A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được một số kiến thức về tình hình thế giới những năm 1980 qua vb. Từ đó thấy được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lan rộng trên thế giới.
- Hệ thống được luận điểm luận cứ, cách lập luận của vb
2. Kỹ năng
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ
- Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hoà bình, tự do, ý thức đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về chiến tranh hạt nhân thế giới.
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về tác hại của vũ khí hạt nhân.
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy
Ngày soạn: 12/8/2014 Ngày giảng: 9A: /8/2014 9B: /8/2014 Tiết 6 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm được một số kiến thức về tình hình thế giới những năm 1980 qua vb. Từ đó thấy được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lan rộng trên thế giới. - Hệ thống được luận điểm luận cứ, cách lập luận của vb 2. Kỹ năng Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại. 3. Thái độ - Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hoà bình, tự do, ý thức đấu tranh cho một thế giới hoà bình. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về chiến tranh hạt nhân thế giới. 2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về tác hại của vũ khí hạt nhân. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy D. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p ? Phân tích vẻ đẹp trong phong cách HCM? ? Hiện nay có phong trào học tập theo phong cách HCM nào 3. Bài mới: 1p * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Chiến tranh luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó quan hệ đến cuộc sống, sinh mệnh của con người. Trong thế kỷ 20 t/g đã phải trải qua hai cuộc chiến vô cùng khốc liệt cướp đi hàng ngàn sinh mệnh và hủy diệt biết bao thành quả. Nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của vũ khí hạt nhân trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất đe dọa hủy diệt loài người và sự sống khác... Vì vậy nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia đấu tranh cho hòa bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân kể cả hs phổ thông. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải - Thời gian: 15 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ?Nêu hiểu biết của em về tác giả Mác – Két? GV bổ sung Là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học ? Thể loại của VB? ? VB được trích từ tác phẩm nào? Gv cùng hs tiến hành đọc Vb ? Hãy tìm bố cục của văn bản? - Phần1 : Từ đầu đến...sống tốt đẹp hơn: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa nhân loại Phần 2 : Tiếp đến....điểm xuất phát của nó : những chứng cớ cho thấy sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân. Phần 3 : còn lại : nhiệm vụ của chúng ta và lời đề nghị khiêm tốn của T.Giả. ? Nhà văn Macket viết văn bản này nhằm thể hiện một tư tưởng theo em đó là tư tưởng gì. HS: Kiên quyết chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới ? Tư tưởng ấy được thể hiện bằng những luận điểm nào? Hãy tách đoạn văn tương ứng với mỗi luận điểm đó. HS: Trao đổi, phát biểu - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân (đoạn “Chúng ta đang ở đâu?...vận mệnh toàn thế giới”). - Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ( đoạn “Niềm an ủi duy nhất....mù chữ cho toàn thế giới”. - Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người (đoạn “Một nhà tiểu thuyết...xuất phát của nó”). - Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình (đoạn còn lại). ? Hãy khái quát luận điểm chính của vb? - Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn nhân loại vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. I. Tìm hiểu chung 1 Tác giả: G.Mác – Két (1928) - Nhà văn Cô-lôm-bi-a. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và TN nổi tiếng. - Ông được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982 2. Tác phẩm: - Thể loại: Văn bản nhật dụng - Trích từ tham luận của Mác-Két trình bày ở Mê-hi-cô Cuộc họp của nguyên thủ 6 nước) Bố cục: 3 phần Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Tìm hiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 20p’ ? Cách viết câu mở đầu của vb có gì đặc biệt? Có tác dụng gì/ sử dụng câu hỏi tu từ để nhắc nhở con người về vị trí của mình rồi lại tự trả lời-> gây ấn tượng cho người đọc ? Tìm những chứng cứ cụ thể tác giả đưa ra để cảnh báo nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. - Thời gian cụ thể: 8-8-1986. - Số liệu chính xác: hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân. - Những tính toán đơn giản cụ thể: Nói nôm na điều đó có nghĩa là...trái đất - Những tính toán lí thuyết: có thể tiêu diệt các hành tinh.......mặt trời ? Trong các chứng cớ đó, chứng cớ nào làm em ngạc nhiên nhất. HS: Bộc lộ ý kiến. ? Tác giả tiếp tục đưa ra những lí lẽ nào. HS: Phát hiện: ? Việc tác giả đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng trên đây nhằm mục đích gì. HS: Suy nghĩ ? Để gây ấn tượng mạnh tác giả đưa ra phép so sánh nào. HS: So sánh với thanh gươm của Đê mô clet, dịch hạch HS: Trao đổi, phát biểu: ? ở phần vb thứ nhất tác giả đã sử dụng những ppTM nào? ? Việc sử dụng kết hợp các pp thuyết minh có ý nghĩa ntn trong đoạn trích 1? -> gợi dẫn cho người đọc hiểu về nguy cơ chiến tranh hạt nhân với sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. GV Nếu có thể so sánh thêm, có thể nói nguy cơ CT hạt nhân cũng như sóng thần động đất trong một phút có thể biến dải bờ biển mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam á thành đống hoang tàn, cướp đi 155000 người chỉ trong khoảnh khắc.... ? Thử tưởng tượng nếu có cuộc CTTG thứ 3 xảy ra, trái đất của chúng ta sẽ như thế nào. HS: Bộc lộ. ?Đoạn văn mở đầu đã tác động đến người đọc như thế nào. HS: Trao đổi, phát biểu ? Trên thực tế, em biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? Tình hình sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân hiện nay đã gây xáo trộn gì về an ninh thế giới. Nước đã sx và sử dụng vũ khí hạt nhân: Anh, Mĩ, Đức... Tình hình sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân hiện nay ở một số nước như Triều Tiên, I Rắc đã gây những đe doạ bất ổn về an ninh khu vực cũng như thế giới... II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Luôn tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và hậu quả của nó thì vô cùng khủng khiếp, có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. 4. Củng cố bài: 2p’ - GV khái quát nội dung tiết học. - Phần đầu văn bản giúp em nhận thức như thế nào về nguy cơ CT hạt nhân? 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’ Về nhà nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Tiếp tục tìm hiểu những phần còn lại * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 12/8/2014 Ngày giảng: 9A: /8/2014 9B: /8/2014 Tiết 7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH Tiếp theo A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân. - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận đặc sắc của Vb: Có lập luận chặt chẽ,có chứng cứ cụ thể, xác thực, sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo giàu sức thuyết phục. 2. Kỹ năng - Đọc hiểu văn bản nhật dung liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh cho hòa bình thế giới. 3. Thái độ - Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu hoà bình, tự do, ý thức đấu tranh cho một thế giới hoà bình. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về chiến tranh hạt nhân thế giới. 2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về tác hại của vũ khí hạt nhân. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy, D. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Phần đầu văn bản giúp em nhận thức như thế nào về nguy cơ CT hạt nhân? 3. Bài mới: 1p * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Phần đầu văn bản, với những chứng cớ cụ thể, tác giả đã cho ta thấy nguy cơ của chiến tranh hạt nhân dó là sức tàn phá ghê ghớm của nó cũng như sự đe doạ đối với trái đất. * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Vai trò và trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ hào bình thế giới - Phương pháp: Phân tích, bình giảng, so sánh đối chiếu. - Thời gian: 30 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Để làm nổi bật vấn đề này, tác giả đã có sự lập luận như thế nào? HS: Đưa ra hàng loạt dẫn chứng để so sánh nhằm thuyết phục người đọc ? Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào? Chi phí cho nó được so sánh với chi phí vũ khí hạt nhân như thế nào. HS: Thảo luận, phát hiện. Lĩnh vực xã hội chi phí CT hạt nhân -100 tỉ USD giải quyết vấn đê cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới -Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em Châu Phi - Năm 1985, 575 triệu người thiếu dinh dưỡng( theo tinh toán của FAO) -Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm. -Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. - Gần bằng chi phí cho 100 chiếc máy bay ném bom chiến lược B1B và 700 tên lửa vượt đại châu - Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ - Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX. -Bằng tiền 27 tên lửa MX. - Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. ? Nhìn vào bảng so sánh này em có suy nghĩ gì ? Một bên chi phí nhằm tạo ra sức mạnh huỷ diệt, tương đương với một bên dùng chi phí đó để cứu hàng trăm triệu trẻ em nghèo khổ, hàng tỉ người được phòng bệnh, hàng trăm triệu người thiếu dinh dưỡng - Tính chất phi lý và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân để cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống con người. ? Em có đồng ý với nhận xét của tác giả: việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân”? Vì sao? HS: Trao đổi ? Qua đó em rút ra được nét đặc sắc nào trong nghệ thuật lập luận? Tác dụng của nó đối với luận cứ được trình bày? GV Cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả thật toàn diện cụ thể và đáng tin cậy. Đó là sự thật hiển nhiên mà vô cùng phi lí làm chúng ta rất đỗi ngạc nhiên. Chạy đua và chuẩn bị CT hạt nhân là một việc làm điên rồ phản nhân đạo. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn nhất là với nước nghèo, với trẻ em. Rõ ràng đó là việc làm đi ngược lại lí trí lành mạnh của con người. HS: Rút ra kết luận cho phần 2. ? Trong bối cảnh điều kiện sống còn thiếu thốn nhưng vũ khí hạt nhân vẫn phát triển. Điều đó gợi có em suy nghĩ gì HS: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống Qua các phương tiện thông tin đại chúng(đài, báo), em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua vũ trang hạt nhân? - Các hiệp ước cấm thử chiến tranh hạt nhân, hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân, hạn chế các nhà máy, lò phản ứng hạt nhân -> cần loại bỏ chiến tranh hạt nhân. ? Phần cuối văn bản được tạo bởi mấy đoạn văn? Nội dung mỗi đoạn biểu đạt ý gì. HS: 2 đoạn: chống chiến tranh và thái độ của tác giả. ? Sau khi cảnh báo hiểm hoạ của CT hạt nhân chạy đua vũ trang tác giả kêu gọi điều gì. HS: Phát hiện: ? Em hiểu thế nào là “ bản đồng ca...công bằng”. HS: Là tiếng nói của công luận chống CT, tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. ? Từ đó, Mac ket đưa ra lời đề nghi nào của mình. HS: Phát hiện: ? Em hiểu gì về ý tưởng của tác giả. HS: Là thông điệp về cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất. GV Đề nghị của Mác-két muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. ? Thái độ của tác giả về vấn đề này như thế nào. HS: Dứt khoát, kiên quyết. ? Em tiếp nhận được điều gì từ nội dung phần cuối của văn bản. HS: Phát biểu: GV Chiến tranh hạt nhân là thủ phạm, la tội ác diệt chủng, diệt môi sinh mang tính toàn cầu cần phải đời đời khắc ghi và cực lực lên án nguyền rủa. Đó chính là ý nghĩa của vấn đề. ? Tổ chức nào hiện nay trên thế giới đang lên tiêng và có những hành động phê phán ngăn chặn cuộc CT này, HS: Tổ chức Liên hợp quốc ? Em học tập được điều gì từ nghệ thuật viết văn nghị luận của Mác két? Qua văn bản em hiểu được nội dung nào nhà văn Mac két muốn gửi đến chúng ta. HS: Trao đổi, phát biểu: Đọc ghi nhớ SGK 2. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. -> Đó là việc làm đi ngược lại lý trí lành mạnh của con người lý trí của quy luật tự nhiên. Chi phí lại vô cùng tốn kém và còn làm mất đi nhiều cơ hội cải thiện cho đời sống tốt đẹp hơn. 3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Mỗi người phải đoàn kết xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hoà bình ko có ctranh hạt nhân. - Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ - Nhân loại cần lưu giữ nền văn minh Lên án những thế lực hiếu chiến -> Đấu tranh, ngăn chặn CT hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách, cấp thiết của nhân loại. * Ghi nhớ/21 * Hoạt động 3: HD HS luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ, HĐ nhóm - Thời gian: 5 p’ Hướng dẫn luyện tập ? Theo em, tính thuyết phục và hấp dẫn của VB trên là nhờ những yếu tố nào? ? VB giúp em có được những hiểu biết ntn về vấn đề chiến tranh hạt nhân - Là nỗi lo, mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. ? Em sẽ làm gì để góp phần thực hiện lời đề nghị của tác giả. III. Luyện tập - Luận điểm chặt chẽ, đúng đắn - Hệ thống luận chứng xác thực, đầy sức thuyết phục. - Cách so sánh nhiều dẫn chứng toàn diện và tập trung, lời văn sắc sảo. 4. Củng cố bài: 2p’ - GV khái quát nội dung tiết học. - Yêu cầu Hs nắm kiến thức toàn bài và học thuộc ghi nhớ trong SGK. 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’ - Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK) * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: