Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Tiết 21: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

 (Trích Vũ Trung tuỳ bút)

 Phạm Đình Hổ.

I/Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:Hs thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa,sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

2.Kỹ năng:Đọc,cảm thụ văn học.

3.Thái độ:Phê phán thói xa hoa hưởng lạc của giai cấp thống trị thời Lê-Trịnh,đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân.

II/Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

-kỹ năng lắng nghe,tự nhận thức.

III/Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:

-phương pháp:vấn đáp, dạy học theo nhóm.

-kỹ thuật:chia nhóm,đặt câu hỏi,động não.

2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:

-Bảng phụ.

IV/Tiến trình bài dạy:

1.ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:? Tóm tắt toàn bộ đoạn trích “Chuyện Người con gái Nam Xương”.Đánh giá của em thế nào về nghệ thuật viết truyện cuả Nguyễn Dữ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng: Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
 (Trích Vũ Trung tuỳ bút)
 Phạm Đình Hổ.
I/Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Hs thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa,sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
2.Kỹ năng:Đọc,cảm thụ văn học.
3.Thái độ:Phê phán thói xa hoa hưởng lạc của giai cấp thống trị thời Lê-Trịnh,đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân.
II/Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
-kỹ năng lắng nghe,tự nhận thức.
III/Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:
-phương pháp:vấn đáp, dạy học theo nhóm.
-kỹ thuật:chia nhóm,đặt câu hỏi,động não.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
-Bảng phụ.
IV/Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:? Tóm tắt toàn bộ đoạn trích “Chuyện Người con gái Nam Xương”.Đánh giá của em thế nào về nghệ thuật viết truyện cuả Nguyễn Dữ.
3.Bài mới:
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung
-Kỹ thuật dạy học:chia nhóm ,đặt câu hỏi,động não.
-Rèn kỹ năng sống:tự nhận thức,lắng nghe,giải quyết vấn đề.
*Hoạt động 1:Đọc,tìm hiểu văn bản
-Gv hướng dẫn cách đọc :bình thản,chậm rãi,hơi buồn,hàm ý phê phán kín đáo.
-GV đọc một đoạn->gọi Hs đọc->nhận xét
 ?Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả.
-Hs dựa vào chú thích để trả lời.
-
?Nêu xuất xứ của tác phẩm
-Hs trả lời
?Theo em,văn bản có thể chia làm mấy phần
-GV gọi Hs đọc lại phần 1
?Ngay từ đàu văn bản tác giả đã sử dụng những chi tiết,sự việc gì để nói về chúa Trịnh.
-HS trình bày
?Chúa cho xây dựng nhiều đình đài cung điện nhiều như vậy nhằm mục đích gì.
?Có ý kiến lại cho rằng:”Chúa xây dựng đền đài nhiều như vậy là một việc làm tốt” .ý kiến của em thế nào?
-GV bình giảng.
?Vậy những cuộcdạo chơi của vua chúa được miêu tả= những chi tiết nào.
-Hs tìm chi tiết SGK
?Em có nhận xét gì những cuộc dạo chơi đó.
-HS đưa ra nhận xét.
-GV gọi Hs :Buổi ấy ...bất tường.
?Để trang hoàng cho nơi ở của mình chúa đã làm gì?
-HS trình bày.
-GV chốt.
?Tác giả miêu tả việc chuyển cây đa về phủ ntn.
-Hs nhận xét.
?Tại sao tác giả lại miêu tả việc làm này một cách tỉ mỉ,công phu như vậy
-HS suy nghĩ ,trả lời.
-GV :Nhấn mạnh việc làm thái quá của chúa,bày tỏ ý phê phán.
?Tại sao kết thúc đoạn văn này tác giả lại nói : ô kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường ằ 
-Hs trình bày>Gv nhận xét,chốt.
(Dấu hiệu đó báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại,chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.
-Qua tìm hiểu phần I em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả.
-Gv gọi hs đọc phầnII
?Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa được tác giả miêu tả ntn.
?Em có nhận xét gì về thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
-Hs nhận xét.
-Việc tác giả miêu tả lại câu chuyện tại nhà mình có ý nghĩa gì.
(Tác giả dẫn dắt câu chuyện làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết trong truyện tạo cách viết sinh động,
Bộc lộ thái độ phê phán một cách kns đáo.
*Hoạt đông3 :Hướng dẫn Hs ghi tổng kết
-HS so sánh >Gv rút ra nhận xét.
 I/Đọc-tìm hiểu chú thích:
 1.Đọc:
 2.Chú thích:
a.Tác giả:
-Phạm Đình Hổ(1768-1839)
Tên chữ:Tùng Niên
Hiệu :Đông Dã Tiều tục gọi là Chiêu Hổ.
-Quê :Hải Dương
-Sống dưới thời loạn lạc,làm quan dưới thời Minh Mạng
-Có nhiều công trình khảo cứu có giá trị chữ Hán.
b.Tác phẩm :
-Ra đời vào đầu thế kỷ 19,thời đất nước loạn lạc.
-Viết theo thể tuỳ bút.
II/Đọc- tìm hiểu văn bản:
1.Tìm hiểu chung:
a.Thể loại: -Tuỳ bút(Ghi chép tản mạn,không cần hệ thống,kết cấu gì.Thông qua đó bộc lộ cảm xúc,thái độ)
b.Bố cục:-2 phần.
-Từ đầu...triệu bất tường(cuộc sống của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận)
-Còn lại:Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
2.Phân tích:
a.Cuộc sống của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:
+ Xây dựng đình đài cứ liên miên
+Phục vụ thú ăn chơi:”Thích chơi đèn đuốc”
+Đây là một việc làm hao tiền,tốn
 của ,lãng phí.
-Những cuộc dạo chơi mỗi tháng ba bốn lần:
Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
-Các nội thần:bịt khăn,mặc áo đàn bà bày bách hoá xung quanh mặt hồ để bán.
-Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tuỳ ý ghé vào bờ mua bán các thứ như cửa hàng ở chợ..
-Những cuộc dạo chơi diễn ra thường xuyên,bày đặt kiểu cách lố lăng,lãng phí.
+ cảnh vật trong phủ chúa được tô điểm bằng:trân cầm dị thú,cổ mộc quái thạch,lấy cả cây đa to,cành lá rườm rà từ bên bắc trở qua sông đem về .
-Chúa chỉ lo việc ăn chơi hưởng lạc một cách thái quá.
-Cách ghi chép miêu tả tỉ mỉ,cụ thể ,chân thực,khách quan xen với liệt kê,bộc lộ cảm xúc nhằm khắc hoạ cuộc sống xa hoa của vua chúa thời Lê- Trịnh.
b.Bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh
-Nhờ gió bẻ măng,doạ dẫm,dò xem,trèo qua tường,lẻn ra,lấy phăng đi,buộc cho tội,phá huỷ..
--Miêu tả, động từ mạnh.
-ỷ thế nhà chúa vừa ăn cắp vừa la làng.
III.Tổng kết:
-Ghi nhớ SGK
IV.Luyện tập:
Bài tập 1:
So sánh tuỳ bút và truyện
 4.Củng cố:
-Gv khái quát nội dung bài học.
 V.Kiểm tra đánh giá,kết thúc bài học,HD về nhà:
 -Gv đánh giá ý thức học tập của Hs.
 -HD về nhà:Học bài ,xem trước bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 5.doc