Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 47

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 47

I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, diệm mạo.

- Rèn kĩ năng miêu tả trong văn tự sự .

- Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước số phận con người bị chà đạp.

II-Chuẩn bị :

Bảng phụ

Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích

III-Tiến trình dạy học:

 1.Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Phân tích nổi nhớ của Thuý Kiều

Đọc 8 câu cuối- Phân tích cảnh vật và tâm trạng của Kiều

 3. Bài mới:

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 36, 37 
Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU . (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Ngày soạn: 2/10/09
Ngày giảng:12/10/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, diệm mạo.
- Rèn kĩ năng miêu tả trong văn tự sự .
- Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước số phận con người bị chà đạp.
II-Chuẩn bị :
Bảng phụ
Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Phân tích nổi nhớ của Thuý Kiều
Đọc 8 câu cuối- Phân tích cảnh vật và tâm trạng của Kiều 
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1:
- Giới thiệu tranh Thuý Kiều, Mã Giám Sinh. 
HĐ2. HD đọc và hiểu chú thích
- Nêu vị trí và nội dung đoạn trích
Hỏi: Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ?
- Nêu vị trí đoạn trích, nêu sự việc chính. 
HĐ3. Đọc, tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mã Giám Sinh.
- Giải thích tên gọi mã giám Sinh.
Hỏi: Tác giả tập trung khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh ở các phương diện nao?
- Tác giả đã miêu tả diện mạo, cử chỉ nhân vật Mã Giám Sinh bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Nhận xét, giải thích các hình ảnh về diệm mạo, cử chỉ, hành động để chứng minh đây một kẻ lố lăng, vô học.
Hỏi: Tác giả đã miêu tả bản chất, tính cách nhân vật như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong phần này?
- Đọc câu: Cò kè bớt một thêm hai. 
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
Bình giảng: câu thơ gợi hình ảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng, tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên đặt xuống. Hành động thể hiện bản chất keo kiệt, đây là tay buôn người.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ? Qua đó tác giả nhằm khắc hoạ nhân vật như thế nào?
- Giải thích, chốt kiến thức.
2. Phân tích hình ảnh nhân vật Thuý Kiều.
- Yêu cầu hs đọc những câu thơ miêu tả Thuý Kiều.
Hỏi: Tác giả đã miêu tả Thuý Kiều như thế nào?
- Giải thích các từ: ngại ngùng, dợn gió, ...
Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Kiều trong đoạn trích này?
- Nhận xét, chốt nội dung.
3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Hỏi: Đối với Mã Giám Sinh và bọn buôn người tác giả tỏ thái độ như thế nào?
- Giải thích, phân tích Nguyễn Du đã tố cáo thế lực đồng tiền đã chà đạp lên con người. Dẫn chứng một số câu:
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. Trong tay đã sẵn đồng tiền, dù rằng đổi trắng thay đen khó gì.
Hỏi: Đối với nhân vật Kiều, tác giả tỏ thái độ như thế nào?
HĐ 5. Tổng kết.
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
- Nghe giới thiệu.
- Trả lời.
Đoạn trích nằm ở phần gia biến và lưu lạc
Đoạn trích khắc hoạ ngoại hình ,tính cách của Mã Giám Sinh và tâm trạng của Kiều
- Nghe hướng dẫn đọc.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân, nêu hình ảnh, nhận xét về nghệ thuật.
- Trả lời
- Nêu nêu nhận xét.
- Trả lời.
 Ghi nhớ kiến thức.
- Trả lời, ghi nhớ nội dung.
- Đọc phần 2.
- Trả lời.
- Trả lời, nhận xét nghệ thuật,
- Ghi nhớ kiến thức.
- Nêu nhận xét, hình ảnh.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe giảng, chốt kiến thức.
- Nêu nhận xét
- Trả lời- Ghi nhớ nội dung.
- Đọc ghi nhớ SGK.
I.Đọc và tìm hiểu chung
1-Vị trí đoạn trích.
 2-Đại ý:
II.Đọc, tìm hiểu văn bản:
1.Nhân vật Mã Giám Sinh.
- Tên gọi Mã giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh cũng gần: lai lịch không rõ .
- Diện mạo: ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Cách chải chuốt lố lăng, không phù hợp.
- Cử chỉ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Thái độ vô lễ, cậy tiền.
- Cò kè bớt một thêm hai.
Hành động của kẻ mua bán mặc cả, keo kiệt.
- Miêu tả bằng ngoài bút hiện thực, nhân vật mã Giám Sinh dần hiện rõ bộ mặt buôn người.
* Mã Giám Sinh là loại người giả dối, vô học, bất nhân.
2. Hình ảnh Thuý Kiều.
- Kiều bị xem là món hàng để đem xem mặt đặt tiền.
- ngại ngùng, thẹn, thềm hoa một ... mấy hàng, nứt uồn như cúc...như mai. Miêu tả ước lệ, diền tả vẻ đẹp của kiều trong tâm tâm trạng buồn rầu, tủi thẹn, đau đớn.
3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc trước bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
- Niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp.
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật:
 2. Nội dung: 
V. Luyện tập.
Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích.
4- Củng cố:Yêu cầu HS đọc đoạn trích, trao đổi và rút ra nhận xét về nghệ thuật tả người của tác giả trong đoạn trích.
5- Dặn dò : Soạn bài Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tuần : 8
Tiết : 38,39 
Văn bản LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA.
(Trích truyện Lục Vân Tiên)
Ngày soạn:6/10/09
Ngày giảng:14/10/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Nắm cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người giúp đờicủa tác giả thông qua những phẩm chất cao đẹp của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Rèn kĩ năng kể, phân tích nhân vật, miêu tả trong văn tự sự .
- Bồi dưỡng hs lòng nhân đạo, đạo lí làm người, coi trọng nghĩa khí.
II-Chuẩn bị 
Bảng phụ
Tranh chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Những hiểu biết về tác giả, tư liệu và lời bình.
 Soạn bài, tóm tắt cốt truyện.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”Phân tích chân tướng của MGS
Đọc đoạn trích-phân tích tâm trạng của Kiều
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu tranh chân dung tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
- Tóm tắt những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
- Chốt một số nét chính về cuộc đời, và những cống hiến của tác giả.
- Nêu xuất xứ và đặc điểm của tác phẩm?
- Chốt vài đặc điểm chính và giá trị tác phẩm.
- Yêu cầu hs đọc phần tóm tắt truyện SGK.
- Truyện viết ra nhằm mục đích gì?
- Giải thích, nêu dẫn chứng trong tác phẩm.
- Chốt giá trị của tác phẩm.
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung đoạn trích.
- HD đọc: Giọng vui tươi, chú ý lời lẽ của từng nhân vật qua đoạn đối thoại.
- Đọc đoạn trích.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số từ địa phương :
vô, mầy, hay vầy...
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Nhận xét, chốt bố cục.
HĐ4. Tìm hiểu văn bản. 
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Nhắc lại kiểu kết cấu của truyện.
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện?
- Giải thích kết cấu tác phẩm và đoạn trích.
- Yêu cầu hs đọc 14 câu đầu. Quan sát tranh Lục Vân Tiên đánh cướp SGK.
- Tác giả miêu tả Lục vân Tiên đánh cướp như thế nào? Nhận xét về hình ảnh, nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Nhận xét, giải thích, tích hợp với miêu tả trong văn tự sự.
- Sau khi đánh tan bọn cướp Lục Vân Tiên đã cư xử với Nguyệt Nga như thế nào? Nhận xét về lời lẽ của Nguyệt Nga đối với Vân Tiên?
- Giảng nội dung kết hợp với việc giải thích các từ địa phương để hiểu tính cách nhân vật, con người Nam Bộ.
 - Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
- Bình giảng: Những nét đẹp ở nhân vật Lục vân Tiên...là hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
- Liên hệ giáo dục học sinh.
2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
- Giới thiệu hoàn cảnh, thân thế nhân vật.
- Được vân Tiên cứu nạn, Nguyệt Nga đã đối xử với Vân Tiên như thế nào?
( xưng hô, nói năng, thái độ, tình cảm nhân vật)
- Giải thích, chốt kiến thức.
- Qua đó em thấyNguyệt Nga là người như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
HĐ 5. Tổng kết. 
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
HĐ5: HDHS luyện tập.
- Xem tranh.
- Đọc chú thích 
- Nêu nét chính.
- Ghi nhớ nội dung.
- Trả lời.
- Ghi nhớ nội dung.
- Đọc.
- Dựa vào nội dung trả lời.
- Nghe hướng dẫn đọc.
- Đọc lại.
- Tìm hiểu phần giải thích từ.
- Nêu bố cục.
- Ghi nhớ bố cục đoạn trích.
- Trả lời
- Nghe giải thích, ghi nhớ nội dung.
- Đọc văn bản, quan sát tranh.
- Trả lời, nêu hình ảnh, nhận xét về nghệ thuật.
- Trả lời, nêu nhận xét.
- Nghe giảng, ghi nhớ kiến thức.
