Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 19

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 19

HỌC KÌ II

 TUẦN 19

Ngày soạn :

Ngày giảng :

Tiết : 91+92 BÀI 18

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 - Chu Quang Tiềm -

A. Mục tiêu cần đạt.

 Học sinh thấy được sự cần thiết của việc đọc sách tích luỹ nâng cao học vấn, phương pháp đúng đắn đối với việc đọc sách . Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân .

 Có thái độ khao học nghiêm túc đối với việc đọc sách của bản thân

 Có kĩ năng phân tích một trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu

B. Chuẩn bị

1 Giáo viên : Bài soạn – tài liệu có liên quan

2. Học sinh : Bài soạn – sưu tầm những bài viết liên quan đến bài học

C. Các bước lên lớp .

1. Tổ chức .

2. Kiểm tra bài cũ .

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kì II
 Tuần 19
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
Tiết : 91+92 Bài 18
 Bàn về đọc sách 
 - Chu Quang Tiềm - 
A. Mục tiêu cần đạt.
 Học sinh thấy được sự cần thiết của việc đọc sách tích luỹ nâng cao học vấn, phương pháp đúng đắn đối với việc đọc sách . Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân .
 Có thái độ khao học nghiêm túc đối với việc đọc sách của bản thân
 Có kĩ năng phân tích một trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu
B. Chuẩn bị 
1 Giáo viên : Bài soạn – tài liệu có liên quan 
2. Học sinh : Bài soạn – sưu tầm những bài viết liên quan đến bài học 
C. Các bước lên lớp .
1. Tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
 Ngay từ khi mới bắt đầu cắp sách đến trường , các cậu học trò nhỏ Việt Nam , Trung Quốc xưa đều học thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền : 
Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thủ cao
Nghĩa là : nhà vuacoi trọng người hiền đức . Văn chương giáo dục con người .Trên đời mọi nghề đều thấp kém . Chỉ có đọc sách là cao quí nhất .
 Gạt bỏ đi cái lạc hậu , cực đoan lỗi thời của tư tưởng phong kiến , vẫn còn giữ lại sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách . Đọc sách là việc cao quí , bàn về công việc cao quí này văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm một học giả nổi tiếng người Trung Quốc là một minh chứng .
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm tình , nhệ nhàng như một lời trò chuyện 
 Gv cùng 3-4 học sinh đọc cả bài một lần 
 Gv nhận xét cách đọc 
Dựa vào chú thích sao nêu hiểu biết của em về tác giả ? 
Chú ý vào chú thích 1và 2 để phân biệt thế nào là học vấn và học thuật 
? Hãy xác định kiểu loại văn bản ? 
? Căn cứ vào đâu em xác định đây là văn bản nghị luận ? 
Căn cứ vào hệ thống luận điểm , luận cứ và cách thức lập luận 
? Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản ? Mỗi luận điểm tương ứng với những đoạn văn bản nào ? 
Chú ý vào sgk phần đầu văn bản .
? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách , tác giả đã đưa ra luận điểm nào ?
? Khi cho rằng : học vấn không chỉ là chuyện đọc sách , nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn , tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn ? 
Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người . Trong đó đọc sách đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng . Muốn có học vấn không thể không đọc sách  
? Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm này ? 
( Gv gợí ý : tác giả đưa ra luận cứ nào , cách thức lập luận ) 
Hs dựa vào sgk 
Gv nhận xét kết luận 
? Theo tác giả , sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại . Em hiểu ý kiến này như thế nào ? 
Tủ sách của nhân loại đồ sộ có giá trj , sách là những giá trị tinh thần quí báu , là tinh hoa trí tuệ , tư tưởng tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ .
? Những cuốn sách em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không ? vì sao ? 
Cũng nằm trong di sản tinh thần đó . Vì đó là phần tinh hoa của cuộc sống của nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta may mắn được tiếp nhận .
? Từ đó em nhận xét về cách cách đưa luận cứ và lập luận của tác giả ? 
? Từ cách thức lập luận trên tác giả đem lại cho em những hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách ?
Tiết 2 : 
Gv nêu vấn đề : Theo các em đọc sách có dễ không ? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc ? 
Trong tình hình hiện nay , sach vở ngày càng nhiều , thì việc đọc sách lại càng không dễ . Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lệch thường gặp khi đọc sách .
Chú ý vào phần 2 của văn bản 
? CáI hại đầu tiên của việc đọc sách hiện nay là gì ? Để minh chứng ch cái hại đầu tiên dố tác giả đưa ra chứng cứ nào ? 
? Nhận xét gì về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả ? 
Xem trọng cách đọc chuyên sâu , coi thường cách đọc nhiều nhưng hời hợt . Tác giả trình bày bằng cách thông qua so sánh đói chiếu và dẫn chứng cụ thể . ? Từ đó em nhận thức được gì từ lời khuyên của tác giả ? 
Gv nhận xét mở rộng : Hiện nay sách nhiều nên dễ lạc hướng , chọn lầm , chọn sai những cuốn sách nhạt nhẽo , tầm phào vô bổ , thậm chí những cuốn sách đọc hại ( kich động tình dục , bạo lực , phản động chống phá chính quyền nhà nước ) , đọc những loại sách như vậy không lãng phí tiền bạc , thời gian công sức mà nhiều khi tự hại mình , tiền mất tật mang . Tác giả đưa ra một so sánh với chuyện đọc sách , làm học vấn chỉ “ đá bên hông, đám bên tây” , “ tự tiêu hao lực lượng” mà không biết “ đánh vào thành trì kiên cố ,” 
? Tác giả có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này ? 
? Em nhận được lời khuyên nào từ việc này ? 
Học sinh chú ý vào phần 3 của văn bản 
? Luận điểm này được tác giả cụ thể hoá bằng những luận cứ nào ? 
? Tác giả bày tỏ như thế nào vềcách đọc này ? 
? Là người đọc sách , em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào ? từ đò em có liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân .
Hs tự bộc lộ 
Gv mở rộng : sách cóthể chia làm nhiều loại nhưng tựu chung có hai loại cơ bản : sách đọc để có kiến thức phổ thông , sách đọc để trau dồi phẩm chất chuyên môn .
? Theo tác giả đọc thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông ?
? Vì sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông ? 
Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và năm đầu đại học . Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông . Các môn học có liên quan đến nhau , không có học vấn nào cô lập 
? Quan hệ giữa kiến thức phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách có liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lí giảI như thế nào ? 
? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả ?
? Từ đó em hiểu được gì từ lời khuyên này ?
? Qua kuận điểm bàn về phương pháp đọc sách tác giả làm sáng tỏ lí lẽ bằng khả năng phân tích như thế nào ? 
Phân tích một cách toàn diện tỉ mỉ , có đối chiếu so sánh nên dễ đọc , dễ hiểu 
? Từ đó những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc ?
Đọc sách cốt chuyên sâu , nghĩa là cần chọn tinh đọc kĩ theo mục đích hơn là tham đọc nhiều , đọc dối . Ngoài ra còn đọc để có học vấn phục vụ cho chuyên môn sâu
? Với em lời khuyên nào bổ ích nhất ? vì sao ? 
Hs tự bộc lộ 
Hoạt động3 : Hướng dẫn tổng kết ghi nhớ 
 ? Những lời bàn trong văn bản “ Bàn về đọc sách” cho chúng ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và đọc sách ? 
Học sinh thảo luận (NL)
đại dịên các nhóm báo cáo
Gv nhận xét kết luận
