Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 141 đến tiết 165

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 141 đến tiết 165

I) Mục đích yêu cầu

 Giúp học sinh cảm nhận được tam hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của cô gái TNXP.

 Thấy dược nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

 Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.

II) Chuẩn bị

 Thầy: Nhiên cứu soạn bài

 Trò : Học bài

III) Lên lớp

A. Tổ chức

B. Kiểm tra: Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyện ngắn “ Bến quê”

C. Bài mới

 

doc 59 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 141 đến tiết 165", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 141	 Những ngôi sao xa xôi
(Tiếp)
	Lê Minh Khuê
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh cảm nhận được tam hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của cô gái TNXP.
	Thấy dược nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
	Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.
II) Chuẩn bị
	Thầy: Nhiên cứu soạn bài
	Trò : Học bài
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra: Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyện ngắn “ Bến quê”
Bài mới
Em hãy trình bày vài nét cơ bản về nhà văn Lê Minh Khuê?
Bổ sung
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên?
Trong trực tiếp sống 4 năm trên tuyến đường. Viết tác phẩm này đã sáng tạo nên những nhân vật qua những con người tôi đã sống cùng trên trọng điểm ở đường 20. Quyết thắng tuyến đường xuất phát từ động Phong Nha đi trong rừng Trường Sơnà về phía Tây.
- Đây là truyện ngắn duy nhất của nhà văn được tuyển chọn và in trong tập “ Nghệ thuật truyện ngắn Thế giới” quy tụ nhiều tác giả từ cổ điển đến hiện đại 2005 của NXB Houghton Mifflin Mĩ .
Yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể, lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.
- Gv đọc + học sinh+ nhân xét.
Nghe đọc và chuẩn bị bài ở nhà em hãy tóm tắt truyện.
- Gv hướng dẫn tóm tắt theo sgk
Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần?
- P1 từ đầu à sao trên mũ: Pđịnh kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ 3 nữ trinh sát mặt đường.
- P2 tiếp à chị Thao Bảo: Một lần phá bom Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc.
- P3: Còn lại: Sau phút hiểm nguy hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá.
Truyện ngắn này được kể theo ngôi thứ mấy?
- Chuyện kể theo ngối thứ nhất_nhân vật chính.
Truyện kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
- Diễn tả một cách tự nhiên và sinh động cảm xúc tâm trạng, ý nghĩa của các cô gái trẻ luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy và cái chết mà vẫn hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường.
Truyện được viết theo thể loại nào?
- Theo thể loại truyện ngắn
Phương thức biểu hiện chính của truyện ngắn này là gì?
- Phương thức tự sự
Đọc từ đầu à sao trên mũ
Nêu nội dung của đoạn văn?
- Cuộc sống của 3 TNXP trên cao điểm
Ba cô gái sống trên một vị trí ntn?
- Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm.
Đó là nằm giữa một vùng trọng điểm giữa tuyến đường Trường Sơn.
Công việc của họ phải làm là gì?
- Khi có bom nổ chạy đo khối lượng đất lắp vào hố bom cần phá bom à gọi là tổ trinh sát mặt đường.
Một công việc diễn ra tập trung nơi có nhiều bom đạn.
Em có nhận xét gì về nơi làm việc của những cô TNXP? 
Không nững thế công việc của họ lại càng đặc biệt.
Em tìm những chi tiết miêu tả công việc của họ?
- Có ở đâu như thế này không: đất bốc chạy về hang.
Em suy nghĩ gì về công việc họ làm?
Với công việc như thế đòi hỏi thần kinh làm việc ntn?
Nhưng trên thực tế các cô gái những công việc này ntn?