- Trả lời, ghi nhớ nội dung.
- Đọc phần 2.
- Trả lời.
- Trả lời, chốt nội dung.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Trả lời, khái quát nghệ thuật, nội dung.
- Đọc ghi nhớ SGK.
I. Tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Cuộc đời gặp nhiều đau khổ và bất hạnh nhưng ông giàu nghị lực sống và cống hiến cho đời: Ông vừa là một thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ. 
- Ông là người giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2. Tác phẩm: 
- Loại truyện Nôm, viết vào đầu thế kỉ 20, gồm 2082 câu lục bát, kết cấu truyền thống theo lối chương hồi.
- Truyện viết ra nhằm răn dạy đạo lí làm người:
 + Xem trọng tình nghĩa con người: cha con, vợ chồng, bạn bè...
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân nhằm hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 II. Đọc, tìm hiểu chung đoạn trích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Bố cục: 2 phần
- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Còn lại: Cư xử của Vân Tiên và Nguyệt Nga.
I. Tìm hiểu văn bản. 
1.Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Nhân vật Lục Vân Tiên được xây dựng theo kiểu lí tưởng: học giỏi, khôi ngô, muốn cứu nước giúp đời.
- Nhân vật được miêu tả thông qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Vân Tiên đánh cướp: so sánh với Triệu Tử. Vẻ đẹp và sức mạnh của dũng tướng .
- Cư xử với Nguyệt Nga: 
+ Hỏi thăm, an ủi.
+ Động lòng trắc ẩn.
+ Từ chối việc đền ơn
* Lục Vân Tiên là người anh hùng hào hiệp, tài ba, dũng cảm, vì việc nghĩa quên thân mình.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
- Xưng hô: quân tử, tiện thiếp. Chỉ thái độ khiêm nhường.
- Nói năng: rõ ràng, dịu dàng thể hiện niềm cảm kích, xúc động.
- Boăn khoăn tìm cách trả ơn.
* Kiều Nguyệt Nga là hình ảnh cô gái thuỳ mị nết na trọng tình nghiã.
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật:
 2. Nội dung: 
V. Luyện tập.
Phân biệt lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích.
4-Củng cố: Gọi học sinh đọc đoạn thơ
5- Dặn dò : -Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm Kiều Nguyệt nga đi cống giặc ô Qua SGK-
 - Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn
Tuần : 8
Tiết : 40 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn:10/10/09
Ngàygiảng:17/10/09
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự
-Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ
Ôn lại : Miêu tả trong văn bản tự sự
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Miêu tả có vai trò ntn trong t/sự?
 Đối tượng trong miêu tả trong tự sự là những yếu tố nào?
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt ... bảnVHTĐ để làm bài kiểm tra 1 tiết
Tuần : 10
 Tiết : 48 
KIỂM TRA 1 TIẾT VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Ngày soạn:16/10/09
Ngàygiảng: /10/09
I. Mục tiêu: Giúp HS
1.Nắm đựợc những kiến thức cơ bản về truyện trưng đại việt nam : những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung & nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
 2.Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức & năng lực diễn đạt.
 3.Rèn luyện kĩ năng thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị. 
1Thầy: - soạn đề, đáp án và biểu điểm.
2Trò: - học bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: GV phát đề
Hoạt động 2: HS làm bài và GV quan sát
Hoạt động 3: GV thu bài
4-Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra
5-Dặn dò: Học bài-Soạn bài tổng kết từ vựng và NL trong văn TS
ĐỀ
I-TRẮC NGHIỆM:
 * Em hãy đánh dấu x vào đầu chữ cái phần trả lời đúng 
Câu 1: câu văn nào nói lên cách cư xử của vũ nương trước tính hay ghen của chồng ?
Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
D. Nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà .
Câu 2: giữa hai nhân vật lục vân tiên và ông ngư về tính cách có điểm nào giống nhau ?
A. Trừ gian diệt bạo giúp người gặp nạn. C. Đều có trí dũng tài cao. B. Thích cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi. D. Đều trọng nghĩa khinh tài.
Câu 3: * điền thể loại phù hợp với từng văn bản.
A. .................................................... Chuyện người con gái nam xương.
B. .................................................... Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh.
