Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1, 2, 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1, 2, 3

Tiết 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Ngày dạy : 16/8/2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

Về nhận thức :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Về kĩ năng : Có kĩ năng phân tích một văn bản sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.

Về thái độ : Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị của thầy : Xem lại “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chuẩn bị của trò : Soạn bài theo sự hướng dẫn của thầy. Tìm hiểu về những mẩu chuyện về Hồ Chủ tịch, nhất là những câu chuyện về sự tìm hiểu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
Phong cách hồ chí MInh
Ngày dạy : 16/8/2010
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
Về nhận thức :
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Về kĩ năng : Có kĩ năng phân tích một văn bản sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
Về thái độ : Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị
Chuẩn bị của thầy : Xem lại “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Chuẩn bị của trò : Soạn bài theo sự hướng dẫn của thầy. Tìm hiểu về những mẩu chuyện về Hồ Chủ tịch, nhất là những câu chuyện về sự tìm hiểu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng : .
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” mà em đã được học ở lớp dưới đã giúp em hiểu điều gì về Hồ Chủ tịch ?
Gợi ý trả lời : Hiểu về sự giản dị của Bác trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc.
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
Bước 3 : Bài mới
a. Giới thiệu : Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
b. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm
HS trình bày về tác giả, tác phẩm.
? Xác định kiểu văn bản.
Tại sao ?
? Vì sao văn bản được xếp vào hàng văn bản nhật dụng.
? Vấn đề mà tác giả đề cập đến trong văn bản là gì.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ : phong cách.
? Em hiểu gì về Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.
HS dựa vào SGK và những điều các em hiểu về Bác để trả lời.
- Lối sống, sinh hoạt, làm việc tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người.
- Hai nhà hiền triết, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỉ XV và XVI.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả : Lê Anh Trà
2. Tác phẩm
- Kiểu văn bản : Văn bản nghị luận
- Chức năng : văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ : Trích : “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong “Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa Việt Nam”.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản.
? Nội dung của đoạn văn là gì ?
(Về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh).
? Vốn tri thức của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào.
? Vì sao Người có được vốn tri thức sâu và rộng như thế?
- Người hiểu biết sâu rộng nền văn hoá của nhiều nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
- Phương pháp :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài)
+ Qua công việc lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau)
+ Học hỏi, tìm hiểu sâu sắc, đến mức khá uyên thâm.
II. Tìm hiểu văn bản
Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phươngTây.
 Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
? Em hiểu thế nào về từ “tinh hoa” trong “tinh hoa văn hoá nhân loại”.
? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài như thế nào.
- Những nét văn hoá tinh tuý.
 Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
? Theo em, điều gì làm nên vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại
- Đọc đoạn văn tiếp theo.
? Nội dung đoạn văn là gì ?
 Đoạn này có quan hệ như thế nào với đoạn văn trên ?
? Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để chứng minh cho lối sống rất bình dị, rất Việt Nam của Bác.
HS đọc đoạn 2
- Nét đẹp trong lối sống của Bác.
- Quan hệ : mang tính chất như những minh chứng cụ thể về phong cách Hồ Chí Minh.
- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao; chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ
- Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi.
- Cá kho, rau muống, cháo hoa.
Lối sống giản dị và thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh – biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị và thanh cao.
Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
Trang phục hết sức giản dị
Ăn uống hết sức đạm bạc.
? Vì sao tác giả cho rằng cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
- Không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo.
- Không phải cách tự thần thánh hoá.
- Đây là một cách sống có văn hoá.
Đánh giá : Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.
Củng cố :
Nhận xét nào bao quát nhất cách tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của Bác ?
Bác không tiếp thu một cách thụ động văn hoá nước ngoài.
Bác tiếp thu cái hay, đồng thời phê phán cái hạn chế của văn hoá nước ngoài.
Trên nền tảng văn hoá dân tộc, Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau của nhân loại.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh, những biểu hiện của lối sống rất giản dị, rất phương Đông của Bác ?
Chuẩn bị : Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp theo)
Tiết 2 :
Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp theo)
Ngày dạy : 17/8/2010
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng : 
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao Người có được vốn kiến thức sâu rộng ấy ?
Dự kiến trả lời :
Người hiểu sâu sắc tới mức uyên thâm nền văn hoá của nhiều dân tộc trên thế giới.
Người tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, kết hợp với bản sắc văn hoá dân tộc tạo nên nét riêng không gì trộn lẫn.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh có gì độc đáo và ý nghĩa giáo dục của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào, tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và đối chiếu.
? Hãy chỉ ra hiệu quả của sự so sánh và đối chiếu ấy ?
GV : So sánh và đối chiếu để người đọc hình dung rõ hơn về phong cách đậm chất phương Đông của Hồ Chí Minh. Rất chung mà cũng rất riêng. Là lãnh tụ, Người sống cuộc sống vật chất của một nhà nho với những thú quê thuần đức. Đó là cuộc sống thanh cao, giản dị. Cái giản dị làm nên cái vĩ đại.
? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả đúng lối sống của Bác trong bài?
? Cách sử dụng những từ Hán Việt như vậy có tác dụng gì ?
(Tạo nên tính trang trọng trong văn phong, diễn tả chính xác phong cách Hồ Chí Minh).
* So sánh : như của các chiến sĩ Trường Sơn.
Không có vị lãnh tụ , tổng thống hay vua hiền nào lại sống như vậy.
Nghĩ đến các vị hiền triết thời xưa với những thú quê thuần đức.
Giản dị và tiết chế.
Lối sống thanh cao
Một cách di dưỡng tinh thần.
- Nét đẹp trong lối sống rất giản dị, rất thanh cao trong phong cách Hồ Chí Minh : gợi nhớ đến lối sống của những vị hiền triết trong lịch sử.
= Người rất phương Đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần của dân tộc.
? Để trình bày vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, trong văn bản, ta thấy có những nét nghệ thuật gì độc đáo ? (Cách kết hợp các phương thức biểu đạt, chi tiết và các biện pháp nghệ thuật khác).
Nghệ thuật đối lập thể hiện trong sự đối chiếu : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, rất Việt Nam.
? Tại sao Phong cách Hồ Chí Minh được coi là văn bản nhật dụng ? Em có suy nghĩ gì về bản lĩnh văn hoá Hồ Chí Minh, sự học tập và làm theo tấm gương của Bác.
(Phong phú, sâu sắc, đáng kính phục).
GV : Việc học tập, rèn luyện theo cách sống, tác phong làm việc của Bác không chỉ là một công việc có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ trẻ hôm nay mà còn là công việc có ý nghĩa lâu dài đối với thế hệ mai sau.
- Kết hợp giữa kể và bình luận
- Chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
- Nó đề cập đến vấn đề cấp thiết trong thời kì hội nhập hiện nay: ý thức tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, giữ gìn bản sắc dân tộc, tránh cực đoan. Nó cũng giáo dục lối sống giản dị, lành mạnh, thanh cao, không chạy theo xu thế hưởng thụ vật chất. 
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản
- Kết hợp giữa kể và bình luận
- Chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
? Văn bản gợi cho em nghĩ đến vấn đề gì đã được học trong chương trình giáo dục công dân.
GV : Cần hoà nhập với khu vực và quốc tế, nhưng cũng cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Tổng kết : Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao mà giản dị.
III. Luyện tập – củng cố
Sưu tầm những bài văn, bài thơ nói về vẻ đẹp trong cách sống và cốt cách văn hoá của Bác Hồ.
Làm các bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm.
Việc tác giả liên tưởng Bác với các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa gì ?
Khẳng định Bác cũng là một nhà hiền triết.
Khẳng định Bác giản dị thanh đạm như các nhà nho xưa.
Khẳng định Bác kết hợp truyền thống và hiện đại.
Khẳng định nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết bài luận : Suy nghĩ của em về những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hoá đối với dân tộc.
Phân tích nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị : trả lời các câu hỏi tiết 3 Các phương châm hội thoại vào vở bài tập.
Tiết 3 :
 các phương châm hội thoại
Ngày dạy : 17/8/2010
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
Về kiến thức : 
Nắm được nội dung phương châm hội thoại : Là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.
Hiểu rõ phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại.
Về kĩ năng : Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
Về thái độ : Có ý thức tuân thủ phương châm về chất và phương châm về lượng trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị 
GV : Những ví dụ về việc đảm bảo và việc vi phạm phương châm về lượng và phương châm về chất trong những ngữ cảnh cụ thể.
HS : Trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa, làm vào vở bài tập.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng : 
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Hội thoại là gì ? Có những vai nào trong hội thoại ?
Dự kiến trả lời : Cuộc thoại trong đó có ít nhất hai người tham gia.
(Ngang hàng, trên hàng, dưới hàng. Dựa vào tuổi tác, họ hàng, quan hệ công việc)
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Hội thoại phải đảm bảo những yêu cầu gì  ... o vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính chất cụ thể, toàn diện.
* Tầm quan trọng của vấn đề :
- Là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
- Thể hiện trình độ văn minh của một xã hội.
- Là vấn đề được dành sự quan tâm thích đáng.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Câu hỏi : Phát biểu ý kiến về sự quan tâm của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
HS dựa vào hiểu biết, những trải nghiệm của bản thân để trình bày.
Các hoạt động thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương : Quỹ khuyến học, học bổng dành cho trẻ em nghèo vượt khó. Hội Khuyến học các cấp. Các chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng miễn phí. Khám chữa bệnh miễn phí.
