Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chủ đề bám sát 9: Truyện Kiều – Nguyễn Du

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chủ đề bám sát 9: Truyện Kiều – Nguyễn Du

A/ Mục tiêu cần đạt: HS nắm được:

- Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du, những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật các đoạn trích: Cảnh ngày Xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.

- Rèn kĩ năng cảm nhận thơ, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

- Biết đồng cảm với cụ Nguyễn Du, thương xót thân phận con người, căm ghét những thế lực tàn ác.

B/ Chuẩn bị:

- HS đọc thuộc các đoạn trích, xác định vị trí các đoạn trích trong truyện Kiều

- Xác định yếu tố miêu tả trong các đoạn trích

C/ Kiểm tra:

- HS bốc thăm thi đọc diễn cảm

- Sắp xếp các đoạn trích theo trình tự trước sau.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chủ đề bám sát 9: Truyện Kiều – Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ BÁM SÁT 9: TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
A/ Mục tiêu cần đạt: HS nắm được:
Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du, những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.
Giá trị nội dung, nghệ thuật các đoạn trích: Cảnh ngày Xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.
Rèn kĩ năng cảm nhận thơ, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
Biết đồng cảm với cụ Nguyễn Du, thương xót thân phận con người, căm ghét những thế lực tàn ác.
B/ Chuẩn bị:
HS đọc thuộc các đoạn trích, xác định vị trí các đoạn trích trong truyện Kiều
Xác định yếu tố miêu tả trong các đoạn trích
C/ Kiểm tra:
HS bốc thăm thi đọc diễn cảm
Sắp xếp các đoạn trích theo trình tự trước sau.
D/ Tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tiết: 1-2
HĐ1: HD HS nhớ kiến thức cơ bản:
- Cụ Nguyễn Du sinh và mất năm nào? Quê ở đâu? Tên hiệu, tên chữ là gì?
- Cụ sinh trưởng trong một gia đình như thế nào? Cuộc đời của cụ có những nét gì nổi bật?
- Vì sao nói cụ Nguyễn là một đại thi hào của dân tộc? (Gợi ý: Sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm có giá trị lớn, tấm lòng nhân đạo của cụ)
- Dựa vào những kiến thức vừa tìm hiểu, em hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về cụ Nguyễn Du?
- Tên gọi khác của Truyện Kiều là gì?
- ND viết truyện Kiều dựa trên cơ sở nào? 
- TK có vị trí như thế nào trong nền văn học dân tộc?
- TK lấy bối cảnh xã hội trong giai đoạn nào? Nội dung chính của truyện phản ảnh vấn đề gì?
- Nêu những giá trị nổi bật của truyện Kiều?
(Gợi ý: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật – dẫn chứng)
- Từ những hiểu biết trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về TK?
- Em hãy kể tên các nhân vật trong TK mà em biết? 
- Các nhân vật nêu trên xuất hiện trong các đoạn trích nào đã học?
- Hãy nêu tóm tắt nội dung các đoạn trích đã học?
Tiết: 3-4
HĐ2: Củng cố kiến thức các đoạn trích:
- HS đọc đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
- Chủ đề của đoạn thơ là gì?
- Đoạn thơ nào tả Thúy vân? Qua đoạn thơ em cảm nhận vẻ đẹp của TV như thế nào?
- Đoạn thơ nào tả Thúy Kiều? Qua đoạn thơ em cảm nhận vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều như thế nào?
- Nguyễn Du đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả 2 chị em Thúy Kiều?
- Gọi hs đọc đoạn “Cảnh ngày xuân”
- Đoạn thơ gợi tả những bức tranh gì? Tìm những câu thơ gợi tả những bức tranh đó và nêu cảm nhận của em?
- Em hãy tìm những từ ghép, từ láy trong đoạn thơ: “Gần xa ...bắc ngang”? Chỉ ra từ thuần Việt, từ Hán Việt?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ, miêu tả của ND trong đoạn thơ trên?