C. .................................................... Hoàng lê nhất thống chí.
D.Truyện thơ................................... Truyện kiều, truyện lục vân tiên.
 Câu 4: * ghép phần a với phần b cho phù hợp :
Nguyễn du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để miêu tả tính cách nhân vật trong từng đoạn trích sau ? 
Phần a
Phần b
Thứ tự ghép
1. Chị em thuý kiều
2. Mã giám sinh mua kiều
3. Kiều ở lầu ngưng bích
4. Cảnh ngày xuân
Cảnh tình tương hợp
Bút pháp ước lệ. 
Tả thực qua diện mạo cử chỉ
 Tả cảnh ngụ tình
1+..
2+..
3+..
4+..
II- TỰ LUẬN ( 7 điểm ) : 
Câu1 (2điểm) :Hãy ghi lại 6 câu cuối trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cưú Kiều Nguyệt Nga”
Câu2 (2điểm) : Nêu và so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc đời thuý kiều và vũ nương ?
 Câu 3(3đ) Viết đoạn văn phân tích 4 câu đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
 Hoạt động 2 : hướng dẫn hs làm bài, thu bài.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I-TRẮC NGHIỆM:
Câu 1,2 1D , 2D
Câu 3: 
A. Truyện truyền kỳ..
B. .Tuỳ bút
C. Tiểu thuyết chương hồi
D. Truyện thơ
Câu4: 1 + a...., 2 + ..c..,3 + .d...,4 + .a....
II-TỰ LUẬN:
Câu 1: Chép đúng không lỗi chính tả 2đ
Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,5đ
Câu 2: Nêu được điểm giống nhau 1đ
 Nêu điểm khác nhau 1đ
Câu 3: Phân tích được bức tranh thiên nhiên và mùa xuân dưới ngòi bút của Nguyễn Du tuyệt đẹp:
Bức tranh có hình ảnh: chim Én, cỏ non , cành lê,hoa lê trắng 1đ
Bức tranh có chiều rộng đến vô cùng của bãi cỏ, có chiều cao của k/gian k/đạt có màu sắc h/hoà t/dịu.Bức tranh giàu s/sống ,trong trẻo, t/sáng1đ
Phân tích từ “điểm” làm cho b/tranh có hồn sinh động 1đ
Tuần : 10
 Tiết : 49 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
Ngày soạn:18/10/09
Ngàygiảng: /10/09
I. Mục tiêu: Giúp HS
1.Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức và từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ hán việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
 2.Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ trên trong văn nói và viết.
II. Chuẩn bị. 
Bảng phụ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: giúp hs hệ thống hoá lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng.
 Vận dụng kiến thức đã học, em hãy điền vào chỗ trống theo sơ đồ có trong mục i.1& thực hiện yêu cầu của mục i.2 
- gv dùng bảng phụ ghi các nội dung đã điền vào và tìm ví dụ minh hoạ, cho hs theo dõi sau khi các nhóm trình bày kết quả
 Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : hệ thống hoá kiến thức về từ mượn.
 Từ mượn là gì ? 
- gv dùng bảng phụ có ghi các nhận định có trong mục ii.2 và yêu cầu hs đoc và trả lời theo nhóm.
 Chọn nhận định đúng và giải thích ?
 Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh.. Có gì khác nhau với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min ...? 
Hoạt động 4 : hệ thống hoá kiến thức về từ hán việt.
 Thế nào là từ hán việt ?
-Đọc và chọn câu trả lời đúng (mục iii.2) ?
 Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? 
 Liệt kê một số từ ngữ trong xã hội ?
- Cho hs cho ví dụ.
Hoạt động 5 : hệ thống hoá kiến thức về trau dồi vốn từ.
 Nêu cách thức trau dồi vốn từ? 
 Đọc kĩ các từ có trong mục v.2 và giải thích nghĩa ? 
Đây là các từ hv, cần tách các yếu tố của từ ra để giải thích và tổng hợp lại
 Đọc, tìm lỗi và chữa lỗi (mục v.3) ? 
Thảo luận và trình bày trên bảng phụ
Theo dõi
- mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển theo tất cả các cách thức đã nêu.
-Từ mượn là các từ vay mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm ..., mà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Chọn nhận định (c) gv giải thích.
- Săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh là những từ mượn đã việt hoá, các từ khác như a-xít, vi-ta-min chưa được việt hoá, chỉ là sự phiên âm cho dễ đọc, dễ học.
- Từ hán việt là từ vay mượn từ tiếng hán và đọc theo cách đọc của người việt dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng hán đời đường.
- Chọn cách hiểu (b), không chọn a, c, d. Giải thích
Hoạt động 4 : hệ thống hoá kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
+ Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
+ Biệt ngữ xã hội : khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 HS cho ví dụ.
- Các hình thức trau dồi vốn từ : rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
+ Bách khoa toàn thư : bách : trăm ; khoa : khoa học ; toàn : toàn bộ ; thư : cuốn sách. Cuốn sách toàn bộ về kiến thức nhiều ngành khoa học.
+ Bảo hộ mậu dịch : chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự canh tranh (có thể không lành mạnh, không đàng hoàng như phá giá, khuyến mại giả hiệu) cảu hàng hoá ngoài nước trên thị trường nước mình.
+ Dự thảo : văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảo, cần phải đưa ra một hội nghị của những người có thẩm quyền để thông qua.
+ Địa sứ quán : cơ quan đại diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
+ Hậu duệ : con cháu của người đã chết.
+ Khẩu khi : khí phách của con ngừời toát ra qua lời nói.
+ Môi sinh : môi trường sống của sinh vật.
+ a. Sai từ béo bổ thay vào : dễ mang lại nhiều lợi nhuận.
+ b. Sai từ đạm bạc, thay vào : tệ bạc.
+ c. Sai từ tấp nập, thay bằng từ tới tấp
I. Sự phát triển của từ vựng :
II. Từ mượn :
III Từ hán việt :
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội :
V. Trau dồi vốn từ :
4-Củng cố: Ôn lại kiến thức
5-Dặn dò: Chuẩn bị bài Nghị luận trong VBTS
Tuần : 10
 Tiết : 50 
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn:19/10/09
Ngàygiảng: /10/09
I. Mục tiêu: Giúp HS
 1. Hiểu thế nào là nghị luận trong ăn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2. Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
II. Chuẩn bị. 
Bảng phụ , soạn bài
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định. 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra vở học sinh
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- yêu cầu 2 hs đọc rõ 2 đoạn văn có trong mục i.1
 Tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên ? (tìm bố cục cho đoạn văn và ý chính của các phần đó ?)
*tìm hiểu đoạn a :
- đây là đoạn suy nghĩ của tác giả nói với mình mà cũng là với lão hạc. Đoạn văn có kết cấu nghị luận rõ ràng
*tìm hiểu đoạn b :
Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa kiều và hoạn thư diễn ra dưới hình thức nghị luận. Phù hợp hình thức của một phiên toà. Trước toà án, điều quan trọng là người phải trình bày các lí lẽ, nhân chứng, vật chứng. Mỗi bên có lập luận riêng.
 Em có nhận xét gì về lối lập luận của hoạn thư ? 
 Vậy em hiểu thế nào là nghị luận trong văn tự sự ?
Hoạt động 2 : hướng dẫn hs luyện tập.
Bài tập 1 : xác định lời của người thuyết phục : ông giáo.
+ nội dung : “tôi biết vậy ... Không nỡ giận”
+ đối tượng thuyết phục : người nghe người đọc.
Bài tập 2 : tóm tắt lí lẽ của hoạn thư trong nghị luận trước quan toà ( khen - tha tội )
hs đọc 
+ đặt vấn đề : (câu 1).
+ giải quyết vấn đề : các lí lẽ để trả lời câu hỏi : vợ tôi có phải là người độc ác không ? (3 lí lẽ).
+ kết thúc vấn đề : câu cuối.
- tất cả những đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận vừa nêu đều rất phù hợp vơí tính cách của nhân vật ông giáo trong truyện lh - một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.
+ kiều : chào mỉa mai, là người đay nghiến.
+ hoạn thư : biện minh bằng một đoạn lập luận xuất sắc với 4 luận điểm :
*tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường).
+ngoài ra tôi cũng đã đối xử tốt với cô cho ở gác viết kinh ; khi cô trốn ra khỏi nhà tôi, tôi không đuổi theo. (kể công).
+tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai.
+nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây ra đau khổ cho cô, nên bây giờ chỉ trông chờ vào lòng khoan dung rộng lượng của cô (nhận tôi, đề cao tâng bốc kiều).
- với lập luận trên, kiều phải công nhận tài của hoạn thư. Chính nhờ sự lập luận ấy ht đã đặt kiều vào tình thế khó xử :
“tha ra thì cũng may đời. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”
-HS đọc phần ghi nhớ 
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
1)Các đoạn văn
2)Ghi nhớ: sgk
II.luyện tập : 
Bài tập 1 :
xác định lời của người thuyết phục : ông giáo.
+ nội dung : “tôi biết vậy ... Không nỡ giận”
+ đối tượng thuyết phục : người nghe người đọc.
Bài tập 2 :
tóm tắt lí lẽ của hoạn thư trong nghị luận trước quan toà (
4-Củng cố: - đọc lại ghi nhớ. Nắm kĩ yếu tố nghị luận vào thực hành văn bản tự sự.
 5-Dặn dò : - luyện tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
 - chuẩn bị bài : “luyện tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(102).doc