Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

Tiết: 84 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

(tiếp theo)

Ngày soạn: 20/12/09

Ngày dạy: 23/12/09

A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 83)

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

2. Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK, ví dụ.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

 1.Đặt vấn đề: (1’)GV nêu yêu cầu của tiết luyện tập.

2.Triển khai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 84: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 84 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
(tiếp theo)
Ngày soạn: 20/12/09
Ngày dạy: 23/12/09
A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 83)
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK, ví dụ.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: (1’)GV nêu yêu cầu của tiết luyện tập. 
2.Triển khai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 10: (10’) Hướng dẫn HS ôn tập về phần bố cục.
? GV nêu vấn đề: Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Vì sao như vậy?
? Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu?
* HS thảo luận theo nhóm nhỏ, khoảng 3 phút. Cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung.
X. Bố cục:
- Một số văn bản tự sự không nhất thiết phải có bố cục 3 phần vì các nhà văn không bị câu thúc bởi văn bản quy phạm mà chính là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
- Bài viết tập làm văn của HS phải có bố cục 3 phần vì nó giúp cho HS có một văn bản hoàn hảo với các thao tác tư duy cần thiết.
Hoạt động 11: (15’) Hướng dẫn HS ôn tập tác dụng của TLV đối với phần đọc- hiểu văn bản.
* GV cho HS thảo luận nhóm: 
? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK không?
? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
* HS thảo luận khoảng 5 phút. Cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung:
- Trong truyện ngắn “Làng” có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông Hai và ông Hai rất thú vị:
+ Cuộc đối thoại thứ nhất: bà chủ nhà “trục xuất” gia đình ông Hai.
+ Cuộc đối thoại thứ hai: bà chủ nhà “mời” gia đình ông Hai ở lại nhà mình.
=> Qua hai cuộc đối thoại trên, ta thấy mụ chủ nhà (một nhân vật phụ) có hai cách ứng xử khác nhau, dường như đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất về “thái độ chính trị”: tẩy chay tuyệt đối kẻ thù và những ai làm tay sai cho chúng; đồng thời sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người cùng cảnh ngộ. Như vậy, thông qua đối thoại, tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động.
XI. Tác dụng của TP tự sự của phần TLV đối với phần đọc - hiểu văn bản:
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sựcủa phần TLV đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản – tác phẩm văn học tương ứng trong SGK.
* Ví dụ:
- Khi học về đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, các kiến thức về TLV đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Hoạt động 12: (10’) Hướng dẫn HS ôn tập tác dụng của phần đọc - hiểu văn bản đối với TLV
* GV cho HS thảo luận câu hỏi:
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
* HS thảo luận trong thời gian 5 phút, cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung:
- Một số tác phẩm: trong lòng mẹ, tôi đi học... để học tập về cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi, cách kết hợp miêu tả với tự sự....
XII. Tác dụng của các tác phẩm tự sự ở phần đọc- hiểu văn bản đối với TLV:
- Những kiến thức và kĩ năng về TP tự sự của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm một bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận...
* Ví dụ:- Một số văn bản: Làng, Lặng lẽ Sa Pa... học tập về cách kể chuyện ở ngôi thứ ba
IV. Củngcố: (2’)
GV hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng của phần Tập làm văn đã ôn tập V. Dặn dò: (3’)
- Ôn tập kĩ về phần TLV vừa ôn tập.- Tìm một số đoạn văn trong các TP để c/minh.
- Chuẩn bị tốt để thi học kì
-Tập làm thơ 8 chữ( tự sáng tác một đoạn thơ 8 chư theo chủ đề tự chọn)
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap tap lam van(2).doc