Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 16

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 16

A. MTCĐ: Giúp HS:

- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xúat hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tinh 2 đậm đà của tác phẩm.

- Rèn luyện phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng.

- Giáo dục ý thức, tinh thần vươn lên trong cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Chủ đề của văn bản; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 229

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Những nét tính cách đáng quý ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa.

 + Chủ đề của truyện?

- Dẫn vào bài mới: Ở các lớp 6-8, các em đã được tiếp xúc, tìm hiểu một số tác phẩm của một số tác giả nước ngoài, đặc biệt là một số tác phẩm của các tác giả Trung Quốc. Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với một tác giả nổi tiếng của TQ đó là nhà văn Lỗ Tấn qua tác phẩm Cố Hương.

 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (55 phút)

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
CỐ HƯƠNG
 (Trích) * Lỗ Tấn * 
 Tiết 76-78
 VĂN HỌC	
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xúat hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tinh 2 đậm đà của tác phẩm.
- Rèn luyện phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng.
- Giáo dục ý thức, tinh thần vươn lên trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Chủ đề của văn bản; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 229 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : + Những nét tính cách đáng quý ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa.
 + Chủ đề của truyện?
- Dẫn vào bài mới: Ở các lớp 6-8, các em đã được tiếp xúc, tìm hiểu một số tác phẩm của một số tác giả nước ngoài, đặc biệt là một số tác phẩm của các tác giả Trung Quốc. Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với một tác giả nổi tiếng của TQ đó là nhà văn Lỗ Tấn qua tác phẩm Cố Hương.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (55 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
Lỗ Tấn 1881-1936 là nhà văn lớn của TQ, quê ở Tiệu Hưng , tỉnh Chiết Giang (lúc nhỏ tên là: Chu Chương Thọ, sauđổi tên là: Chu Thụ Nhân)
Để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc: Gào thét (1923) và Bàng Hoàng (1926).
* HS đọc đoạn trích (giọng: phân biệt lời thoại từng nhân vật, người kể chuyện ) nhận xét cách đọc
 + Tóm tắt cốt truỵên:
 Truyện kể lại chuyến về quê của nhân vật “tôi”để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác.
 + Giải thích: SGK
 +Thể loại: truyện ngắn
+ Ngôi kể? (Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật tôi .Tác dụng:làm tăng tính chất của truyện)
*Lưu ý: không thề đồng nhầt nhân vật “tôi” với tác giả mặc dù truyện có những chi tiết có thực trong đời, nhưng đây là truyện ngắn (có hư cấu nghệ thuật) và có cách kể gần giống như hồi kí, co sử dụng những chi tiết có thực.
 + Bố cục truyện ?
- Cách kểû theo trình tự thời gian trong một chuyến đi với sự thay đổi không gian: trên đường, trên thuyền, ở quê; thay đổi thời gian: quá khứ- hiện tại. Kết cấu như vậy góp phần làm rõ tính chất trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của truyện.
Hết tiết 76 chuyển tiết 77
* HS suy nghĩ , thảo luận trả lời:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?Nhân vật chính, nhân vật trung tâm?
* HS đọc phần đầu:
 + Tâm trạng “tôi”khi ngổi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại và phân tích tâm trạng đó.
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Kể kết hợp với tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.
* HS đọc phần 2 :so sánh, khái quát, phát biểu:
+ Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa “tôi”vớo bà mẹ, thím Hai Dương, những người đến chào
+ Thái độ và tình cảm của “tôi” diễn biến qua những cảng đó như thế nào?
Hết tiết 76 chuyển tiết 77
* HS đọc phần 3: 
+Kể lại đoạn cuối.
+Trên thuyền rời quê, cảm xúc và tâm trạng của “tôi” như thế nào?”tôi” nghĩ gì?
+Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi”, ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất, bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi” đối với cố hương?
+Nhân vật Nhuận Thổ qua cái nhìn và cảm nhận của “tôi”trong sự so sánh giữa quá khứ với hiện tại như thế nào?
+ Khái quát ý nghĩa của nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương ?
* HS thảo luận câu hỏi:
+Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì? Tác dụng nghệ thuật của hình ảnh con đường?
 + Hình ảnh cố hương trong truyện có ý nghĩa phản ánh như thế nào?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS suy nghĩ trả lời:
+ Phát biểu chủ đề của truyện.
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
Đậm chất hồi kí, chatá trữ tình.
Sáng tạo những hình ảnh biểu trưng giàu ý nghĩa triết lí
 à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 219
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
 + Liên hệ văn bản để tìm từ ngữ thích hợp 
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Lỗ Tấn (1881-1936) nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.
+ Là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)
II/ Kết cấu:
* Đọc –kể tóm tắt:
Truyện kể lại chuyến về quê của nhân vật “tôi”để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác.
* Bố cục: 
+ Phần 1: “Từ đầu ...đang làm ăn sinh sống”: Nhân vật “tôi” trên đường về quê.
+ phần 2: “ tiếp theomang đi sạch trơn như quét”: Những ngày nhân vật “tôi” ở quê.
+ Phần 3: “tiếp theo hết”: Nhân vật “tôi” trên đường xa quê.
III. Phân tích:
1- Nhân vật “tôi”:
a. Trên đường về quê:
- Phảng phất nỗi buồn se sắt đến ngạc nhiên. Về đến nhà, nỗi buồn hiu quạnh như tăng lên -> Vì mong ước, hi vọng và tưởng tượng khác xa thực tế.
b. Tâm trạng “tôi” trong những ngày ở nhà:
- Càng buồn đau hơn, xót xa hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đổi thay, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ; xót xa vì sự ngăn cách giữa “:tôi” và Nhuận Thổ.
c. Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của “tôi” trên thuyền rời cố hương:
- Lòng không chút lưu luyến (làng cũ, cảnh cũ, hiện tại buồn đau)
- Hi vọng, tin tưởng voà con đường đã chọn, hi vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu. Mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn .
- Suy nghĩ và triết lí về hình ảnh con đường. Triết lí về niềm hi vọng trong cuộc sống con người.
* Tuy buồn đau về sự sa sút, nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ, hi vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay cho quê hương, sẽ được sống hạnh phúc trên quê hương.
2- Nhân vật Nhuận thổ :
- Thay đổi toàn diện từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ, suy nghĩ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: quí bạn, không tham lam.
* Hình ảnh Nhuận Thổ, thím Hai Dương  là những minh chứng cụ thể khác nhau về sự sa sút, điêu tàn của cố hương vì nghèo đói, laic hậu, là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Trung Quốc đầu thế kỉ 20.
 3- Hình ảnh con đường:
- Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người , con đường của tự thân hành động, xây dựng và hi vọng của con người.
4- Hình ảnh cố hương:
- Hình ảnh thu nhỏ của đất nước.
- Sự thay đổi của cố hương phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hộiTQ
- Vấn đề xã hội đặt ra : Cần phải xây dựng những cuộc đời mới, tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
 IV. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 219)
B/ Luyện tập:
 Bài tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào bảng.
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Em hiểu gì về nhà văn Lỗ Tấùn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông? (Ghê sợ XH phong kiến làm cho con người trở nên u tối, đần độn, không tạo cho người nông dân cơ hội sống tốt đẹp, Tha thiết lo lắng cho vận mệnh của quê hương, đất nước).
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Chuẩn bị bài Ôn tập Tập làm văn (Nắm nội dung chính của TLV 9 – tính tích hợp và tính kế thừa của chương trình TLV9) 
* * *
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
(BÀI 15)
 Tiết 79-80
TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- (Tính chất tích hợp và tính kế thừa – phát triển của nội dung phần tập làm văn 9)
+ HS: Xem tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)	 
Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố lại một số kiến thức đã học về các nội dung chính của TLV9(HKI), nắm được tính tích hợp và kế thừa của chương trìnhTLV9).
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (75 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ Phần TLV9 có những nội dung lớn nào? Nội dung trọng tâm?
+Nêu vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh.Cho ví dụ cụ thể.
(Hết tiết 79 chuyển tiết 80)
+VB thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với vb miêu tả, tự sự như thế nào?
+ Những nội dung mới của văn bản tự sự ở TLV9?
+ Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong vb tự sự như thế nào?
+ Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
+ Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong vb tự sự?
+ Tìm ví dụ về đoạn tự sự có ngôi kể thứ nhất; ngôi thứ ba.
+ Nhận xét vai trò của mỗi ngôi kể.
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút)
+ Những nội dung mớ trong chương trình tập làm văn 9?
NỘI DUNG ÔN TẬP
 1- Các nội dung lớn và trọng tâm:
a- Văn bản thuyết minh:
 - Luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố : nghị luận, giải thích, miêu tả.
 b- Văn bản tự sự:
- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Nội dung mới: Đối thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong tự sự.
 2- Vai trò, vị trí, tác dụng của biện nghệ thuật và miêu tả trong vb thuyết minh:
 - Giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được đối tượng .
- Cần phải miêu tả để giúp người đọc người nghe có hứng thú khi tìmhiểu đối tượng, tránh khô khan nhàm chán. 
3- Phân biệt vb thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với vb miêu tả, tự sự: 
a- Văn bản thuyết minh: 
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ trí thức về đối tượng.
b- Văn bản miêu tả:
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
- Mang đến cho người đọc, người nghe một cảm nhận mới về đối tượng.
4- Những nội dung mới về vb tự sự:
a- Những nội dung mới:
 - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện.
- Thấy rõ tác dụng, vai trò của các yếu tố đó.
- Kĩ năng kết hợp các yếu tố đó.
b- Vai trò, vị trí và tác dụng: (SGK)
 5- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong vb tự sự? ( SGK)
 6- Tìm ví dụ
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 3 phút)
 * Nắm kĩ các nội dung ôn tập. 
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 5: Dặn dò ( 2 phút)
 * Chuẩn bị Ôn tập phần Tập làm văn (bài 16) 
***

Tài liệu đính kèm:

  • doc16-van9-tuan16.doc