Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 10

BÀI 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.

Giá trị của tác phẩm:

Đề1 :Phõn tớch giỏ trị của tỏc phẩm

 1.1Giá trị hiện thực:

 a. Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của nguời phụ nữ duới chế độ phong kiến thông qua hình tuợng nhân vật Vũ Nuơng

 Vốn là nguời con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân thuỳ mị, nết na; tu dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính. Vũ Nuơng một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Truơng trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà truơng Sinh đã nghi ngờ lòng thuỷ chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nuơng ra khỏi nhà, Truơng Sinh đã đẩy Vũ Nuơng tới buớc đờng cùng quẫn và bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình.

 b. Truyện còn phản ánh hiện thực về XHPKVN với những biểu hiện bất công vô lí.

 Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Truơng Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của nguời vợ hiền thục nết na.

 - Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Truơng Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ (chỉ dựa vào câu nói vô tình của đứa trẻ 3 tuổi, bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm).

 - Nhung xét trong quan hệ xã hội: hành động ghen tuông của Truơng Sinh không phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thuờng mà là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đuơng thời.

 ? Nguyên nhân của cái chết Vũ Nương

 Nếu Truơng Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nuơng thì nguyên nhân sâu xa là do chính XHPK bất công – xã hội mà ở đó nguời phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, và lời buộc tội, gỡ tội cho nguời phụ nữ bất hạnh ấy lại phụ thuxộc vào những câu nói ngây thơ của đứa trẻ 3 tuổi (lời bé Đản).

 Đó là cha kể tới một nguyên nhân khác nữa: do CĐPK – dù không đuợc miêu tả trực tiếp, nhung cuộc chia tay ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm:

 + Nguời mẹ sầu nhớ con mà chết

 + VN và TS phải sống cảnh chia lìa

 + Bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của nguời cha và khi cha trở về thì mất mẹ