- Đây là những công việc diễn ra hàng ngày.
Tìm những chi tiết thể hiện tinh thần làm việc của họ?
- Phân công phá bom
- Nghe hiệu còi để châm ngòi
- Nghe còi để tìm chỗ ẩn nấp
à Một ngày phá bom 5 lần: có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, mà chỉ nghĩ liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
Qua chi tiết này em cảm nhận được gì về tinh thần làm việc của họ?
Các cô gái có sở thích ntn?
- Nho thích thêu thùa
- Chị Thao chăm chép bài hát
- Định thích ngắm mình trong gương, ngồi mơ mộng và hát nhiều lúc thích trầm tư.
Khi Nho bị thương thì chị Thao, Định ntn?
- Ra sức chăm chút, xốt xắng lo cho Nho.
Qua đây em thấy những TNXP có những nét gì chung?
Họ là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng điều có phẩm chất chung có tinh thần cao trong công việc, sống trẻ trung, yêu đời.
Chuyển: Dù trogn một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhâ nhưng mỗi người vẫn có nét cá tính riêng.
Phương Định là cô gái ở địa phương nào?
- Là cô gái Hà Nội vào chiến trường
Cô vào chiến trường với một thời gian ntn?
Vào chiến trường 3 năm.
Với một thời gian như vậy đã quen với thử thách và nguy hiểm.
Điểm cá tính nổi bật của Phương Định là gì?
- Mê hát, thương thuộc một nhạc điệu.
- Thích nhiêu bài: những hành khúc quân đội, thích dân ca quan họ, Ca chiu sa, dân ca ý
Đối với mọi người Phương Định có thái độ ntn?
- Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục.
- Có thái độ thân thiện với những người đồng đội qua việc nhìn nhận “ Đại đội trưởng Lò Đúc”
- Đưa kẹo cho Nho.
Qua những chi tiết đó em có cảm nhận gì về tính cách của Phương Định?
Vào chiến trường đã 3 năm, đã làm quen với thử thách và nguy hiểm nhưng Phương Định không đánh mất sự hồn nhiên, mơ mộng. Có tinh yêu mến những đồng đội, đặc biệt cô dành tình yêu và cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con người vào mặt trận.
Bản thân Phương Định nhìn về nhận mình ntn?
- “Nói một cách khiêm tốn hoa loa kèn”
- “ Cô có cái nhìn sao xa xăm”
- “Tôi không săn sóc vồn vã tôi thường đứng ra xa”
Qua đây em thấy Phương Định còn là một cô gái ntn?
Cũng như các cô gái mới lớn Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá “Tôi là cô gái Hà Nội hoa loa kèn!”. Còn mắt tôi các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn  xa xăm”. Cô biết mình được nhiều người để ý nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó cô rất vui nhưng chưa dành tình cảm cho ai. Cô tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì.
Với công việc Phương Định có thái độ ntn?
- Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy tôi không sợ nữa.
- Tôi không đi khom.
- Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom một dấu hiệu chẳng lành.
- Tôi có nghĩ đến cái chết bom có nổ không?
Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định qua lần phá bom?
- Miêu tả cụ thể, (sinh động) tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.
Với cách miêu tả đó giúp em cảm nhận được thêm điều gì về tính cách của Phương Định?
Mặc dù quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom thần kinh vẫn căng thẳng nhưng lòng dũng cảm của cô trỗi dậy kích thích bởi lòng tự trọng khi trong ý nghĩ các anh chiến sĩ đang theo dõi mình. 
Trong cuộc sống chị Thao được miêu tả ntn?
- Sợ máu và vắt.
- áo lót thêu chỉ màu, lông mày tỉa nhỏ như cái tăm.
- Dễ xúc động “Chị nghẹn ngào, không nước mắt”
- Thích chép bài hát.
Còn trong công việc chị ntn?
- Chị là người bình tĩnh.
- Phân công công việc rõ ràng.
- Làm việc hết mình.
Qua cuộc sống sinh hoạt và công việc em thấy chị Thao là người ntn?