HS đọc đoạn “Mã Giám sinh mua Kiều”
- Đoạn thơ kể lại sự việc gì trong cuộc đời nàng Kiều?
- Nhân vật MGS được khắc họa qua những chi tiết nào trong đoạn trích?
- Cách miêu tả nhân vật theo pp nào? 
- Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Mã Giám Sinh?
- Đoạn trích còn gợi cho em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của Thúy Kiều? 
- Theo em giá trị nhân đạo của đoạn trích thể hiện ở điểm nào?
Tiết: 5-6
Gọi đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
- Nội dung đoạn trích kể lại sự việc gì? 
- Đặt tiêu đề cho các đoạn của phần trích? Đoạn nào tả cảnh để thể hiện nội tâm, đoạn nào miêu tả nội tâm trực tiếp?
- Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Kiều được tác giả thể hiện trong đoạn trích?
HS tự nhớ kiến thức và thay nhau trả lời từng câu hỏi:
- hđ nhóm (5 hs): Viết đoạn văn – Đ/d nhóm trình bày
- trả lời cá nhân 
- hđ nhóm – đ/d trình bày
- Cá nhân viết – đọc cho cả lớp nghe – sửa
-Các nhóm thay phiên lên bảng ghi – phân tuyến 
- trả lời cá nhân
- trả lời cá nhân
- đọc đoạn thơ
- trả lời cá nhân – nhận xét
- chỉ ra đoạn thơ – cảm nhận vẻ đep.
-Dùng nghệ thuật đòn bẫy, từ ngữ mang tính ước lệ.
- Đọc đoạn thơ
- Trả lời từng bức tranh và tìm những câu thơ minh họa
-Tìm từ ghép, từ láy, chỉ ra từ thuần Việt, từ Hán Việt.
- dùng từ thật tài tình và điêu luyện, từ ngữ miêu tả giàu chất tạo hình
- Đọc đoạn trích, chú ý thay đổi giọng điệu.
- TK quyết định bán mình, Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
- các nhóm thảo luận – lên bảng ghi các chi tiết miêu tả: ngoại hình, thái độ-cử chỉ, lời nói
- cá nhân thuyết trình 
- trả lời cá nhân
- đọc diễn cảm 
- nêu sự việc 
- thảo luận nhóm – trình bày 
- trả lời cá nhân 
I/ Nguyễn Du (1765- 1820)
- Đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Nhà thơ có trái tim nhân đạo cao cả.
II/ Truyện Kiều:
- Kiệt tác của nền văn học dân tộc.
- Giá trị thể hiện ở các mặt: hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật truyện thơ Nôm.
1/ Chị em Thúy Kiều:
a/ Nhân vật Thúy Vân:
Là một cô gái có vẻ đẹp sang trọng, quí phái; đoan trang, phúc hậu.Tâm hồn thật thà, trong sáng.
b/ Nhân Vật Thúy Kiều:
Là một cô gái có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà; khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn; sắc đẹp của nàng có thể làm nghiêng thành đổ nước. Ngoài ra, Kiều còn là một cô gái rất thông minh và đa tài: đánh đàn, ca hát, làm thơ, họa cảnh. Tâm hồn Kiều thật phong phú, giàu cảm xúc. c/ Nghệ thuật miêu tả chân dung theo lối ước lệ => vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp bên ngoài vừa gợi tả vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, số phận nhân vật.
2/ Cảnh ngày xuân:
a/ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
“Cỏ non xanh ... một vài bông hoa.”
b/ Bức tranh lễ hội sinh động, rộn ràng, đông vui:
“Gần xa ... áo quần như nêm.”
c/ Bức tranh thiên nhiên chiều xuân thơ mộng, êm đềm, gợi tâm trạng con người:
“Tà tà ...bắc ngang”
d/ Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, sinh hoạt theo lối phác họa bằng các từ ngữ giàu chất tạo hình, và có sức gợi cảm cao.
3/ Mã Giám Sinh mua Kiều:
a/ Nhân vật Mã Giám Sinh:
Là một gã buôn người rất sành sỏi với bộ mặt thật trơ trẽn, lố bịch; tâm địa thật xấu xa, bỉ ổi, bất nhân,tàn bạo.
* nghệ thuật miêu tả thực rất sắc sảo: qua miêu tả ngoại hình,cử chỉ, lời nói, thái độ => bản chất của nhân vật bị bóc trần
b/ Nhân vật Thúy Kiều:
Đau đớn, tủi nhục ê chề.
* nghệ thuật miêu tả nội tâm
4/ Kiều ở lầu Ngưng Bích:
a/ Nỗi buồn bã, cô đơn khi nàng đối cảnh.
b/ Nỗi nhớ thương ngập tràn, tái tê.
c/ Nỗi buồn bã vì nhớ nhà, nhớ quê hương, buồn cho thân phận, buồn bã, chán chường trước cuộc sống thực tại, lo sợ cho tương lai vây chặt tâm hồn nàng. 
d/ miêu tả nội tâm qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và ngôn ngữ độc thoại nội tâm thật đặc sắc.
HĐ3: Kiểm tra, đánh giá:
I/ Trắc nghiệm:(6đ) Chọn ý trả lời đúng nhất.
1/ Tác giả nào sau đây sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan cho nhà Lê và có truyền thống văn học?
Nguyễn Trãi. b. Nguyễn Dữ. c. Nguyễn Du. d. Nguyễn Đình Chiểu.
2/ Nhà văn nào có cuộc đời lưu lạc chìm nổi suốt 10 năm trời?
Nguyễn Dữ. b. Nguyễn Du. c. Nguyễn Đình Chiểu. d. Phạm Đình Hổ.
3/ “Đoạn trường tân thanh” là tên gọi khác của tác phẩm nào?
Truyện Kiều. b. Truyện Lục Vân Tiên. 
Chuyện người con gái Nam Xương. d. Kim Vân Kiều truyện
4/ Truyện Kiều được sáng tác theo thể loại nào?
Tiểu thuyết lịch sử. b. Tùy bút. c. Truyện truyền kì. d. Truyện Nôm
5/ Vấn đề chính mà Truyện Kiều phản ánh là gì?
Chiến tranh phong kiến. b. Số phận con người trong xã hội phong kiến.
Lễ giáo phong kiến. d. Nạn áp bức bóc lột của bọn thống trị.
6/ Nội dung chính của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là gì?
Miêu tả sắc đẹp, tâm hồn Thúy Vân.
Miêu tả sắc đẹp, tài năng, tâm hồn Thúy Kiều.
Miêu tả sắc đẹp, tài năng, tâm hồn và cuộc sống của 2 chị em Thúy Kiều.
Miêu tả sắc đẹp và dự báo tương lai của 2 chị em Thúy Kiều.
7/ Hai câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” trích trong đoạn thơ nào?
Chị em Thúy kiều. b. Cảnh ngày Xuân. 
Mã Giám Sinh mua Kiều. d. Kiều ở lầu Ngưng Bích.
8/ Thiên nhiên trong 6 câu cuối đoạn “Cảnh ngày xuân” mang một vẻ đẹp như thế nào?
Vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng, thanh vắng. b.Vẻ đẹp tươi sáng, trong trẻo. 
Vẻ hoang sơ, ảm đạm. d. vẻ lãng mạn, tràn đầy sức sống. 
9/ Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” những câu nào khắc họa tâm trạng đau đớn nhớ thương Kim Trọng của Thúy Kiều?
Trước lầu Ngưng Bích ... Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới ... bao giờ cho phai
Xót người ... đã vừa người ôm
Buồn trông ... quanh ghế ngồi.
10/ Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì?
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. b. Sử dụng điệp ngữ.
c. Sử dụng ẩn dụ. d. Tả cảnh ngụ tình
11/ Nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” đại diện cho lớp người nào?
Bọn buôn người. b. Những thư sinh Quốc Tử Giám
c. Những văn nhân d. Tầng lớp quí tộc.
12/ Thái độ, tình cảm của tác giả đối nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích như thế nào?
Trân trọng, đề cao. b. khinh bỉ, căm ghét. 
Thương xót, thông cảm. d. Không tỏ thái độ gì.
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
 Trong các đoạn trích của Truyện Kiều, em thích nhất đoạn nào? Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về đoạn thơ đó.(4đ)
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM: 
I/ Trắc nghiệm: Đúng mỗi câu trắc nghiệm:0,5đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
c
b
a
d
b
c
b
a
b
d
a
b
II/ Tự luận:
 - HS viết được đoạn văn có sự liên kết mạch lạc: 1đ
Tùy mức độ cảm nhận GV cho điểm theo gợi ý sau: 
 + Cảm nhận đúng giá trị nội dung, nghệ thuật (1đ)
 + Cảm nhận sâu, thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ riêng độc đáo. (2đ)
HĐ4: Dặn dò
Đọc kĩ lại các đoạn trích.
Ôn lại các kiến thức theo chủ đề
Luyện tập: cảm nhận các đoạn trích.
Chuẩn bị cho chủ đề 2: Đọc- tìm hểu các bài thơ hiện đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON TRUYEN KIEUNGUYEN DU.doc