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
************************************************************************
I. Bảng thống kê các tác phẩm văn học trung đại đã học 
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Năm Stác
Nội dung
Nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Truyền kì
Tk 16
Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ pk đòng thời kđ vẻ đẹp tinh thần của họ
- Yếu tố hoang đường kì ảo
- Nt dựng chuyện, miêu tả nv..
- Kết hợp ts, trữ tình
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Tùy Bút
Tk 19
Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh.
ghi chép cụ thể, chân thực, sinh động
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn phái
Chí
Cuối tk 18, đầu 19
Tái hiện h/a người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ oai phong lẫm liệt và sự thảm hại của bè lũ cướp nước và bán nước.
- Lối văn trần thuậtkết hợp với miêu tả 1 cách cụ thể sinh động.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Tái hiện lại xh bất công tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận con người.
Ngôn ngữ đặc sắc.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
5
Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Miêu tả chân dung và vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều
Bút pháp ước lệ
6
Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
8
Mã Giám Sinh mua Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất xấu xa đê tiện
Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ
9
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Nôm
Tk XIX
Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời và phẩm chất đẹp đẽ của LVT & KNN
Ngôn ngữ giản dị mang đậm chất Nam Bộ
10
Lục Vân Tiên gặp nạn
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Nôm
Tk XIX
Tái hiện nhân cách cao cả của gia đình ông ngư và những toan tính thấp hèn, sự vô nhân đạo của Trịnh Hâm
- ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc
BàI 1: CHUYệN NGƯờI CON GáI NAM XƯƠNG.
Giá trị của tác phẩm :
Đề1 :Phõn tớch giỏ trị của tỏc phẩm 
 1.1Giá trị hiện thực :
 a. Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của nguời phụ nữ duới chế độ phong kiến thông qua hình tuợng nhân vật Vũ Nuơng
 Vốn là nguời con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân thuỳ mị, nết na ; tu dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính. Vũ Nuơng một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Truơng trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà truơng Sinh đã nghi ngờ lòng thuỷ chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nuơng ra khỏi nhà, Truơng Sinh đã đẩy Vũ Nuơng tới buớc đờng cùng quẫn và bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình.
 b. Truyện còn phản ánh hiện thực về XHPKVN với những biểu hiện bất công vô lí.
 Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Truơng Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của nguời vợ hiền thục nết na.
 - Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Truơng Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ (chỉ dựa vào câu nói vô tình của đứa trẻ 3 tuổi, bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm).
 - Nhung xét trong quan hệ xã hội : hành động ghen tuông của Truơng Sinh không phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thuờng mà là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đuơng thời.
 ? Nguyên nhân của cái chết Vũ Nương
 Nếu Truơng Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nuơng thì nguyên nhân sâu xa là do chính XHPK bất công – xã hội mà ở đó nguời phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, và lời buộc tội, gỡ tội cho nguời phụ nữ bất hạnh ấy lại phụ thuxộc vào những câu nói ngây thơ của đứa trẻ 3 tuổi (lời bé Đản).
 Đó là cha kể tới một nguyên nhân khác nữa : do CĐPK – dù không đuợc miêu tả trực tiếp, nhung cuộc chia tay ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm :
 + Nguời mẹ sầu nhớ con mà chết
 + VN và TS phải sống cảnh chia lìa
 + Bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của nguời cha và khi cha trở về thì mất mẹ
 Đây là một câu chuyện diễn ra đầu thế kỉ XV (cuộc chiến tranh xảy ra thời nhà Hồ) đuợc truyền tụng trong dân gian, nhung phải chăng qua đó, tác phẩm còn ngầm phê phán cuộc nội chiến đẫm máu trong xã hội đuơng thời (thế kỉ XVI).
 1.2. Giá trị nhân đạo: Khái niệm nhân đạo: lòng yêu thuơng, sự ngợi ca, tôn trọng giá trị, phẩm chất, vẻ đẹp, tài năng và quyền lợi của con nguời.
 a. Thái độ ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của ngời phụ nữ thông qua hình tuợng nhân vật Vũ Nuơng.
 - Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nuơng đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người PNVN theo quan điểm Nho giáo (có đủ tam tòng, tứ đức).
 - Đặc biệt tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy.
 + Với chồng: nàng là nguời vợ hiền thục luôn biết “Giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”.
 + Với con: nàng là nguời mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thuơng (chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng nguời mẹ, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của nguời cha)
 + Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một nguời con dâu hiếu thảo (thay chồng chăm sóc mẹ, động viên khi mẹ buồn, thuốc thang khi mẹ ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ qua đời)
 - Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nuơng còn đuợc thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ duới thuỷ cung.
 + Sẵn sàng tha thứ cho Truơng Sinh
 + Một mực thuơng nhớ chồng con nhung không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi
 Ta thấy, Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc hoạ thành công hình tuợng nhân vật nguời phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp.
 b. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam.
 - Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. VN đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng đuợc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chon thuỷ cung. Qua đó có thể thấy rõ uớc mơ của nguời xua (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó, con nguời sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con nguời đuợc tôn trọng đúng mức. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nuơng phải được huởng hạnh phúc.
 1. 3 Giá trị nghệ thuật:
 - Đây là một tác phẩm đuợc viết theo lối truyện truyền kì tính chất truyền kì đuợc thể hiện qua kết cấu hai phần:
 + Vũ Nuơng ở trần gian
 + Vũ Nuơng ở thuỷ cung
 Với kết câu hai phần này, tác giả đã khắc hoạ đuợc một cách hoàn thiên vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương.
 Mặt khác, cũng như kết cấu của truyện cổ tích Tấm Cám Kết câu hai phần ở “Chuyện nguời con gái Nam Xuơng” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Tuy nhiên, nếu cô Tấm sau những lần hoá thân đã đợc trở về vị trí hoàng hậu, sống hạnh phúc trọn đời thì Vũ nuơng lại chỉ thoáng hiện về rồi vĩnh viễn biến mất.
-Về kết cấu: +Truyện xây dựng từ thấp đến cao. Hết đợt sóng này đến đợt sóng khác, đợt sau mạnh hơn đợt truớc khiến câu truyện hấp dẫn.
 +Cuối cùng kết thúc không đột ngột nhưng tạo ra đuợc sự đồng cảm sâu sắc nơi nguời đọc.
-Chất hoang đuờng kì ảo cuối truyện hình nhu cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã đuợc giải nhung nguời đã chết thì không thể sống lại đuợc Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ nhu Truơng Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấn kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ 3 tuổi (Bé Đản). Qua đó thể hiện sự bất công vô lí đối với nguời phụ nữ trong xã hội ấy.
-Về ngôn ngữ: Lời văn biền ngẫu, dùng nhiều điển tích- câu truyện có kết cấu cổ kính hơn.
-Xây dựng tình tiết: thắt, gỡ, mở nút, cách kể truyện sống động, giàu kịch tính tập trung làm nổi bật nỗi oan của Vũ Ngọc- gây xúc độn 
-Xây dựng nhân vật Vũ Ngọc: Nguời phụ nữ có phẩm chất, tu duy tốt đẹp- đại diện cho nguời phụ nữ xa- đại diện cho nỗi bất hạnh gông xiềng mà xã hội tạo ra cho nguời phụ nữ.
Đề: Phân tích giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ 
 I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.
 - Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm giá con người, đồng tình thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người
 - Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
 - Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
 - Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
 B- Thân bài:
 1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân
 - Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
 - Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
 - Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
 + Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
 + Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
 + Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì c ...  hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
c. Đánh giá, liên hệ.
- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
	Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
âu 3. Tập làm văn
 Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 II/ Tìm hiểu đề 
 - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970.
 - Đề yêu cầu phân tích bài thơ từ sáng tạo độc đáo của nhà thơ : hình ảnh những chiếc xe không kính, qua đó mà phân tích về người chiến sĩ lái xe. Cho nên trình tự phân tích nên “bổ dọc” bài thơ ( Phân tích hình ảnh chiếc xe từ đầu đến cuối bài thơ; sau đó lại trở lại từ đầu bài thơ phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe cho đến cuối bài).
 - Cần tập trung phân tích: Cách xây dựng hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi; giọng điệu thơ văn xuôi và ngôn ngữ giàu chất “lính tráng”.
 II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Thời chống Mĩ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà thơ - chiến sĩ; và hình tượngngười lính đã rất phong phú trong thơ ca nước ta. Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định được mình trong những thành công về hình tượng người lính.
 - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm.
 B- Thân bài:
 1. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường
 - Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trong thời chiến, thực đến mức thô ráp.
 - Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: như một câu nói tỉnh khô của lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính.
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
 - Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiến tranh ác liệt.
 - Những chiếc xe ngoan cường:
Những chiếc xe từ trong bom rơi ;
Đã về đây họp thành tiểu đội.
 - Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì Miền Nam,
 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
 - Tả rất thực cảm giác người ngồi trong buồng lái không kính khi xe chạy hết tốc lực : (tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá) gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim (câu thơ gợi cảm giác ghê rợn rất thật).
 - Tư thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
 - Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái (những câu thơ tả rất thực thiên nhiên đường rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiên nhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.)
 - Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, phì phèo châm điếu thuốc,), ở giọng đùa tếu, trẻ trung (bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha,).
 3. Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy
 - Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa : Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy,
 - Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim.
 C- Kết bài :
 - Hình ảnh, chi tiết rất thực được đưa vào thơ và thành thơ hay là do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo.
 - Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái hấp dẫn đặc biệt của bài thơ.
 - Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ hình tượng người lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tưởng, hiên ngang, dũng cảm.
Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã cho thấy hành trang mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
 Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.
 Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :
 Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói : 
	Không có kính không phải vì xe không có kính
	Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.
	Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng. 
	Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo : 
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
	Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :
	Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế. 
 Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
Câu 1. 
 Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Minh Khuê
 Gợi ý :
 a. Giới thiệu sơ lược vềđề tài viết về những con người sống, cống hiến cho dất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng nhưngc vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.
 b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
 * vẻ đẹp trong cách sống :
 + Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
 - Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo năng, tính mây, đo chấn động mặt đất
 - Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở đậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
 - Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
 - Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học
+ Cô xung phong Phương Định:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
* Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô dơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
+ Cô thanh niên Phương Định:
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
	Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao tượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
c. Đánh giá, liên hệ.
- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
	Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao lop 10(5).doc