đọc sách

A.MỤC TIÊU:

Giúp HS:

_Hiểu được sự cần thiét của việc đọc sách và cách đọc sách có hiệu quả qua ý kiến

 nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của tác giả Chu Quang Tiềm.

_Học tập cách viết văn nghị luận .

B.PHƯƠNG PHÁP:

_Gợi tìm, phân tích.

C.CHUẨN BỊ:

_HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK.

_GV: Một số câu danh ngôn nói về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

*Tiết 91.

I.Ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ:

? Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ viết theo thể thơ 8 chữ của em ? (Đề tài, chủ đề, vần, đọc thơ.)

_HS nhận xét: ?Nêu nhận xét của em về bài thơ của bạn?

III.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

 Để vào đời, con người cần có tri thức tích lũy từ trước.Để lập nghiệp lại càng cần có tri thức, bổ sung những tri thức mới một cách liên tục.

 Nhưng lấy tri thức ở đâu? Làm cách nào để có tri thức?

 Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, một học giả Trung Quốc , từ đó có thể trả lời cho mình về vấn đề trên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bàn về đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
Tiết:91,92 Bàn về đọc sách
A.Mục tiêu:
Giúp HS: 
_Hiểu được sự cần thiét của việc đọc sách và cách đọc sách có hiệu quả qua ý kiến
 nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của tác giả Chu Quang Tiềm.
_Học tập cách viết văn nghị luận .
B.Phương pháp:
_Gợi tìm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
_HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK.
_GV: Một số câu danh ngôn nói về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.
D.Tiến trình lên lớp:
*Tiết 91.
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
? Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ viết theo thể thơ 8 chữ của em ? (Đề tài, chủ đề, vần, đọc thơ.)
_HS nhận xét: ?Nêu nhận xét của em về bài thơ của bạn?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Để vào đời, con người cần có tri thức tích lũy từ trước.Để lập nghiệp lại càng cần có tri thức, bổ sung những tri thức mới một cách liên tục.
 Nhưng lấy tri thức ở đâu? Làm cách nào để có tri thức? 
 Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, một học giả Trung Quốc , từ đó có thể trả lời cho mình về vấn đề trên.
2.Tổ chức các hoạt động:
1.HĐ1:
_HS xem phần chú thíchvề tác giả.
*Lưu ý: Nhiều danh nhân đã bàn về vấn đề này.
Bài viết là tâm huyết của tác giả muốn truyền lại
 cho các thế hệ sau.
?Em nào biết: Văn bản được lấy từ cuốn sách nào?
_HS đọc văn bản: giọng điệu bàn luận.(2 HS đọc)
_Chú thích(sgk):1,2,4.
?Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? 
?Tìm bố cục của văn bản và xác định:
+Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? 
+Tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triễn khai 
vấn đề ấy?
*Bố cục 3 phần. Mỗi phần chứa 1 luận điểm
2.HĐ2 :
?Hãy đọc thầm phần 1 văn bản.Tóm tắt luận điểm
 của tác giả?
?Vì sao nói : “Đọc sách vẫn là một con đường 
quan trọng của học vấn” ?(có nhiều con đường để
 mỡ rộng, nâng cao học vấn, nhưng đọc sách là 
cách tích lũy được nhiều, nhanh, đủ..v.v.. nhất).
? Nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản
 tinh thần nhân loại” nghĩa là đề cao điều gì ?
(giá trị to lớn, vai trò cần thiết, ý nghĩa quan trọng
 của sách )
?Đọc sách là sự chuẩn bị của mỗi người để đi phát hiện thế giới mới. Nói như vậy có quá lời không ? 
 Vì sao ?
?Với em, có cần phải đọc sách không? Vì sao?
