Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 04

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 04

ĐỀ SỐ 04

Câu 1: Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của nguyễn Du ( 1 đ)

Câu 2: Trong hai câu thơ sau: (1điểm)

Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)

 Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao?

Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: ( 3 điểm)

Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 4: Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm,trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Nguyễn Đình Chiểu- Truyện Lục Vân Tiên) ( 5 điểm)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của nguyễn Du ( 1 đ)
Câu 2: Trong hai câu thơ sau: (1điểm) 
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
	Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao? 
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: ( 3 điểm) 
Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu 4: Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm,trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Nguyễn Đình Chiểu- Truyện Lục Vân Tiên) ( 5 điểm) 
Trả lời:
Câu 1: Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của nguyễn Du ( 1 đ)
Trả lời:
 “...Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi 
Có non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” 
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều) 
Câu 2: Trong hai câu thơ sau: (1điểm) 
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
	Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao? 
Từ “Hoa” trong “ thềm hoa” , “ lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.
Nhưng không thể coi đâyu là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.
Vì nghĩa chuyển này của từ “Hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời , chứ chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: (3 điểm) 
“Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
	Bài ca dao nghe như lời khuyên , mà cũng như lời suy tôn cha mẹ và tâm nguyện của con cái đối với cha mẹ trên hai vấn đề: ghi nhớ công ơn cha và hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.
	Công ơn cha mẹ xưa nay được người Việt nam đánh giá rất cao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
	Còn lời suy tôn nào xứng đáng và chính xác hơn lời suy tôn đó. Núi Thái Sơn ở Trung Quốc nổi tiếng là một ngọn núi cao , bề thế vững chãi đem ví với công lao người cha đối với con cái. Công ơn người mẹ cũng to lớn không kém. “Nghĩa” ở đây là ơn nghĩa, tình nghĩa. Ngoài cái tình mang nặng đẻ đau, người là người trực tiếp bồng bế nuôi con từ tấm bé đến khi con khôn lớn nên người.
	Tóm lại,một câu ca dao ngắn gọn gồm mười bốn từ mà thể hiện được lòng biết ơn của con cái , sự đánh giá cao công ơn của cha mẹ.
Câu 4: Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Nguyễn Đình Chiểu- Truyện Lục Vân Tiên) ( 5 điểm) 
a) Mở bài: 
- Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Lục Vân Tiên, một người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
- Đoạn trích “Lục Vân Tiên” nằm ở phần đầu của truyện.
b) Thân bài: 
Lục Vân Tiên là người anh hùng tài hoa, dũng cảm: 
- Trên đường xuống núi, về kinh đô ứng thi Vân Tiên đã đánh cướp để cứu dân lành:
“ Tôi xin ra sức anh đào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
- Mọi người khuyên chàng không nên chuốc lấy hiểm nguy vì bọm cướp thì quá đống mà lại hung hãn.
“Dân rằng lẽ nó còn đây
Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành
E khi họa hổ bất thành
Khi không mình lại xô mình xuống hang”
- Trước một dối thủ nguy hiểm như vậy nhưng Vân Tiên không hề run sợ.
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
- Vân Tiên đã quát vào mặt bọn chúng: 
“ Kêu rằng: “ Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Tướng cướp Phong Lai thì mặt đỏ phừng phừng trông thật hung dữ. Vậy mà Vân Tiên vẫn xông vô đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được miêu tả rất đẹp.
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khúc nào Triệu Tử phá vòng đươn dang”
	Hành động của Vân Tiên chứng tỏ là người vì việ nghĩa quên mình, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.
Vân Tiên là người chính trực, trọng nghĩa kinh tài: 
- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu của Lục Vân Tiên. Khi thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ và ân cần hỏi han.
Vân Tiên nghe nói dộng lòng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la”
_ Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã cười và khiêm nhường tả lời: “ Là ơn há đễ trông người trả ơn” . 
- Quan niệm sống của Vân Tiên là cách cư xử mang tính thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Vân Tiên quan niệm: 
Nhớ cậu kiến ngã bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
c) Kết bài: 
- Vân Tiên là người tài hoa, dũng cảm, chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình. 
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường trong nhân dân và mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ. Ngôn ngữ thiếu phần trau chuốt uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ SỐ 04.doc