Tuần: 21 Ngày soạn: 16/01/2013
Tiết: 79 Ngày dạy: 18/01/2013
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. Mức độ cần đạt
- Nhận rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2. Kỹ năng: - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
3. Thái độ: Nắm được các đặc điểm của văn nghị luận và vận dụng vào đọc - hiểu văn bản.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P ,KP . .
Lớp 7A5 vắng ;P ,KP . .
2. Bài cũ: Thế nào là văn nghị luận ? Chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn nghị luận, cụ thể là tìm hiểu về các dạng và khái niệm. Thế nhưng, để làm được văn nghị luận chúng cần có những đặc điểm nào? Tiết học hôm nay sẽ giải đáp cho các em câu hỏi đó.
Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng
Tuần: 21 Ngày soạn: 16/01/2013 Tiết: 79 Ngày dạy: 18/01/2013 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt - Nhận rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng. - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 2. Kỹ năng: - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận. - Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 3. Thái độ: Nắm được các đặc điểm của văn nghị luận và vận dụng vào đọc - hiểu văn bản. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP... Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ: CThế nào là văn nghị luận ? Chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn nghị luận, cụ thể là tìm hiểu về các dạng và khái niệm. Thế nhưng, để làm được văn nghị luận chúng cần có những đặc điểm nào? Tiết học hôm nay sẽ giải đáp cho các em câu hỏi đó. Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về luận điểm, luận cứ, lập luận Gv gọi 1 Hs đọc lại văn bản Chống nạn thất học (trang 7 - 8), những Hs khác theo dõi vào Sgk. CLuận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? CLuận điểm đóng vai trò gì trong văn nghị luận? C Các em thấy ý chính chống nạn thất học này có rõ ràng không? Và đây có phải là vấn đề được nhiều người quan tâm trong hoàn cảnh lúc bấy giờ không? Gv giảng thêm: Vấn đề chống nạn thất học không chỉ là vấn đề được nhiều người quan tâm vào những năm 1945 mà hiện nay, đây cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Như vậy, muốn luận điểm có sức thuyết phục thì phải rõ ràng, đúng đắn, là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là vấn đề đáp ứng nhu cầu thực tế. CTừ ví dụ vừa tìm hiểu, em nào cho cô biết luận điểm là gì? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ ý 2, Sgk/19. Tìm hiểu mục 2 Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết chúng đóng vai trò gì? Căn cứ vào đâu mà chống nạn thất học? Chống nạn thất học bằng cách nào? -> Người Việt Nam thất học quá nhiều; nay nước nhà độc lập. Chống bằng cách những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... CMuốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì? CVậy, thế nào là luận cứ? Hs trả lời dẫn đến ghi nhớ ý 3, Sgk. Tìm hiểu mục 3 CChỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? Hs viết dàn bài văn bản Chống nạn thất học. Gv: Trong văn bản, trước hết tác giả nêu lý do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì? Có lý lẽ rồi nêu tư tưởng chống nạn thất học. Vậy chống nạn thất học bằng cách nào? Bài viết đưa ra cách lập luận để giải quyết vấn đề. Cách sắp xếp như trên chính là lập luận. CVậy, thế nào là lập luận? Hs trả lời, dẫn đến ghi nhớ ý 4, Sgk. CMột bài văn nghị luận là bài văn phải có những yếu tố nào? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. 1 Hs đọc Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Hs đọc văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. CVấn đề chính của bài văn này là gì? CCác em thấy trước hết người ta chỉ ra những thói quen tốt hay xấu? -> Xấu. CTại sao lại đề cập đến những thói quen xấu như vậy? -> Để thấy tác hại của nó và bỏ nó. CTừ những lý lẽ và dẫn chứng đó tác giả đã đưa ra nhận xét chung gì? -> Cần tạo ra thói quen tốt... CCác em thấy bài văn này được xắp xếp chặt chẽ và hợp lý chưa? -> Chặt chẽ và hợp lý. CCác em có thực sự bị thuyết phục không? -> Có. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài, làm bài. I. Tìm hiểu chung về Luận điểm, luận cứ và lập luận 1. Luận điểm a. Ví dụ: Văn bản Chống nạn thất học. - Luận điểm chính của bài viết là Chống nạn thất học. Nó được trình bày dưới dạng Nhan đề. - Các câu văn thể hiện luận điểm: (Câu nói) + Một trong những... nâng cao dân trí. + Mọi người Việt Nam... viết chữ Quốc ngữ. - Cụ thể hóa thành việc làm: + Những người đã biết chữ dạy cho người chưa biết chữ. + Những người chưa biết chữ gắng sức mà học cho biết. + Phụ nữ lại càng cần phải học. -> Vai trò: Luận điểm thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. -> Muốn có tính thuyết phục, luận điểm cần phải rõ ràng, sâu sắc, có tính phổ biến. b. Ghi nhớ ý 2: (Sgk) 2. Luận cứ a. Ví dụ: Văn bản Chống nạn thất học. - Luận cứ: + Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp -> 95% người Việt Nam thất học. + Nay nước độc lập rồi -> Nâng cao dân trí. + Muốn chống nạn thất học: Những người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ... -> Những lý lẽ giàu sức thuyết phục. => Muốn có tính thuyết phục, luận cứ cần phải có tính hệ thống và bám sát luận điểm. b. Ghi nhớ ý 3: (Sgk) 3. Lập luận a. Ví dụ: Văn bản Chống nạn thất học. Trình tự lập luận chặt chẽ, hợp lý. b. Ghi nhớ ý 4: (Sgk) * Ghi nhớ: (Sgk/19) II. Luyện tập Văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Luận điểm: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. Luận cứ: + Có thói quen tốt và thói quen xấu. + Có người biết phân biệt tốt - xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ. + Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Lập luận: + Luôn dậy sớm là thói quen tốt + Hút thuốc lá là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta gặp hàng ngày III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học; nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản đã học. - Sưu tầm các đoạn văn, bài văn nghị luận ngắn trên báo chí, tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đó. - Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý... E. Rút kinh nghiệm Tuần: 21 Ngày soạn: 16/01/2013 Tiết: 80 Ngày dạy : 18/01/2013 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt: Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 2. Kỹ năng - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: Nhận biết đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP... Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ: CVăn nghị luận có những đặc điểm nào? 3. Bài mới: Từ lớp 6 đến lớp 7, chúng ta đã tìm hiểu các loại văn như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đầu HKII, chúng ta lại tìm hiểu thêm một dạng văn mới, đó là văn nghị luận. Các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm của văn bản nghị luận.Vậy đề văn nghị luận có giống với các đề văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay không? Cách lập ý cho bài văn nghị luận như thế nào? Chúng ta cùng trả lời các câu hỏi đó qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hướng dẫn tìm hiểu Đề văn nghị luận Giáo viên treo bảng phụ ghi 9 đề bài lên bảng, sau đó gọi học sinh đọc. CCác đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được không? -> Được, vì đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng đề ra làm đề bài. Thông thường, đề bài của bài văn thể hiện chủ đề của nó. CCăn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? -> Căn cứ vào mỗi đề nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận. Thực chất là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Và buộc phải sử dụng các thao tác như phân tích, chứng minh mới giải quyết được vấn đề. CTính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? -> Tính chất của đề có tính định hướng cho bài, chuẩn bị cho người viết 1 thái độ, 1 giọng điệu. CTrong quá trình tìm hiểu các đề, em nào có thể nhắc lại đề văn nghị luận nêu lên điều gì và có tính chất gì? (Ghi nhớ Sgk, ý 1) * Tìm hiểu đề bài Chớ nên tự phụ. CĐề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? CKhuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? (Gợi ý: Chớ nên làm gì? Không nên làm gì?) CVới đề văn này đòi hỏi người viết phải làm gì? (Gợi