Sách là tài sản tinh thần quí giá của nhân loại , muốn có học vấn phải đọc sách . Nhưng không phải cứ đọc sách là có học vấn . Đọc sach để tích luỹ nâng cao học vấn chỉ có ở người biết đọc sách . Đó là coi trọng đọc chuyên sâu kết hợp với đọc mở rộng học vấn .
? Từ đó em hiểu gì về tác giả Chu Quang Tiềm từ văn bản này ? 
Ông là người yêu sách , quí sách 
Là người có học vấn cao nhờ đọc sách 
? Em học tập được gì từ cách viết văn nghị luận của tác giả ? 
Lí lẽ được phân tích cụ thể , liên hệ so sánh gần gũi dễ nhớ dễ thuộc 
Gv dẫn ra phàn ghi nhớ 
 Học sinh đọc ghi nhớ 
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn cảm nghĩ về những điều đã học từ văn bản 
I . Đọc tìm hiểu chú thích .
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả : Chu Quang Tiềm ( 1879-1986) nhà mĩ học , lí luận văn học TQ
b. Chú thích khác . 
II . Bố cục .
- Kiểu văn bản : Nghị luận ( lập luận giải thích , phân tích ) .
- Ba luận điểm 
+ Luận điểm 1 : Sự cần thiết và ý nghĩa của việc của việc đọc sách ( từ đầu – thế giới mới )
+ Luận điểm 2 : Hai trở ngại cho việc nghiên cứu học vấn ( tiếp đến lực lượng )
 + Luận điểm 3 : bàn về phương pháp đọc sách ( còn lại ) 
III . Tìm hiểu văn bản . 
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách .
* Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn .
+ Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại .
+ Nhưng tích luỹ bằng cach nào ? ở đâu ? tích luỹ bằng sách , ở sách 
+Vậy sách là kho tàng quí báu lưu giữ tinh thần nhân loại 
+ Vởy coi thường sách , không đọc sách là xoá bỏ quá khứ , là kể thụt lùi ...
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ 
+ Đọc sách chuẩn bị hành trang , thực lực về mọi mặt để con người iếp tục tiến xa .
- Luận cứ hợp lí ,giàu sức thuyết phục , cách lập luận lô gic , kín kẽ sâu sắc .
-> Sách là di sản quí giá của nhân loại . Đọc sách là cách để tạo học vấn . Muốn tiến trên cn đường học vấn , không thể không đọc sách .
2. Cái khó của việc đoc sách .
+ Cái hại đầu tiên: sách nhiều người ta không chuyên sâu 
- So với cách đọc của người xưa , họ miệng đọc , tâm ghi , đọc ít nhưng hiểu sâu 
- Giờ đây : sách dễ kiếm , đọc nhiều nhưng đọng lại ít , giống như ăn uống .
- > Đọc sách là để tích luỹ và nâng cao học vấn , cần đọc chuyên sâu trách tham lam hời hợt 
+ Cái hại thứ hai : sach nhiều khiến người ta đọc lạc hướng :
- Sách nhiều chất đầy thư viện 
- Người đọc sách tham nhiều mà không vụ thực chất , lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt .
-Bỏ lỡ mất cơ hội đọc những cuốn sách quan trọng cơ bản .
- > Tác giả báo động về cách đọc sách lan tràn , thiếu mục đích 
Để trình bày vấn đề khúc triết , tác giả đẫ đưa ra những luận cứ xác thực với thực tiễn cuộc sống 
** Đọc sách phải biết chọn lọc và đọc có mục đích 
3. Bàn về phương pháp đọc sách .
- Đọc sách khôngcốt lấy nhiều , phảI lựa chọn cho tinh , đọc cho kĩ .
- Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa 
- Thế gian có biết bao người dọc sách chỉ để trang trí bộ mặt ,như kẻ trọng phú kheo của  cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém .
-> Đề cao cách chọn tinh , đọc kĩ . phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt 
- Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của môn học ở trung học và năm đầu đại học 
- Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện đại , mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được 
- Không biết rộng thì không thể chuyên , không thông tháI thì không nắm gọn , trước hãy biết rộng rồi sau mới nứm chắc , đó là trình tự để nắm bất cứ học vấn nào 
- > Tác giả kết hợp phân tích lí lẽvới liên hệ so sánh 
* Đọc cân chuyên sâu , nhưng cần cả đọc rộng . Có hiểu nhiều lĩnh vực , mới hiểu sâu một lĩnh vực .
IV . Ghi nhớ ( SGK) 
V . Luyện tập .
4. Củng cố : Hãy khái quát nội dung của văn bản “ Bàn về đọc sách” 
5 . Hướng dẫ học sinh học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : khởi ngữ 
 Đọc – trả lời các câu hỏi SGk 
 --------------------------------------------------------
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết :
 Bài 18
 Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh nhận biết khởi ngữ , phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu .
 Nhận biết công dụng của kh ...  tôi cũng nghèo rồi .
Hiểu , tôi cũng hiểu rồi nhưng giải tôi chưa giải được 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc bài tập 1 sgk và nêu yêu cầu của bài tập 
Hs làm bài tập 
GV yêu cầu mỗi bàn trả lời một câu vào bảng con 
Gv nhận xét ghi bảng 
Hs đọc bài tập 2 sgk và nêu yêu câu của bài tập 
Hs thảo luận ( NL) 
Đại diện nhóm báo các kết quả 
Gv nhận xét bài làm của học sinh 
Gv đưa ra một bài tập trắc nghiệm 
? Cho các câu sau câu nào biến đổi có khởi ngữ ? 
Gv yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ 
I . Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ .
1. Bài tập 
a. Nghe gọi con bé giậ mình 
- Còn anh , anh / không ghìm nổi xúc  C V
b. Giàu , tôi / cũng giàu rồi .
 C V
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ , chúng ta / có thể tin ở tiếng ta , 
 C V
không sợ nó thiếu giàu và đẹp .
+ Về vị trí : các từ in đậm đứng trước chủ ngữ 
+ Về quan hệ với vị ngữ :
- ở ví dụ (a) : có quan hệ với sự việc được nói đến trong câu 
- ở ví dụ (b) : có quan hệ với đề tài nêu ở vị ngữ 
- ở ví dụ (c ) : có quan hệ với từ nó nêu ở vị ngữ 
- > Các từ in đậm này không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ vị 
- Trước các từ in đậm có hoặc có thể thêm các quan hệ từ : về , với , đối với 
2. Nhận xét .
- Nó là thành phần câu đứng trước chủ ngữ có tác dụng nêu lên đề tài được nói đến trong câu 
- Trước những từ in đậm có quan hệ từ : về với , đối với 
3. Ghi nhớ (SGK) 
II. Luyện tập .
Bài tập 1 
a . Điều này 
b. Đối với chúng mình 
c. Một mình 
d. Làm khí tượng 
e . Đói với cháu 
2 . Bài tập 2 
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm 
- > Làm bài anh ấy cẩn thận lắm .
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được 
- > Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được
3. Bài 3 .
 a. Bạn ấy không đeo phù hiệu đên lớp 
x
Phù hiệu bạn ấy không đeo đến lớp 
Khi đến bạn ấy không đeo phù hiệu 
x
Khi đến lớp phù hiệu bạn ấy không đeo 
b. Cô ấy nói rất hay và cười cũng rất duyên 
x
Nói cô ấy nói cũng rất hay và cười cô ấy cũng rất duyên 
x
Nói thì cô ấy nói rất hay và cười thì cũng rất duyên 
Nói rất hay và cười rất duyên là thế mạnh của cô ấy 
4. Bài tập 4 
4. Củng cố 
Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ 
5. Hướng dẫn học bài 
Học kĩ bài 
Soạn : Phép phân tích và tổng hợp 
 + Chú ý hệ thống câu hỏi 
 + đọc kĩ yêu câu bài tập 
 ----------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết :94
 Bài 18
 Phép phân tích tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh nắm được khái niệm phân tích tổng hợp 
 Biết vận dụng các phép lập luận phân tích và tổng hợp trong tập làm văn nghị luận 
 Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp khi nói viết 
B . Chuẩn bị .
1. Giáo viên : bài soạn và các bài có sử dụng phép phân tích tổng hợp 
2 . Học sinh : bài soạn – SGK 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1 : Khởi động 
Trong chương trình ngữ văn lớp 7 chúng ta đã học về văn nghị luận trong đó có phép lập luận giải thích , chứng minh . Song để làm rõ ý nghĩa của mọtt sự vật hiện tượng nào đó người ta dùng phép lập luận phân tích 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập sgk ( văn bản trang phục ) 
Hs đọc văn bản 
Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
? Thông qua một loạt dẫn chướng ở đoạn mở bài , tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì ? 
? Hai luận điểm chính trong văn bản này là gì ? 
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét – kết luận 
? Để xác lập hai luận điểm trên , tác giả dùng phếp lập luận nào ? 
? Tác giả phân tích cụ thể từng luận điểm như thế nào ? 
+ Luận điểm 1 :
- Cô gái một trong hang sâu móng chân móng tay .
- Anh thanh niên đi tát nước  áo sơ mi là thẳng tắp .
- Đi đám cưới không thể lôi thôi chân tay lấm bùn 
- Đi dự đám tang cười oang oang .
-> Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể , tác giả chỉ ra một “ qui tắc ngầm” chi phối cách ăn mặc của con người , đó là “ văn hoá xã hội” 
+ Luận điểm 2 .
- Dù mặc đẹp đến đâu , sang đến đâu tự xấu đi mà thôi 
+ Xưa nay , cái đẹp với môi trường . 
Các phân tích trên làm rõ nhậ định của tác giả là : ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của nơi công cộng và toàn xã hội .
? Để chốt lại vấn đề , tác giả đã dùng phếp lập luận nào ? phép luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản ? 
Cách lập luận như trên người ta gọi là phép lập luận phân tích 
? Em hiểu thếnào là phép lập luận phân tích , tổng hợp ? 
? Để phân tích nội dung của các sự vật hiện tượng người ta có thể sử dụng các biện pháp nào ? 
Người ta có thể vận dụng biện pháp nêu giả thiết , so sánh đối chiếu cả phép lập luận giải thích, chứng minh 
? Em hiểu gì về mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp ? 
Gv khái quát dẫn ra phần ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : hướng dẫn luyện tập .
Học sinh đọc bài tập 1 sgk và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 
Hs trình bày kết quả 
Học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Gv nhận xét – Kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 
Hs làm bài tập 3 ( nếu còn thời gian ) 
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp .
1. Bài tập .
- Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề” , cụ thể là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giày tất trong trang phục con người .
- Hai luận điểm chính :
+ Luận điểm 1 : “ ăn cho mình , mặc cho người” – trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh .
+ Luận điểm 2 : “ y phục xứng kì đức” trang phục phải phù hợp với đạo đức 
- Để xác lập hai luận điểm trên tác giả dung phếp lập luận phân tích . 
* Để “chốt” lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản : “ thế mới biết , là trang phục đẹp”
 2. Nhận xét .
-Phép phân tích là phép lập luận trình bày tìng bộ phận , phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng 
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích .
- Phân tích và tổng hợp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau : Không có phân tich thì không có tổng hợp 
3 . Ghi nhớ ( SGK) 
II . Luyện tập .
Bài tập 1.
+ Luận điểm 1 : “ Học vấn đọc sách là con đường quan trọng của học vấn” 
- học vấn là sự tích luỹ lâu dài 
- bất cứ ai muốn phát triển học vấn cũng phải bắt đầu từ kho tàng quí báu được lưu giữ trong sách 
- vậy coi thường sách , không đọc sách là xoá bỏ quá khứ  
- đọc sách là trả nợ quá khớ 
- đọc sách chuẩn bị hành trang để chinh phục học vấn .
2. Bài tập 2 .
* Phân tích lí do vì sao phải chọn sách để đọc 
- Do sách nhiều , chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc
- Phải lựa chọn những cuốn sách cơ bản đích thực để đọc , không nên đọc những sách vô thưởng vô phạt .
- Đọc sách cũng như đánh trận 
Tức là phải đọc những cái cơ bản nhất , cần thiết nhất trong công việc và cuộc sống . 
Bài tập 3.
4.Củng cố .
Em hiểu thế nào là phép lập luận phân tích – tổng hợp ? 
 G v củng cố bằng sơ đồ sau: 
 I( nêu vấn đề)
 II( LĐ1) III(LĐ2) IV(LĐ3)
 V(tổng hợp )
5. Hướng dẫn học sinh học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn luyện tập phân tích - tổng hợp 
 Đọc và làm các bài ttạp theo yêu cầu của phần luyện tập 
 ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết :95
 Bài 18
 Luyện tập 
 Phân tích và tổng hợp 
A . Mục tiêu cần đạt .
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản phân tích tổng hợp 
 - Có kĩ năng viết văn phân tích tổng hợp .
B . Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Bài soạn - SGK 
2 . Học sinh : Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của bài tập 
C. Các bước lên lớp .
1. Tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phép phân tích tổng hợp .
3 . Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Để rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản phân tích tổng hợp và kĩ năng viết văn bản phân tích tổng hợp . Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập .
Học sinh đọc bài tập 1 sgk và nêu yêu cầu bài tập 
Gv gợi dẫn :
? Tác vận dụng phép lập luận nào ? 
Gv yêu cầu học sinh chỉ ra trình tự phân tích của từng đoạn văn . 
Học sinh thảo luận (NL) 
+ Nhóm 1+ 2: Thảo luận phần a
+ Nhóm 3+ 4: Thảo luận phần b
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv dẫn dắt vào vấn đề “ hiện nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã họi học tập , nghĩa là mọi người đều được đi học và nhu cầu đI học .”
? Thế nào là học qua loa đối phó ? 
Gv hướng dẫn viết đoạn văn phân tíchbản chất của lối học đối phó và nêu tác hại của nó .
Học sinh viết bài sau đó trình bày trước lớp về bài viết của mình .
Gv nhận xét bổ xung 
Học sinh đọc bài tập 3 sgk và nêu yêu cầu của bài tập 
? Phân tích lí lẽ khiến mọi người phải đọc sách ?
Gv yêu cầu học sinh thảo luận (NL) 
Làm dàn ý phân tích 
Gọi các nhóm trình bày .
Gv nhận xét sửa chữa 
Học sinh đọc bài tập 4 và nêu yêu cầu của bài tập .
Học sinh viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “ bàn về đọc sách” 
Học sinh trình bày : 2-3 học sinh 
Gv nhận xét bổ xung – sửa chữa 
Bài tập 1. 
- Tác giả phép lập luận phân tích
a. Luận điểm : Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài thơ .
+ CáI hay ở các điệu xanh 
+ ở những cử động : thuyền nhích , sóng gợi tí 
+ Cái hay thể hiện ở các phần thơ 
b. Luận điểm : Mờu chốt thành đạt ở đâu 
+ Do nguyên nhân khách quan
+ Do nguyên nhân chủ quan 
2. Bài tập 2 
- Biểu hiện của việc học qua loa đối phó :
+ Học không có đầu đuôi , không đến nơi đến trốn , cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản , hệ thống sâu sắc 
+ Học cốt để khoe mẽ 
- Học đối phó : 
+ Học cốt để thầy cô không quả trách , cha mẹ không rầy , chỉ lo giải quyết việc trước mắt 
+ Học đối phó , kiến thức phiến diện nông cạn , hời hợt 
- Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó .
+ Bản chất : 
có hình thức học tập 
không thực chất , đầu óc rỗng 
+ Tác hại : 
đối với xã hội : trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội 
đối với bản thân : sẽ không có hứng thú học tập , hiệu quả thấp 
3 . Bài tập 3 .
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay .
- Muốn tiến bọ thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức , kinh nghiệm .
- Đọc sách không cần đọc nhiều , mà đọc kĩ , hiểu sâu , đọc quyển nào nắm chắc quyển đó , như thế mới có ích .
- Bên cạch đọc sách chuyên sâu phục vụ cho nghành nghề , còn phảI đọc rộng 
4 . Bài tập 4 .
4. Củng cố : Thế nào là phép phân tích – tổng hợp 
5. Hướng dẫn học bài 
 Học kĩ nội dung bài 
 Soạn : Tiếng nói của văn nghệ 
 + Đọc – tìm hiểu chú thích 
 + Chú ý hệ thống đọc hiểu văn bản 
 ---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_19.doc