III. Luyện tập
Củng cố :
1. Văn bản Tuyên bố thế giới do tổ chức nào đưa ra ?
Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em
Hội nghị phụ nữ thế giới
Hội nghị nguyên thủ các nước G7
Hội nghị các nước ASEAN
2. Bản tuyên bố thể hiên thái độ của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em như thế nào ?
Quan tâm đến trẻ em
Mong có tương lai tốt đẹp cho trẻ em
Hiểu trách nhiệm và kêu gọi hành động vì trẻ em
Những điều nêu ở A, B, C
3. Vì sao phải đặt vấn đề bảo vệ quyền được sống còn, được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
Vì trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.
Vì trẻ em trong trắng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
Vì trẻ em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
Vì trẻ em cần được chơi, cần được học tập và lao động.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Nắm nội dung các phần trong bài học.
Theo em, vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em có ý nghĩa như thế nào ?
Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi địa phương đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tiết 13
Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
Ngày dạy: 31/8/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : Qua tìm hiểu bài, HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. 
Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
Về kĩ năng : HS biết vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
Về thái độ : HS phân biệt được những trường hợp cần tuân thủ hay có thể linh hoạt sử dụng các phương châm hội thoại cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tránh máy móc khi tuân thủ các phương châm hội thoại.
b. Chuẩn bị
- HS : Đọc các phần trong lí thuyết.
- Giáo viên : Sưu tầm các ngữ liệu về việc sử dụng phương châm hội thoại phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Trình bày về các phương châm hội thoại đã học (phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự). 
Lấy ví dụ về việc vi phạm các phương châm hội thoại trên.
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu
Các phương châm hội thoại có phải bao giờ cũng là những quy định bắt buộc trong giao tiếp ?
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
? Hãy kể lại truyện cười “Chào hỏi”.
? Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp mà chàng ta lại gây bực mình cho người khác.
? Em hãy tìm ra tình huống mà lời thăm hỏi đó được dùng một cách thích hợp ?
? Em có nhận xét gì ?
(Sự khác nhau của tình huống dẫn đến sự khác nhau của hiệu quả giao tiếp).
? Như vậy, theo em, phương châm hội thoại quan hệ thế nào với tình huống giao tiếp.
GV : Những yếu tố đó ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp của lời nói nói chung, đến việc tuân thủ phương châm hội thoại nói riêng.
? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ? 
- HS đọc truyện cười.
Về hình thức thì có thể coi là chàng ta tuân thủ đúng phương châm lịch sự; nhưng trong trường hợp này, việc chào hỏi của chàng ta chỉ gây phiền hà cho người khác, như vậy lại thành ra vô duyên, ngớ ngẩn.
HS tìm tình huống.
Phương châm hội thoại phải phù hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
I. Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với các tình huống giao tiếp.
Truyện cười :
 Chào hỏi
Ghi nhớ : Việc vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói để làm gì ).
Hoạt động 2 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Đọc lại những ví dụ về các phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
- HS đọc lại những ví dụ trong những bài học trước.
- Trừ trường hợp phương châm lịch sự, các trường hợp còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
- ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác.
- Ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Gây sự chú ý, để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
? Đọc đoạn đối thoại. Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? Tại sao người nói không tuân thủ phương châm ấy ?
Phương châm về lượng không được tuân thủ. Vì người nói không biết chính xác về thời điểm ra đời của chiếc máy bay đầu tiên. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung.
Đọc các câu hỏi 3 và 4.
? Tìm những tình huống khác mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ ?
? Tiền bạc chỉ là tiền bạc có phải vi phạm phương châm về lượng không ? Cần phải hiểu câu đó như thế nào ?
Răn dạy người ta không chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống (hàm ý).
? Từ việc tìm hiểu các phần trên, theo em, do đâu mà phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3 : Luyện tập
Yêu cầu chỉ ra sự vi phạm phương châm hội thoại.
Bài 1 : Không tuân thủ phương châm cách thức.
Bài 2 : Không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ ấy không có lí do chính đáng, không phù hợp với tình huống giao tiếp.
HS làm việc cá nhân.
HS nhớ lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
HS làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm.
III. Luyện tập
Bài 1 : 
Bài 2 :
Bài tập trắc nghiệm.
Củng cố 
Văn hỏi Toán : Cậu có biết Nguyễn Đình Chiểu sinh năm nào không ?
Toán đáp : Vào khoảng đầu thế kỉ XIX.
Câu trả lời của Toán vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Toán có biết mình trả lời bạn như thế là vi phạm phương châm hội thoại không ?
A. Có B. Không
3. Toán trả lời như thế là nhằm tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
A.Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Để không vi phạm phương châm hội thoại, Toán phải trả lời Văn như thế nào ?
A. Chắc là không phải năm 1900 B. Có lẽ là đầu thế kỉ XIX
C. Năm 1822 D. Vào năm 1821 hay 1822 gì đó
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà :
Việc vận dụng phương châm hội thoại phải lưu ý điều gì ?
Những nguyên nhân nào khiến cho các phương châm hội thoại không được tuân thủ?
 Bài mới : Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 1.
Trả lời câu hỏi trong Xưng hô trong hội thoại.
Tiết 14
Viết bài tập làm văn thuyết minh
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS thể hiện kiến thức về văn bản thuyết minh, sử dụng thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Về kĩ năng : HS được rèn kĩ năng thuyết minh dưới dạng bài viết. Rèn cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, xây dựng đoạn văn và kĩ năng diễn đạt.
Về thái độ : Có ý thức viết bài thuyết minh vừa chính xác, khoa học, vừa hấp dẫn, sinh động; có thể áp dụng trong thực tế.
b. Chuẩn bị
HS làm dàn ý cho các đề sau :
- Con trâu ở làng quê Việt Nam
- Cây lúa Việt Nam tự giới thiệu về mình.
- Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :.
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài viết 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề lên bảng
Đề bài : Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em.
Hoạt động 2 : HS nghiên cứu phân tích đề và làm bài.
Đáp án, biểu điểm
A. Mở bài :
Giới thiệu chung về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (Văn miếu – Quốc Tử Giám) : Một di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Văn Miếu – Quốc tử giám là một quần thể di tích lớn.
- Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiên hiền đạo Nho và lưu giữ lịch sử khoa cử thời trung đại của Việt Nam (từ thời Lý đến thời Lê), mà biểu tượng nổi bật là những tấm bia tiến sĩ.
B. Thân bài
(1). Vị trí địa lí 
- Diện tích toàn khu di tích 54.331 m2, riêng Văn Miếu khoảng một nửa.
- Nằm ở phía tây nam thành Thăng Long xưa, nay gần như là trung tâm Hà Nội.
- Giữa các phố Nguyễn Thái Học (phía Bắc), Tôn Đức Thắng (phía Tây), Văn Miếu (phía Đông), Quốc Tử Giám (phía Nam).
(2) Lai lịch của di tích
- 1070, vua Lí Thánh Tông cho xây Văn Miếu làm nơi thờ Khổng Tử và các tiên hiền đạo Nho.
- 1076, xây nhà Thái Học, trường đại học đầu tiên.
1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng các bia tiến sĩ.
1805, dựng Khuê Văn các.
- Tới nay đã hai lần trùng tu lớn (1962 và 1991), công nhận di tích văn hóa lịch sử và thành lập trung tâm hoạt động văn hóa khoa học.
(3). Quang cảnh hiện nay của di tích (kết hợp miêu tả)
- Bên ngoài : Hồ Văn, tứ trụ và tam quan.
- Từ sau cổng : 
+ Khu thứ nhất : thập đạo
+ Khu thứ hai : Thành Đạt
+ Khu thứ ba : Sân Đại Bái, Bái đường, Đại điện, hai dãy Tả vu và Hữu vu
(4). Giá trị của di tích :
- Giá trị lịch sử và kiến trúc
- Giá trị văn hóa, giáo dục
- Giá trị kinh tế du lịch
C. Kết bài
- ý nghĩa của di tích đối với Việt Nam.
- ý nghĩa của di tích đối với thế giới.
Biểu điểm :
Điểm 9 – 10 : Cho những bài viết đủ ý, sinh động, có sử dụng miêu tả hoặc yếu tố nghệ thuật phù hợp. Biết dựng đoạn hợp lí. Câu không sai ngữ pháp, không sai chính tả.
Điểm 7 – 8 : Cho những bài thuyết minh đủ các ý. Văn viết rõ ràng, mạch lạc. Không sai ngữ pháp, chính tả. Chưa được độc đáo trong sáng tạo.
Điểm 5, 6 : Đúng thể loại thuyết minh. Đủ ý, song các ý diễn đạt còn sơ sài. Có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc biện pháp nghệ thuật, nhưng còn ít. Có thể sai một vài lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp.
Điểm 3, 4 : Đúng thể loại. Thuyết minh sơ sài. Văn viết sai ngữ pháp hoặc chính tả nhiều.
Điểm 1, 2 : Không đạt điểm 3, 4.
Điểm 0 : Không làm được gì.
Hoạt động 3 : GV thu bài về chấm.
Hoạt đông 4 : GV nhận xét giờ kiểm tra.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết bài thuyết minh : Chiếc xe đạp tự giới thiệu về mình.
Chuẩn bị : Tiết 16, 17 Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Tóm tắt truyện. Tìm hệ thống tình tiết trong truyện.
+ Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản vào vở bài tập.
+ Chỉ ra những điểm khác biệt của truyện với truyện cổ tích Vợ chàng Trương

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-3 (Tiet 1-14).doc