Thao cũng là cô gái trẻ, mặc dù lớn tuổi hơn và cô cùng tổ trinh sát 1 chút nhưng Thao tỏ ra cứng cỏi và gương mẫu quan tâm đến Nho, Phương Định. Cô cũng là người giàu tình cảm, dũng cảm trong công việc.
Qua phân tích nhân vật em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của Lê Minh Khuê qua truyện ngắn này?
- Miêu tả sinh động, chân thật tâm lí nhân vật, làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng không phức tạp.
Nhưng không đơn giản, công thức mà tác giả miêu tả được cuộc sống nội tâm với những nét tâm lí của nhân vật.
Nêu những nét tiêu biểu của truyện ngắn này?
Gợi ý:
- Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất và là nhân vật chính để nhân vật tự bộc lộ thế giới nội tâm của mình.
Em nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật?
- Cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Ngôn ngữ và giọng điệu tự nhiên không cầu kì.
Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật lên nội dung gì?
- Truyện ca ngợi những cô gái TNXP trên những nẻo đường Trường Sơn thời kí kháng chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
 Học sinh đọc ghi nhớ.
Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?
- Từ ánh mắt của Phương Định, lời các anh bộ đội, lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng, lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm.
Đọc truyện ngắn này, em có hình dung và cảm nghĩ ntn về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
- Thế hệ trẻ Việt Nam dũng cảm kề bên cái chết mà vẫn lạc quan yêu đời.
I) Vài nét về tác giả-tác phẩm
1. Tác giả:Lê Minh Khuê là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
2. Tác phẩm: Năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.
II) Đọc, tìm hiểu văn bản 
1. Đọc
- Tóm tắt
- Bố cục
- Ngôi kể
III) Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Cuộc sống nơi cao điểm
- Họ làm việc ở nơi trọng điểm tập trung nhiều bom đạn sự nguy hiểm và ác liệt.
- Công việc những TNXP làm mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh.
- Đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
- Các cô có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm không sợ hi sinh.
- Trong cuộc sống:
 + Họ lẫn cô gái trẻ xúc động, nhiều mơ mộng dễ trầm tư, thích làm dẹp cho cuộc sống của mình.
2. Nhân vật Phương Định
- Phương Định là người hồn nhiên, trong sáng mà hay mơ mộng.
- Phương Định yêu mến những người đồng đội dành nhiều tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ.
- Phương Định nhạy cảm quan tâm đến hình thức của mình. Cô vui và tự hào khi nhiều người để ý đến mình. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình tỏ ra kín đáo giữa đám đông.
- Phương Định trong công việc cũng dũng cảm không sợ nguy hiểm mà chỉ lo hoàn thành công việc.
3. Nhân vật Thao
- Chị Thao yêu đời giàu tình cảm.
- Trong công việc là người kiên quyết, cứng cỏi.
IV) Tổng kết
1.Nghệ thuật
2. Nội dung
V) Luyện tập
- Bài tập 1
D.Hướng dẫn về nhà
- Phân tích nhân vật Phương Định.
- Soạn bài Rô bin sơn trên đảo hoang”
*Rút kinh nghiệm
Tuần 29 
Tiết 143	 Chương trình địa phương
(Tập làm văn)
Ngày soạn :
Ngày dạy:
I)Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
	Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương.
II)Chuẩn bị
	Thầy: Thu bài chuẩn bị tiết 101
	Trò : Nộp bài
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
Bài mới
H2
GV
H2
GV
Em hãy nêu vấn đề môi trường mà trong tiết 101 chúng ta chuẩn bị là gì?
- Hậu quả vấn đề rác thải.
Em hãy trình bày vấn đề trên?
- Gọi học sinh rình bày và nhận xét.
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu rác thải để lại hậu quả nặng nề cho môi trường.
B. Thân bài:
- Luận điểm 1:Rác thải khắp nơi
+ Đường dong, ngõ hẻm.
+ Nơi công cộng, sông hồ, mương máng.
- Luận điểm 2:Rác thải làm ô nhiễm môi trường
+ Đất đai sói mòn, xác xơ.
+ Nước nhiễm bẩn, tắc nghẽn dòng chảy
- Luận điểm 3: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
C. Kết bài: 
- Rác thải là vấn đề đáng quan tâm .
- Kêu gọi mọi người phải có ý thức về vấn đề này.
Vấn đề quyền trẻ em , em ch ... 
Tổ chức
Kiểm tra: Vì sao nói Thooc tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
Bài mới
H2
GV
H2
GV
H2
Trình bày hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử.
Em hãy tóm tắt những nét chính về thể loại kịch.
- Kịch là 1 trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ: Trữ tình, tự sự và kịch.
- Kịch dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật cử chỉ hành động để thể hiện mâu thuẫn, xung đột hiện thực đời sống_ Kịch thuộc loại hình sân khấu.
- Kịch bao gồm nhiều thể loại:
Em hãy nêu xuất xứ kịch Bắc Sơn?
- Sáng tác và đưa lên sân khấu 1946 lấy bối cảnh của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 - 1941) tập trong gia đình cụ Phương.
Em hãy đọc phần tóm tắt trong sgk
Hướng dẫn đọc
- Phân vai:
+ Người dẫn truyện: giọng chậm, khách quan.
+Thái: Bình tĩnh, ôn tồn, lo lắng, tin tưởng
+Cửu: nóng nảy, hấp tấp, chân thành.
+ Thơm; đầy tâm trạng nói Cửu Thái khác nói với Ngọc khác.
+ Ngọc: giọng bỡn cợt, mưu mô, giả tạo
Gọi học sinh đọc nhân xét.
Đoạn trích này em chia làm mấy phần?
- Phần 1: Lớp I. Thái Cửu bị truy lung chạy
- Phần 2; Lớp II. Thơm quyết định che giấu 2 cán bộ CM là Thái và Cửu.
Gọi học sinh tóm tắt
- Thái, Cửu 2 chiến sĩ CM chạy trốn sự lùng bắt của bọn quan lại, lính Pháp, tình cờ trong lúc bối rối, chạy vào nhà Thơm, Ngọc. Sau phút lo lắng Thơm quyết định che giấu 2 chiến sĩ CM khi chồng trở về.
Trong lúc cuộc khởi nghĩa bị thất bại Thái và Cửu hai chiến sĩ CM rơi vào tình trạng ntn?
- Giặc lùng bắt gắt gao.
Khi bị lung bắt Thái và Cửu có hàng động gì?
- Chạy trốn vào nhà Thơm , Ngọc
Nhà Thơm và Ngọc là gia đình ntn?
- Ngọc là tên phản động đi chỉ điểm cũng đang lùng bắt Thái và Cửu.
Em có nhận xét gì về tình huống xung đột kịch ở đây?
Mục đích việc tác giả xây dựng xung đột kịch này nhằm mục đích gì?
- Làm nổi bật bản chất trung thực lòng thương người, lòng tự trọng của Thơm.
Đặt Thơm vào tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và qua đó thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
Qua tình huống xung đột kịch làm nổi bật mấy mâu thuẫn?
- Mâu thuẫn giữa ta _ địch
- Mâu thuẫn gai đình Thơm và Ngọc
I) Vài nét về tác giả
1. Nguyễn Huy Tưởng(1912 - 1960) Đông Anh – Hà Nội
- Là nhà văn chủ chốt của nền văn học CM.
II) Vài nét thể hiện kịch
* Kịch Bắc Sơn
III) Đọc, tìm bố cục
1. Đọc 
2. Bố cục
III) Tìm hiểu chi tiết kịch
1.Xung đột kịch
- Xung đột bộc lộ qua tình huống gây cấn, đột ngột và bất ngờ.
*Củng cố
D.Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu thái độ và hành động của Thơm.
Nắm được tình huống truyện.
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
GV
H2
GV
H2
Tóm tắt hoàn cảnh: Thơm người dân tộc Tày là con gái lớn của cụ Phương-lấy Ngọc-1 nho lại trong bộ máy chính quyền địa phương đã quen nhà Hạ, được chồng chiều chuộng, thích sắm sửa ăn diện. Cuộc CM nổ ra Thơm thờ ơ đứng ngoài. Khi cha và em hi sinh mẹ gần như phát điên. Cô thương xót và dày vò khi dần dần biết được chồng mình là tay sai chao Pháp nhưng cô vẫn muốn có 1 cuộc sống an nhàn.
Để làm nổi bật sự lựa chọn giữa cuộc sống an nhàn hay cuộc sống thực với bản chất trung thực của mình.
Tác giả đặt Thơm vào tình huống ntn?
- Thái - Cửu 2 cán bộ CM bị Pháp lùng bắt chạy vào nhà cô trong lúc chồng cô đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lúc nào.
Trước sự xuất hiện đột ngột của 2 người Thơm có thái độ ntn?
- Cô ngạc nhiên_ nghĩ đến bắt Ngọc
Từ thái độ ngạc nhiên khi hiểu 2 người đang bị truy lùng, đang sắp bị bắt thì Thơm lại có thái độ ntn?
- Thơm lo lắng, hốt hoảng, lúng túng.
Câu nói nào của Thơm thể hiện điều đó?
- “Chết rồi Bây giờ”
Và Thơm lại nói “Không đời nào báo hại hai ông đâu”
Qua lời nói đó giúp em hiểu gì về thái độ của Thơm lúc này?
Nhưng làm thế nào để cứu 2 anh thì nhất thời cô chưa nghĩ ra.
Rồi rơi vào tình thế nào Thơm mới nghĩ ra?
- Cô hành động ngoan ngoãn, mau lẹ, thân mật như người em gái có lời dặn kịp thời” “có lại’
Nhận xét gì về hành động này?
Hình động này không phải ngẫu nhiên tuỳ hứng mà nó là nguyên nhân xuất phát từ lòng thương yêu kinh phục.Thái nhớ đến chi tiết của cha, em, gia đình và dần nhân ra bộ mặt của Ngọc.
Rồi Ngọc đột nhiên về đặt Thơm vào tình huống nguy hiểm hơn.
Ngọc về Thơm có hành động lời nói gì?
- Thơm tự nhiên trò chuện với chồng lời lẽ cảu người vợ đẹp, được chồng chiều chuộng.
Cách trò chuyện tự nhiên ấy thể hiện điều gì?
- Thơm đang tìm cách che dấu chồng, đóng kịch để hắn không nghi ngờ.
Trong lúc trò chuyện Thơm nhận ra điều gì ở Ngọc?
- Nhận ra bộ mặt phản động của y, bộ mặt ham tiền ham quyền lực.
Qua đây cô càng thấy việc làm của mình là đúng. Và đến hồi sau cô đã quên nguy hiểm giữa đêm băng rừng đi báo tin cho du kích biết để ngăn chặn hành động phản động và nguy hiểm của Ngọc.
Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
- Qua sự chuyển biến đột ngột mà có lí của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định rằng ngay cả khi CM gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp, CM vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả những người ở vị trí trung gian như Thơm.
ở hồi lớp III Ngọc có hành động gì?
- Y ra sức truy lùng những người CM nhất là Thái và Cửu.
Hành động đó giúp ta hiểu Ngọc là người ntn?
-Nhưng trước vợ mình Ngọc lại có thái độ ntn?
Vì thế Y ra sức chiều chuộng Thơm.
Nhưng qua câu chuyện với Thơm ta thấy bản chất của Ngọc ntn?
Tính cách của Ngọc nhất quán nhưng không hề đơn giản. Đã có một thời gian dài y lừa đựơc Thơm. Y khéo che giấu bản chất, suy tính và hành động của mình.
Nhận xét điểm chung và riêng của hai nhân vật?
- Hai nhận vật phụ nhưng cũng để lại ấn tượng đậm nét; hai cán bộ chiến sĩ CM dũng cảm trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù lùng bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp đỡ quần chúng nhân dân. nhưng so với Thái-một cán bộ dày dặn kinh nghiệm và tinh tế, Cửu hăng hái. nóng nảy, thiếu chín chắn hơn.
Nêu những nét đặc sắc của vở kịch?
- Xây dựng tình huống, hoàn cảnh bất ngờ, gay cấn thúc đẩy hành động kịch và bộc lộ tính cách nhân vật.
- Ngôn ngữ, nhịp điệu thay đổi thúc đẩy hành động kịch phát triển làm hồi kịch trở nên căng thẳng hấp dẫn.
Với những tiêu biểu làm nổi bật nội dung gì?
2. Tâm trạng và hành động của Thơm
- Thơm khẳng định dứt khoát nhất định không tiếp tay cho giặc.
- Thơm có hành động bất ngờ và táo bạo, Thơm thoát khỏi tình trạng day dứt để đứng hẳn về hàng ngũ CM.
3. Các nhân vật khác
a. Ngọc
- Ngọc là tên việt gian phản động.
- Ngọc tìm cách che giấu bộ mặt thật của mình.
- Bản chất Ngọc tham lam, hiếu săc, ghen tức, tiếp tục dấn sâu vào con đường phản dân hại nước.
b. Thái, Cửu
IV) Tổng kết
1.Nghệ thuật
2. Nội dung
Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc được nội dung tư tưởng vở kịch.
Soạn “Tôi và chúng ta”
* Rút kinh nghiệm : 
Tuần 33	
Tiết 163 , 164 Tổng hợp phần tập làm văn
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá những vấn đề về lí thuyết Tập làm văn đã học.
	Tích hợp với các văn bản Văn, các bài Tiếng Việt đã học.
	Tích hợp vốn sống trực tiếp và các môn học khác trong chương trình THCS
	Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận như: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, diễn đạt.
II) Chuẩn bị
	Thầy:
	Trò :
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
H2
Gọi học sinh đọc bảng tổng kết?
Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
- Khác nhau về phương thức diễn đạt.
- Khác nhau về hình thức thể hiện.
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
- Không thể thay thế cho nhau vì:
+ Phương thức diễn đạt khác nhau.
+ Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau:
+ Để nắm được diễn biến sự việc, sự kiện (tự sự)
+ Để cảm nhận được các sự việc hiện tượng (miêu tả)
+ Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết dưới sự vật hiện tượng (biểu cảm )
+ Để nhận thức được đối tượng (thuyết minh)
+ Để thuyết phục người đọc tin vào một điều nào đó (nghị luận)
+ Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính công vụ)
- Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau:
+Tự sự: nhân vật, sự kiện
+ Tái hiện tái tạoà miêu tả
+ Cảm xúcà biểu cảm
+ Cung cấp tri thức (TM)
+ Hệ thống luận điểm luận cứà Nghị luận
+Trình bày theo mẫuà Hành chính
Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao?
- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì:
+ Trong các văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh và nghị luận. Và ngược lại.
+ Ngoài chức nănng thông tin các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản nào đó lại “thuần chủng” 1 cách cực đoạn được.
Cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện thể loại tác phẩm có gì và khác nhau, giống nhau?
- Giống nhau: Các kểi văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu cảm nào đó.
Ví dụ:
+ Kiểu tự sự có trong thể loại văn bản tự sự.
+ Kiểu biểu cảm có trong thể loại trữ tình.
- Khác nhau:
+ Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
+ Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu loại văn bản .
So sánh sự khác nhau giữa thuyết minh, giải thích, miêu tả?
- Thuyết minh:
+ Phương thức chủ yếu là cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tượng.
+ Cách viết: trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Giải thích:
+ Phương thức chủ yếu: Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Cách viết: dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi và hình ảnh sống) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
- Miêu tả:
+ Phương thức chủ yếu: tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
+ Cách viết: xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
 Nêu khả năng kết hợp của các phương thức biểu đạt trong một kiểu loại văn bản?
- Tự sự: Kết hợp 4 phương thức còn lại. Ngoài ra còn kết hợp miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Miêu tả: sử dụng tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
- Biểu cảm: tự sự, miêu tả, nghị luận.
- Nghị luận: miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
- Thuyết minh: miêu tả, nghị luận.
Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Đánh giá sơ bộ về tác phẩm.
B. Thân bài: 
Nêu những luận điểm chính về nội dung và nghệ thuậtcủa tác phẩm: có phân tích, chứng minh bằng luận cứ.
C. Kết bài
Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện.
Yêu cầu người viết trong văn nghị luận là gì?
- Người viết cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
I) Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
1. Bảng tổng kết
II) Phần TLV trong chương trình THCS
III) Khả năng kết hợp giữa các phương thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tu tuan 29 het nam.doc