Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trả bài tập làm văn số 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trả bài tập làm văn số 5

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả.

- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.

- Bồi dưỡng ý thức cầu tiến trong học tập.

II. Chuẩn bị :

· GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, nhận xét . )

· HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn, ). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

III. Tiến trình tiết trả bài :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Giới thiệu mục đích của tiết trả bài

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trả bài tập làm văn số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
07
02
2011
TUAN :
24
NGAY DAY :
09
02
2011
TIET :
117
(Nghỉ tết - Dạy bù sang buổi chiều ngày 15/2/2011)
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả.
Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.
Bồi dưỡng ý thức cầu tiến trong học tập.
II. Chuẩn bị :
GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, nhận xét ... )
HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,  ). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
III. Tiến trình tiết trả bài :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Giới thiệu mục đích của tiết trả bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đề
* GV yêu cầu HS nhớ và đọc lại đề bài đã làm.
-H: Dựa vào đề bài đã kiểm tra và những kiến thức đã học, em hãy xác định :
 + Kiểu bài ?
 + Nội dung ?
 + Tư liệu ?
Hđ 1 : Nêu lại đề bài, tìm hiểu đề.
* Nêu lại đề kiểm tra.
* Phân tích đề :
- Kiểu bài : Nghị luận về một sự vệc, hiện tượng đời sống.
- Nội dung : Nêu suy nghĩ của mình về “Những người không chịu thua số phận” trong cuộc sống.
- Tư liệu : Những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công mà bản thân biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tiếp xúc hằng ngày
1. Đề : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,  ). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
Hđ 2 : Hd HS lập dàn bài
* Cho HS thảo luận xây dựng dàn bài chung 
* Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> GV góp ý, chốt ghi bảng.
Hđ 2 : Lập dàn bài
* Thảo luận xây dựng dàn bài.
* Nêu dàn bài.
Dàn bài
1. Mở bài : 
 - Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công. Họ là “những người không chịu thua số phận”. 
 - Những tấm gương ấy đáng được mọi người noi theo, học tập.
2. Thân bài 	 : 
 - Liên hệ thực tế, nêu các biểu hiện của những tấm gương trên.
 - Phân tích các mặt của những tấm gương trên.
 - Bày tỏ thái độ đối với những tấm gương đó .
3. Kết bài 	 : 
 - Khái quát ý nghĩa của những tấm gương ấy.
 - Rút ra bài học cho bản thân.
Hđ 3 : Nhận xét, hướng dẫn chữa lỗi.
* Nhận xét chung :
- Ưu điểm :
 + Phần lớn HS xác định đúng kiểu bài, yêu cầu của đề. 
 + Nhiều bài viết đầy đủ ý ; bàn luận tương đối sâu rộng vấn đề nêu ra trong đề bài.
 + Cấu trúc và tính liên kết giữa các phần trong bài văn đảm bảo ; chữ viết rõ ràng ; hành văn mạch lạc, trôi chảy.
- Hạn chế : 
 + Nội dung sơ sài.
 + Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều. Câu sai cú pháp, bố cục chưa hợp lí.
 + Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa ; sự liên kết giữa các câu, các đoạn còn lỏng lẻo, thiếu tính lô-gíc.
* GV liệt kê một số lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải -> Gọi HS sửa lại cho đúng.
Hđ 3 : Chữa lỗi
* Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục.
* Chữa lỗi 
Hđ 4 : Trả bài, đọc bài đạt khá giỏi.
- GV trả bài cho HS. 
- Yêu cầu HS đọc lại bài và chữa lỗi hoặc bổ sung những ý còn thiếu.
- Gọi HS đọc bài đạt khá – giỏi -> Gọi HS khác nhân xét bài của bạn -> GV góp ý chung.
Hđ 4 : Nhận bài, chữa lỗi, đọc bài khá – giỏi.
Hđ 5 : Tổng kết, hô điểm, dặn dò :
 * Biểu dương , nhắc nhở , hô điểm 
 * Dặn dò : 
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.
 - Tìm hiểu văn bản “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, cụ thể :
+ Đọc diễn cảm văn bản và tìm hiểu các chú thích sau văn bản.
+ Nắm những nét cơ bản về tác giả tác phẩm.
+ Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc23-TRA BAI TLV 5.doc