Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tim hiểu về Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tim hiểu về Nguyễn Đình Chiểu

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

 I/ Cuộc đời:

 - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888): Quê cha ở Thừa Thiên - Huế, nhưng sinh ra ở quê mẹ là Gia Định. Hơn 10 tuổi, ông đã phải cùng cha chạy loạn ra Huế bởi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ngót 30 tuổi, nhà thơ đã chịu hết tai biến này đến tai biến khác: mẹ mất, thi cử dở dang, mắt mù, người yêu bội ước. Từ đó, ông sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc và sáng tác văn chương.

 Khi Pháp chiếm Lục tỉnh Nam Kì, tình hình đất nước rối ren, Nguyễn Đình Chiểu nhiều lần chạy giặc, nhưng ở đâu ông cũng có liên hệ khá mật thiết với các sĩ phu yêu nước như Trương Định, Phan Tòng. Những năm cuối đời, ông sống ở Ba Tri, thanh bạch, nghèo nàn, nhưng kiên quyết không hợp tác với giặc. Ngày 3-7-1888, Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương cho mọi người Việt Nam yêu nước đương thời. Hôm tiễn biệt nhà thơ đến nơi yên nghỉ cuối cùng, cánh đồng Ba Tri rợp trắng một màu khăn tang.

 Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân, một thầy lang lấy việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân làm y đức, một nhà văn coi trọng chức năng giáo huấncủa văn học trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật. Cuộc đời đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là về thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tim hiểu về Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
	I/ Cuộc đời:
	- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888): Quê cha ở Thừa Thiên - Huế, nhưng sinh ra ở quê mẹ là Gia Định. Hơn 10 tuổi, ông đã phải cùng cha chạy loạn ra Huế bởi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ngót 30 tuổi, nhà thơ đã chịu hết tai biến này đến tai biến khác: mẹ mất, thi cử dở dang, mắt mù, người yêu bội ước. Từ đó, ông sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc và sáng tác văn chương.
	Khi Pháp chiếm Lục tỉnh Nam Kì, tình hình đất nước rối ren, Nguyễn Đình Chiểu nhiều lần chạy giặc, nhưng ở đâu ông cũng có liên hệ khá mật thiết với các sĩ phu yêu nước như Trương Định, Phan Tòng. Những năm cuối đời, ông sống ở Ba Tri, thanh bạch, nghèo nàn, nhưng kiên quyết không hợp tác với giặc. Ngày 3-7-1888, Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương cho mọi người Việt Nam yêu nước đương thời. Hôm tiễn biệt nhà thơ đến nơi yên nghỉ cuối cùng, cánh đồng Ba Tri rợp trắng một màu khăn tang.
	Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân, một thầy lang lấy việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân làm y đức, một nhà văn coi trọng chức năng giáo huấncủa văn học trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật. Cuộc đời đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là về thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.
	II/ Sự nghiệp văn học:
	1/ Các giai đoạn sáng tác: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta (1858).
	- Trước khi thực dân Pháp xâm lược: các tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu”.
	- Sau khi thực dân Pháp xâm lược: các tác phẩm văn thơ yêu nước (thơ, văn tế) và “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”
2/ Quan niệm văn chương:
	Dùng văn chương đề cao chính đạo, chính nghĩa; văn chương là vũ khí “phò chính trừ tà”. Đây là quan niệm văn chương gắn với đạo đức, chính trị, gắn với yêu cầu giáo huấn. 
	-> Chẳng hạn, mở đầu “Truyện Lục Vân Tiên”, tác giả viết: “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trao mình”.
	Nguyễn Đình Chiểu cũng có chú ý yêu cầu thẩm mĩ của văn học, song ông vẫn ưu tiên cho giá trị giáo huấn nhiều hơn. Quan niệm này được tác giả thực hiện nhất quán từ trước đến sau.
3/ Nội dung các tác phẩm trong hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu:
	a/ Trước khi thực dân Pháp xâm lược: có hai tác phẩm: “Truyện Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”.
	- Truyện Lục Vân Tiên: Tác phẩm là tiếng nói đạo nghĩa trước cuộc đời biến đổi phức tạp. Trong hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên có bóng dáng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, một người sống thuỷ chung, yêu chính nghĩa.
	- Dương Từ - Hà Mậu: Tác phẩm là tiếng kêu gọi trở về chính đạo. Dương Từ và Hà Mậu đều có gia đình, do chuyện gia đình mà Hà Mậu tin đạo Trời (đạo Thiên Chúa), còn Dương Từ theo đạo Phật bỏ vợ con nheo nhóc. Cả hai người tin đạo gặp nhau, cãi nhau, được đạo sĩ làm phép xuất hồn đi thăm Thiên đàng, Địa ngục. Nhìn thấy thầy của mình bị trị tội ở Địa ngục, hai người giác ngộ chính đạo, bỏ dị đoan. Tác phẩm có ý nghĩa luận đề, nêu vấn đề, chọn hệ tư tưởng, một vấn đề có ý nghĩa thời sự lúc đó, khi đạo Thiên chúa đang bị lợi dụng làm công cụ xâm lược cho thực dân Pháp.
	b/ Sau khi thực dân Pháp xâm lược: Thơ Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngọn cờ nêu cao tư tưởng yêu nước. 
- Bài thơ “Chạy giặc” là tiếng kêu về thảm cảnh của người dân “sẩy đàn tan nghé”, tan nát cơ nghiệp trước sự xâm lăng của giặc, là lời oán trách triều đình bỏ mặc số phận nhân dân.
- Bài “Ngóng gió đông” là nỗi lòng người dân thất vọng trước thái độ của triều đình, không đội trời chung với giặc, đang hi vọng mong manh thời cuộc thay đổi.
- Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài ca ca ngợi các nghĩa sĩ nông dân liều thân đứng lên chống giặc, cũng là tiếng lòng bày tỏ ý thức trách nhiệm của họ trước vận mệnh đất nước, là lời thề không cùng sống với giặc, chiến đấu đến cùng. Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên xây dựng thành công hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn học trung đại, mở đầu cho dòng văn học sử thi sau này.
- Tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” cũng thể hiện một tinh thần yêu dân và chống đối, bất hợp tác với giặc. Ông Tiều, ông Ngư vốn ở ẩn, song với sự dẫn dắt của Đạo Dẫn, hai ông không chỉ lánh phường danh lợi như những người ở ẩn ngày xưa, mà còn tìm thầy học nghề y để chữa bệnh cứu người.
4/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật văn tế của Nguyễn Đình Chiểu rất điêu luyện, chẳng những niêm luật chỉnh tề mà hình tượng có sức truyền cảm sâu xa. Nhà thơ có tài sử dụng các chi tiết tiêu biểu, điển hình, khắc hoạ những hình tượng in đậm trong trí nhớ người đọc. Đặc biệt lời thơ gan ruột, nói đúng giọng, đúng nỗi niềm của người dân Nam Bộ yêu nước.
- Nghệ thuật truyện thơ Nôm: truyện kể gần với truyện dân gian, phần lớn do ông sáng tạo bằng hư cấu, sức tưởng tượng có chỗ rất mới lạ, như cảnh địa ngục trong “Dương Từ - Hà Mậu”. Mặt khác, đó là các truyện mang nội dung kinh, sử, nhiều điển tích bác học. Lời thơ mộc mạc, tuy có chỗ thiếu trau chuốt nhưng đều là những lời gan ruột, lời của đạo nghĩa cho nên có sức truyền cảm thấm sâu vào lòng người.

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Dinh Chieu.doc