? Có những câu danh ngôn nào về sách và việc đọc sách mà em biết? (Trong sách có nhà vàng./ Không có sách thì không có tri thức./ Sách là người bạn tốt.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Chu Quang Tiềm(1897-1986)
2.Văn bản rút từ cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của
 việc đọc sách”(1995).
+Văn bản nghị luận.
+Vấn đề:Sự cần thiết của việc đọc sách
 và phương pháp đọc sách.
-Vào bài, khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Nêu các khó khăn, các sai lạc của việc
 đọc sách và cách chọn sách để đọc.
-Bàn về phương pháp đọc sách.
II.Phân tích:
1.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
-Đọc sách là một con đường quan trọng
 của học vấn.
-Sách là kho tàng di sản tinh thần.
-Đọc sách là trả món nợ , là ôn lại,
 là hưởng thụĐó là sự chuẩn bị của 
mỗi người để đi phát hiện thế giới mới.
*Đọc sách là việc làm cần thiết của
 mỗi người
3.Củng cố:
?Trong phần 1 tác giả trình bày luận điểm gì? Có những lập luận nào?
?Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không? Vì sao?
E.Dặn dò:
1.Đọc kĩ văn bản, tóm tắt 3 luận điểm được nêu trong bài.
2.ý kiến của tác giả nêu trong phần 1 là gì? Em có đồng ý với lập luận ấy không? Vì sao?
3.Chuẩn bị cho tiết học tiếp: Tìm hiểu 2 phần tiếp của văn bản.
*Tiết 92.
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
? Văn bản: “Bàn về đọc sách” do ai viết? Nói về sự cần thiết của việc đọc sách tác giả đã đưa ra những lập luận nào? Điều em thấm thía nhất là gì?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Tìm hiểu tiếp luận điểm 2 và 3 của tác giả.(2 phần còn lại của văn bản)
2.Tổ chức các hoạt động:
1.HĐ1;
_HS đọc văn bản: giọng điệu bàn luận.(2 HS đọc)
?Hãy đọc lướt phần 2 văn bản.Tóm tắt luận điểm
 của tác giả?
(Ngày nay sách nhiều,việc đọc sách thường mắc
 bệnh đọc nhiều mà không chuyên sâu,đọc không kĩ.Vì vậy phải biết chọn sách mà đọc) 
 ?Vì sao ngày nay sách nhiều ?Liệu có người nào
 đọc hết số sách hiện có không?(hiện nay,cứ 1 giây là có 1 phát minh ra đời .Kiến thức của nhân loại tích
 lũy là rất lớn, không ai đọc hết được).
?Em có chọn sách đọc không? Em đồng ý với
tác giả về việc lựa chọn sách đọc như thế nào?
?Thử nêu tên một vài sách kiến thức phổ thông và sách chuyên sâu mà em biết?(Sách k.thức ph.thông 
Là những cuốn sách được học trong nhà trường phổ thông, các sách về văn hóa xã hội..Sách chuyên sâu là sách nói về một chuyên nghành nào đó.)
?Nói về chuyện đọc sách, tác giả lập luận theo 
kiểu ví von so sánh.Hãy chỉ ra những chổ em thấy
đúng và thú vị ?
?Đọc đoạn cuối của văn bản.Tóm tắt luận điểm 
bàn về phương pháp đọc sách của tác giả?
?Từ ý kiến của tác giả em rút ra được điều gì cho mình?
?Chu Quang Tiềm cho rằng: Đọc sách là chuyện
 rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
 Em có đồng ý vậy không?Vì sao?
II.Phân tích(tiếp theo)
1.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
2.Các khó khăn,sai lạc của việc đọc sách và cáh chọn sách đọc:
_Sách nhiều, cần phải lựa chọn sách đọc.
+Chọn đọc những cuốn sách thực sự có
giá trị, cần thiết cho bản thân.
+Đọc sách kiến thức phổ thông và sách chuyên sâu.
3. -Bàn về phương pháp đọc sách.
+Không nên đọc sách tràn lan, tùy hứng.
Đọc sách phải có kế hoạch, có hệ thống.
+Không nên đọc sách theo kiểu lướt qua. Phải đọc kĩ, nhất là đối với những cuốn 
sách có giá trị.
3.Củng cố:
?Tóm tắt các luận điểm của tác giả ở trong bài?
?Em thấm thía nhất với ý kiến nào của tác giả? Vì sao?
E.Dặn dò:
1.Đọc kĩ văn bản, tóm tắt 3 luận điểm được nêu trong bài.
2.Đọc sách có ý nghĩa gì ? Nên chọn sách đọc như thế nào?
3.Chuẩn bị cho tiết học tiếp:Khởi ngữ.
4.Đọc văn bản: Tiếng nói của văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 91,92.doc