ý: Đề này có tính chất gì thì người viết phải làm như thế: Khuyên nhủ, phân tích.) CTừ việc tìm hiểu đề này các em hãy cho cô biết: Trước một đề văn, muốn làm bài tốt ta cần tìm hiểu điều gì trong đề? (Ý 2 trong Ghi nhớ Sgk) * Hướng dẫn Lập ý cho bài văn nghị luận Lập ý cho đề văn “Chớ nên tự phụ”. CLuận điểm được nêu ra trong bài là gì? CVậy tự phụ là gì ? Tự phụ tốt hay xấu? CĐã là tính xấu thì nó sẽ có lợi hay có hại đối với mọi người? Bước tiếp theo chúng ta sẽ tìm luận cứ. CEm nào có thể nhắc lại cho cô luận cứ bao gồm những gì? (Lý lẽ + dẫn chứng) Gv: Chúng ta cần phải có lý lẽ. Với đề văn này, trước hết phải định nghĩa Tự phụ: Tự: bản thân; Phụ: đánh giá mình cao hơn người khác. CVì sao khuyên chúng ta chớ nên tự phụ? -> Vì tự phụ thường dẫn đến những hậu quả xấu. CTự phụ có hại như thế nào? Gợi ý: Xem mình hơn người khác thì có cần phải học không? Có cần phải trau dồi cố gắng trong học tập không? Có nỗ lực trong học tập không? Như vậy, một con người không có nhu cầu học, không trau dồi, nỗ lực trong học tập thì sẽ trở thành 1 con người không có chí tiến thủ. Ngoài ra, khi thấy mình hơn người khác thì sẽ có thái độ coi thường. Rõ ràng tự phụ là có hại. Tìm những dẫn chứng để cho lý lẽ của mình càng thêm sức thuyết phục: CHọc sinh tự phụ thì như thế nào? Doanh nhân mà tự phụ sẽ dẫn đến hậu quả gì? Bác sĩ mà tự phụ thì sẽ ra sao? CVậy các em thấy trình bày như thế này thì đã trình tự, hợp lý, chặt chẽ chưa? -> Rồi. Khi chúng ta đã trình bày được như thế này là chúng ta đã biết cách lập luận. CVậy, lập ý cho bài văn nghị luận phải thế nào? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 3. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gv cho Hs tìm hiểu đề và lập ý ra nháp. 1 Hs trình bày. Gv nhận xét, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học. I. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu đề văn nghị luận 1.1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận a. Tìm hiểu ví dụ - Có thể dùng đề ra làm đề bài. - Mỗi đề nêu ra một khái niệm, một vấn đề lý luận. -> Đề văn nghị luận. - Tính chất của đề có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết thái độ, giọng điệu. b. Ghi nhớ 1: (Sgk) 1.2. Tìm hiểu đề văn nghị luận a. Tìm hiểu ví dụ * Đề văn: Chớ nên tự phụ. - Vấn đề đặt ra: Chớ nên tự phụ. - Phạm vi đối tượng: cho mọi người. - Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định. - Yêu cầu: khuyên nhủ, phân tích. b. Ghi nhớ 2: (Sgk) 2. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận 2.1. Tìm hiểu ví dụ a. Xác định luận điểm * Luận điểm chính: Chớ nên tự phụ. * Luận điểm phụ: - Tự phụ là gì? - Tự phụ là một tính xấu. - Tác hại của nó đối với bản thân. - Tác hại của nó đối với mọi người. b. Tìm luận cứ - Luận cứ 1: Tự phụ là gì? - Luận cứ 2: Tự phụ có hại Lý lẽ: - Không có nhu cầu học. - Không có chí tiến thủ. Dẫn chứng: - Học sinh tự phụ. - Doanh nhân tự phụ. - Bác sĩ tự phụ. Hậu quả: - Thái độ đối với mọi người không tốt. - Lạc hậu. - Bị mọi người xa lánh. c. Xây dựng lập luận Trình tự, hợp lý, chặt chẽ. 2.2. Ghi nhớ 3: (Sgk) II. Luyện tập Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. 1. Tìm hiểu đề: - Vấn đề: Sách là người bạn lớn của con người. - Đối tượng, phạm vi: Sách và người. - Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định. - Yêu cầu: Phân tích, chứng minh. 2. Lập ý: a. Xác lập luận điểm: - Luận điểm chính: Sách là người bạn lớn của con người. - Luận điểm phụ: + Bạn là người như thế nào? Tại sao con người sống không thể không có bạn? + Người ta cần bạn để làm gì? + Sách thỏa mãn những yêu cầu nào của con người mà được coi là người bạn lớn? b. Tìm luận cứ - Sách thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn con người. - Sách giúp con người học tập và rèn luyện hàng ngày. - Sách giúp mở mang trí tuệ, tìm hiểu thế giới bên ngoài của con người. - Sách chia sẻ, đồng cảm với con người. c. Xây dựng lập luận Theo trật tự chặt chẽ, hợp lý. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ. - Đọc văn bản và xác định luận điểm chính của một văn bản nghị luận cụ thể. - Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: