Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 106: Chương trình địa phương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 106: Chương trình địa phương

TIẾT 106: CHƯ¬ƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

A. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

 - Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện t¬ượng trong đời sống.

 2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng cách viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện t¬ượng trong đời sống.

 3. Giáo dục

 - Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập cũng nh¬ những vấn đề mang tính thời sự ở địa phương.

B. Chuẩn bị

 1. Giáo viên : nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị bài.

 2. Học sinh : Chuẩn bị bài.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 106: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 01/ 13
Ngày dạy : 20/ 01/ 13 
TIẾT 106: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức 
 - Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 2. Kĩ năng 
 - Rèn luyện kĩ năng cách viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 3. Giáo dục 
 - Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập cũng nh những vấn đề mang tính thời sự ở địa phương.
B. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên : nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị bài.
 2. Học sinh : Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới : GV dựa vào nội dung yêu cầu của bài để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Gv: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Trước hết các em cần xác định được các vấn đề địa phương có thể viết
Gv: Xác định cách viết.
Gv: Yêu cầu về : nội dung, hình thức.
Hs: thực hành theo nhóm nhỏ.
I. Chuẩn bị 
1. Xác định viết các vấn đề có thể có ở địa phương
- Vấn đề môi trờng.
- Vấn đề quyền trẻ em.
- Vấn đề xã hội: Tấm gương sáng người tốt việc tốt. Tệ nạn tham nhũng.
2. Xác định cách viết 
a. Yêu cầu về nội dung.
- Sự việc, hiện tượng phải có tính phổ biến trong xã hội.
- Trung thực có tính xây dựng, không cường điệu, sáo rỗng.
- Phân tích các nguyên nhân khách quan đảm bảo tính thuyết phục.
- Nội dung phải giản dị, dễ hiểu
b. Yêu cầu về cấu trúc .
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
- Bài viết phải có luận điểm, lập luận rõ ràng.
II. Thực hành
Gv: hướng dẫn học sinh thực hành.
4. Củng cố: - Các em cần khai thác những vấn đề mang tính thời sự hiện nay và có luận điểm, luận cứ , lập luận, rõ ràng.
5. Dặn dò : -HS chuẩn bị bài Sói và cừu .......
======================================================
Ngày soạn: 19 /01 /13
Ngày dạy: 22/01 /13
TIẾT 107 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN
(Trích La phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông)
I. Mục tiêu bài dạy 
 1.Kiến thức : Học sinh hiểu được tác giả đoạn văn nghị luận đã họ dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với dòng viết của nhà động vật học Buy- Phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm nổi bật đặc trng của sáng tác văn chương nghệ thuật : in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu và phân tích các luận điểm, luận cứ tác phẩm nghị luận.
 3. Giáo dục: Giáo dục kĩ n cảm nhận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn chương.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
 - Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đa ra vấn đề nghị luận.
 - Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.
III. Chuẩn bị
 1. Phương tiện, kĩ thuật : Gv Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
 2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, thảo luận theo nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra: 
 ? Nêu ý nghĩa văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Gv: Hướng dẫn học sinh đọc bài, chú ý phân biệt hai giọng đọc, những hình ảnh được dẫn ra trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten, đọc một đoạn.
? Em hãy nêu sơ lợc hiểu biết của mình về tác giả cũng nh nhà thơ La Phông-ten?
? Văn bản được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
Gv: Bổ sung, nhấn mạnh.
Gv : cho HS đọc lại đoạn 1
? Nhận xét sự khác nhau giữa nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ánh một đối tượng: con cừu.
?Nhà khoa học viết và nhận xét nh thế nào về con cừu?
Hs: tìm các luận cứ.
? Buy Phông tỏ thái tỏ thái độ gì đối với con cừu
? Theo La Phông-ten ông có nhận xét nh thế nào về con vật này? Ông tỏ thái độ gì đối với nó?
Gv : Đọc đoạn văn nói về nhận xét của Buy- phông, và đoạn văn nói về nhận xét của La Phông- ten tại sao lại có cái nhìn khác nhau như vậy?
GV : Đọc đoạn văn của La Phông Ten, người đọc hiểu thêm gì về con cừu ?
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (sgk)
b. Tác phẩm(sgk)
3. Thể loại và bố cục
a. Thể loại: Nghị luận văn học.
b. Bố cục đoạn trích: 3 phần.
+ P1: Trích đoạn bài thơ ngụ ngôn của La Phông Ten.
+ P2: Hình tượng cừu non.
+ P3: hình tượng chó sói.
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hình tượng con cừu
a. Theo Buy- phông
- Không viết về một con cừu cụ thể mà nhận xét về loài cừu nói chung nh một loài động vật bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học.
- Nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng: Sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh sự nguy hiểm.
- Không nói đến tình mẫu tử thân thương.
-> Con cừu dưới cái nhìn của Buy -phông là dưới góc độ khoa học, là cả một loài cừu nói chung.
b. Theo La Phông- ten
- Hình ảnh con cừu cụ thể, đã được nhân hoá nh một chú bé ngoan đạo, đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt và hết sức tội nghiệp.
- Không tuỳ tiện bịa đặt mà căn cứ vào những đặc điểm cơ bản vốn có của loài cừu (Hiền lành, nhút nhát, tội nghiệp).
- Tỏ thái độ xót thơng tội nghiệp, thơng cảm.
- Nhắc đến tình mẫu tử cảm động.
- Rút ra bài học ngụ ngôn đối với con người.
-> Con cừu dưới cái nhìn của La Phông-ten là dưới góc độ nhà thơ, là một con cừu cụ thể, được nhân cách hóa, giống nh một con người.
4. Củng cố: ? Nêu suy nghĩ về hình ảnh con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten?
5. Dặn dò : HS đọc soạn bài tiết tiếp theo.
=============================================================
 Ngày soạn: 19 /01 /13
 Ngày dạy: 24 /01 /13
TIẾT 108 
 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG -TEN
( Trích La phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông)
 I. Mục tiêu bài dạy 
1.Kiến thức : Học sinh hiểu con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với dòng viết của nhà động vật họcBuy- Phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật : in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu và phân tích các luận điểm, luận cứ tác phẩm nghị luận.
3. Giáo dục: Giáo dục kĩ năng cảm nhận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn chương.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đa ra vấn đề nghị luận.
- Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.
III. Chuẩn bị
1. Phương tiện, kĩ thuật : Gv Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
Đọc soạn bài.
2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, thảo luận theo nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: ? Nêu hình anh con chó soi trong thơ ngụ ngôn ... ?
3. Bài mới : GV dựa vào những thông tin về tác giả để giới thiệu bài.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: cho HS đọc đoạn 2
Gv: Dưới ngòi bút của Buy Phông, con chó sói hiện lên như thế nào? 
Hs: ông dựa vào thói quen của loài vật này.
? Thái độ của tác giả đối với con vật này?
? La Phông Ten tả loài sói có điểm gì giống và khác với Buy Phông?
? Em hãy cho biết nội dung ý nghĩa khái quát của văn bản là gì ?
Gv: Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ?
Hs: Nêu cách lập luận của tác giả.
GV:hướng dẫn học sinh tổng kết.
I. Đọc- hiểu chú thích
II. Đọc hiểu văn bản
1.Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn
2. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn
- Nhà sinh vật học miêu tả và giải thích thói quen sống cô độc và tụ bầy đàn của loài sói khi sống bình thường, khi tấn công con mồi to lớn hơn Khái quát thành quy luận chung của loài sói.
- Tác giả khái quát chung về bộ mặt loài sói từ bộ mặt, dáng vẻ hoang dã .
- Đó cũng là một con sói cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể: Đói meo, gầy giơ xương.
- Đó cũng là một bạo chúa khát máu.
- Nhưng đó cũng là một tính cách phức tạp:Độc ác mà khổ sở bất hạnh, trộm cướp hay mắc mưu.
- Nhà thơ xây dựng hình tượng con sói trên những đặc điểm của nó ?
III. Tổng kết
* Ghi nhớ SGk
4. Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ. 
5.Dặn dò: -HS đọc bài nghị luận về vấn đề t tởng đạo lí.
Ngày soạn: 19 /01/ 13
Ngày dạy: 24 /01/ 13
 Tiết 109: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- Học sinh nắm được khái niệm cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lí.
2. Kĩ năng 
- Làm bài nghị luận về một vấn đề t tưởng, đạo lí.
3. Giáo dục :Có thái độ đúng đắn với bài nghị luận.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đa ra vấn đề nghị luận.
- Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.
III. Chuẩn bị bài dạy 
1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv đọc, soạn bài, học sinh chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận theo nhóm nhỏ. 
IV. Tiến trình bài dạy 
1.Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: cho HS đọc văn bản SGK
Gv: Trong văn bản trên , tác giả bàn luận về vấn đề gì trong cuộc sống ?
Gv: Bản chất của hiện tượng đó là gì ?
Gv : Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề ?
 ? Phân tích những tác hại của bệnh lề mề ?
GV : Tai sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề ?
HS: Suy nghĩ trả lời
? Qua phân tích ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là văn NL vềvà yêu cầu về một bài nghị luận về
Hs đọc Ghi nhớ SGK ?
Hs: đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu ?
Hs: làm bài tập theo nhóm ?
Hs: lên trình bày ? Giải thích ?
Gv: Củng cố, kết luận.
Gv: HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu ?
Gv: HS làm bài tập theo nhóm ?
Gv: HS lên trình bày ? Giải thích ?
Gv: Củng cố, kết luận.
I. Bài học
1.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
a. VD Tìm hiểu văn bản 
b. Nhận xét.
- Vấn đề bàn luận : Hiện tương giờ cao su trong đời sống.
- Bản chất vấn đề : thói quen của người thiếu văn hoá và tôn trọng người khác.
- Nguyên nhân của bệnh lề mề :
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
+ ích kỉ, không có trách nhiệm với công việc chung.
- Tác hại của bệnh lề mề :
+ Không bàn bạc được công việc có đầu, có đuôi.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
- Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : Cụôc sống hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác.
2. Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1
a.Các vấn đề đáng được biểu dương trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Giúp bạn học tốt.
- Góp ý phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
- Bảo vệ cây xanh.
- Nhường chỗ cho cụ già và trẻ em khi đi xe ô tô.
b. Viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống :
- Giúp bạn học tốt.
- Bảo vệ cây xanh.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Bài tập 2
 Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống : Hút thuốc lá.
- Vấn đề có liên quan đến sức khoẻ của mỗi cá nhân và cộng đồng.
- Vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường.
4. Củng cố: 
- HS Đọc bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống : Bệnh nói dối
5. Dặn dò : học bài chuẩn bị bài 
==============================================================
Ngày soạn: 19 /01/ 13
Ngày dạy: 25 /01/ 13
 TIẾT 110 : LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm và phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn.
3. Giáo dục
- Có ý thức trong việc xác định và sử dụng phép liên kết cậ và liên kết trong đoạn văn.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đa ra nội dung của bài.
- Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.
III. Chuẩn bị bài dạy 
1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv đọc, soạn bài, học sinh chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận theo nhóm nhỏ. 
IV. Tiến trình bài dạy  
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
? Đoạn văn bàn về vấn đề gì ? 
? Chủ đề của đoạn văn có quan hệ nh thế nào đối với chủ đề của văn bản ?
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì ?
? Những nội dung ấy có quan hệ nh thế nào đối với chủ đề của đoạn văn ?
- Nội dung các câu trên đều hướng vào câu chủ đề của đoạn: Cách phản ánh thực tại của các nghệ sĩ.
? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp giữa các câu trong đoạn văn?
- Trình tự trình bày hợp lí.
+ Tác phẩm nghệ thuật là gì ?
+ Tác phẩm phản ánh thực tại nh thế nào? 
+ Tác phẩm tái tạo và sáng tạo thực tại để làm gì ?
? Mqh chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? 
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung các câu được thể hiện:
+ Lặp từ vựng: tác phẩm.
+ Trờng liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ..
+ Phép thế: Anh –Nghệ sĩ.
+ Phép nối: nhng.
Gv : chốt lại nội dung của bài.
Hs : đọc Ghi nhớ.
Hs: đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài?
Hs: làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả.
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hs: đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài?
Hs: làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả.
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận.
I. Bài học
1. Khái niệm liên kết câu
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.
- Mqh giữa cđề văn bản và đoạn văn là: Toàn thể - Bộ phận.
- Nd chính của mỗi câu :
+ Câu 1: Tp nghệ thuật khi phản ánh thực tại.
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại ngời nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm, lời nhắn gửi của người nghệ sĩ
- Nội dung các câu trên đều hướng vào câu chủ đề của đoạn: Cách phản ánh thực tại của các nghệ sĩ.
- Trình tự trình bày hợp lí.
+ Tác phẩm nghệ thuật là gì ?
+ Tác phẩm phản ánh thực tại nh thế nào? 
+ Tác phẩm tái tạo và sáng tạo thực tại để làm gì ?
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung các câu được thể hiện:
+ Lặp từ vựng: tác phẩm.
+ Trường liên tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ..
+ Phép thế: Anh –Nghệ sĩ.
+ Phép nối: nhưng.
2. Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập 
Bài 1
- Chủ đề của đoạn văn là khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực, trí tuệ Việt Nam.
- Nội dung các câu đều tập trung làm rõ câu chủ đề.
Câu1: Khẳng định điểm mạnh hiển nhiên của người Việt Nam .
Câu2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung.
Câu 3: Khẳng định những điểm yếu.
Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể.
Câu 5 : Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục “Lỗ hổng”
Bài 2.
- Câu 2+ 1 = Bản chất trời phú ấy (Phép thế đồng nghĩa).
- Câu 3 + 2 = Nhưng (Phép nối).
- Câu 4 + 3 = ấy là (Phép nối).
- Câu 5 + 4 = Lỗ hổng (Phép lặp).
4. Củng cố: Gv khái quát toàn bộ nội dung của bài.
5. Dặn dò :- HS đọc soạn tết tiếp theo: Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 9 tuan 23.doc