Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11, 12, 13

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11, 12, 13

TIẾT 51, 52 : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : HS thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

Về kĩ năng : Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích những yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.

Về thái độ : Có tình yêu đối với thiên nhiên, với con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.

B. CHUẨN BỊ

GV : Ngữ Văn nâng cao, Tư liệu Ngữ Văn.

HS : Đọc và soạn theo yêu cầu của GV.

 

doc 54 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11, 12, 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51, 52 : đoàn thuyền đánh cá
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Về kĩ năng : Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích những yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
Về thái độ : Có tình yêu đối với thiên nhiên, với con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. 
b. Chuẩn bị
GV : Ngữ Văn nâng cao, Tư liệu Ngữ Văn.
HS : Đọc và soạn theo yêu cầu của GV.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ.5p
Phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Tư thế ung dung hiên ngang.
Tâm hồn mơ mộng.
Can trường ngạo nghễ trong khó khăn gian khổ.
Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : 
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 2p 
Bài thơ là một khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy vừa phơi phới, hào hứng, vừa khoẻ khoắn thể hiện tâm thế của con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước.
Hoạt động 2 : Tri giác. 15p
Giới thiệu về tác giả (trước 1945 đến thời điểm ra đời của bài thơ).
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV : Hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
Huy Cận trước 1945 là một Huy Cận buồn, bâng khuâng trước dòng đời.
Bài thơ viết năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh. 
I. Đọc và chú thích
1.Tác giả : Huy Cận
- Quê : Hà Tĩnh.
- Nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với tập “Lửa thiêng”. Tham gia cách mạng trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám giữ nhiều trọng trách. Là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Năm 1958, Huy Cận đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở trở lại với cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
2.Tác phẩm
- Sáng tác năm 1958.
- In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
3. Đọc và giải nghĩa từ 
- Chú thích về các loài cá.
Hoạt động 3 : Phân tích cắt nghĩa. 50p
? Bài thơ được triển khai theo trình tự một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
- Hai khổ thơ đầu : Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- Bốn khổ tiếp theo : Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
- Khổ cuối : Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
 Bố cục :
? Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian và thời gian nào ? Phân tích cái hay của hai câu thơ mở đầu.
? Từ đó có thể hình dung ra một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào.
Ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn. Hai câu thơ vừa mang nội dung thông báo về thời điểm ra khơi của đoàn thuyền, đồng thời lại là hai câu tả cảnh tuyệt vời.
2. Phân tích
 * Cảnh ra khơi
- Không gian, thời gian : Vào lúc hoàng hôn.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
So sánh, nhân hoá
= Bằng trí tưởng tượng và liên tưởng. Biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại.
? Trong khổ thơ đầu có sự đối lập giữa hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người. 
Hãy diễn giải sự đối lập này.
Nêu ý nghĩa của sự đối lập này.
Sự sống của biển cả đang khép lại. Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, trong khi đó hoạt động lao động của con người bắt đầu sôi động.
Làm nổi bật tư thế của con người lao động trước biển cả.
? Trong phần văn bản tiếp theo, nhà thơ tập trung miêu tả hoạt động đánh cá trên biển. Sự miêu tả nhằm vào đối tượng chủ yếu nào ?
? Những câu thơ mới lạ nhất về cá là những câu thơ nào ?
? Em có sự phát hiện nào khác, chẳng hạn ở phương diện ngôn ngữ.
? Theo em, sự sáng tạo đó mang lại hiệu quả gì cho thơ Huy Cận khi viết về biển.
? Theo em, để viết được những câu thơ như thế, nhà thơ cần vận dụng những năng lực nghệ thuật nào ?
Miêu tả vẻ đẹp của đa dạng các loài cá.
- Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng – Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông.
- Tạo được hình ảnh đặc biệt sinh động và mới lạ về loài cá biển. Từ đó dựng lên bức tranh thơ đầy màu sắc kì ảo về biển.
- Trực tiếp quan sát, dồi dào trí tưởng tượng, liên tưởng. Tấm lòng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước.
* Cảnh đánh cá trên biển
- Cá và thuyền đánh cá
Vẻ đẹp của cá : Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài lung linh kì ảo. Lộng lẫy và rực rỡ.
Hết tiết 1
? Nhà thơ đã hoàn chỉnh bức tranh biển của mình bằng những lời thơ về đoàn thuyền đánh cá, cũng là những câu thơ nói về những con người lao động trên biển. Đó là những câu thơ nào ?
? Câu thơ nào có sức miêu tả lớn nhất ? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ những câu thơ này.
? Em hình dung hoạt động của đoàn thuyền đánh cá như thế nào từ lời thơ “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”?
? Em hình dung lao động của người đánh cá như thế nào qua lời thơ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng – Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
- Con thuyền đánh cá : Con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
Đó là chi tiết giàu chất tạo hình. Là chi tiết hiện thực, tái hiện lại vẻ đẹp của người dân đánh cá trên biển, khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống.
* Hình ảnh của con thuyền đánh cá và vẻ đẹp của người lao động
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
= Con người hài hoà với thiên nhiên, vũ trụ.
 Tầm vóc và vị thế của con người sánh ngang cùng vũ trụ, là trung tâm của vũ trụ.
Hình ảnh sáng tạo bằng cảm hứng lãng mạn.
? Lời thơ “Ta hát bài ca gọi cá vào – Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao – Biển cho ta cá như lòng mẹ” gợi cho em cách hiểu như thế nào về tâm tình của người lao động trên biển ?
Ân tình với biển cả
Yêu biển và tin yêu cuộc sống.
? Theo em, từ bức tranh thơ này tác giả đã thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống của chúng ta.
Thiên nhiên thống nhất hài hoà với con người. Con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
? Câu hát mở đầu bài thơ là “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, câu kết thúc là “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Sự lặp lại chi tiết này có ý nghĩa gì ?
Tạo âm hưởng vui tươi, âm vang. Họ ra đi trong tiếng hát và trở về trong tiếng hát.
* Cảnh đánh cá trở về
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
? So sánh hình ảnh thiên nhiên ở cuối bài có gì khác so với hình ảnh thiên nhiên ở khổ thơ đầu ?
Khi ra khơi thì mặt trời xuống biển. Lúc trở về thì mặt trời đội biển nhô màu mới, chạy đua cùng mặt trời. Nhịp lao động của con người hoà hợp với nhịp tuần hoàn của tự nhiên.
= Nhịp lao động hoà với nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
? Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi cảnh tượng như thế nào ?
? Qua đó, em cảm nhận thế nào về cuộc sống lao động trên vùng biển của tổ quốc.
Đoàn thuyền chở nặng, đầy cá, giương buồm lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đông.
Nhịp sống hối hả mãnh liệt.
Thành quả lao động to lớn.
= Khí thế lao động của con người chạy đua cùng thiên nhiên.
Hoạt động 4 : Tổng hợp. PP khái quát hoá. 5p
? Đoạn thơ này nghe thật sảng khoái, nhà thơ đã viết chúng bằng cảm xúc như thế nào ?
Niềm phấn chấn, tự hào cao độ trước vẻ đẹp của cuộc sống nơi biển cả.
Ghi nhớ 
- Khắc hoạ hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Bài thơ có sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
? Bài thơ đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống ?
Từ đó, em có suy nghĩ gì về thiên nhiên và con người lao động ?
? Từ bài thơ, em thấy những tình cảm nào của nhà thơ Huy Cận đối với đất nước, con người lao động để ta suy nghĩ, trân trọng.
? Em học tập được gì về viết văn miêu tả qua phân tích bài thơ.
Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, cảm xúc dồi dào.
? Đoàn thuyền đánh cá được lấy cảm hứng từ lao động xây dựng đất nước. Em còn biết những tác phẩm nào khác được viết từ cảm hứng này.
Hoạt động 5 : Luyện tập củng cố. 10 p
Làm bài tập trắc nghiệm.
? Kể thêm những tác phẩm cùng chủ đề với Đoàn thuyền đánh cá.
HS viết bài. Giáo viên sửa chữa, nhận xét.
III. Luyện tập củng cố
Bài tập trắc nghiệm.
Suy nghĩ về hình ảnh thơ đẹp trong bài bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà 3p.
Làm bài tập 3
Chuẩn bị : Tổng kết từ vựng. Lập bảng tổng kết về các biện pháp tu từ đã học theo mẫu :
Tên biện pháp tu từ. Ví dụ. So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Tiết 53 : Tổng kết từ vựng
Ngày dạy :2/11/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : 
HS nắm được các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
Về kĩ năng : 
Nhận diện được từ tượng thanh, tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
Về thái độ : Có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ cho phù hợp, hiệu quả.
b. Chuẩn bị
GV : Nghiên cứu lại kiến thức về các biện pháp tu từ trong chương trình lớp dưới.
HS : Ôn lại lí thuyết.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
a) b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (1p)
Giới thiệu : Nhận diện và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ là yêu cầu cơ bản của bài học. 
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
PP: Hệ thống hóa. TG : 20p
? Nêu lại khái niệm về từ tượng hình và từ tượng thanh.
? Do có đặc điểm như vậy nên từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong loại văn bản nào ?
- Do có khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tượng hình, tượng thanh thường ít được sử dụng trong những văn bản đòi hỏi tính trung hoà về sắc thái biểu cảm như văn bản hành chính, khoa họcThường được dùng trong văn bản văn học n ...  (20p)
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
? Trong ba câu đầu đoạn trích ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
Nội dung 1 : Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự.
ít nhất có hai người nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho thấy điều đó là vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự
Ví dụ a : Đối thoại
? Câu “Hà, nắng gớm, về nào” ông Hai nói với ai ? Đây có phải là một đoạn đối thoại không ? Vì sao ?
? Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó.
Những câu tương tự : 
Ông lão nắm hai tay lại mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !”
Đây không phải là một lời đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người trò chuyện cụ thể nào, cũng chẳng liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi với nhau. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại.
Ví dụ b : Độc thoại
? Những câu sau : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu nêu ở điểm b ?
Những câu trên ông Hai tự hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông trong những giây phút nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm.
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí ông Hai như thế nào ?
Tạo cho câu chuyện có một không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó sẽ giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn.
Hoạt động 4 : Tổng hợp (3p)
PP : Khái quát hóa.
? Có bao nhiêu nội dung cần ghi nhớ.
Hãy phân biệt đối thoại với độc thoại, độc thoại với độc thoại nội tâm.
Ghi nhớ :
Đối thoại : đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
Độc thoại : Lời nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng
+ Độc thoại thành lời : có gạch đầu dòng
+ Độc thoại nội tâm: không có gạch đầu dòng.
Hoạt động 5 : Luyện tập củng cố (10p).
HS làm việc cá nhân.
? Đoạn đối thoại này có gì đặc biệt?
Tái hiện cuộc thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp. 
Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì”; câu hỏi thứ hai của bà được ông khẽ nhúc nhích đáp lại bằng một câu hỏi lại “Gì”. Lần thứ ba ông cũng đáp lại lời bà bằng một giọng cụt lủn, gắt lên “Biết rồi”.
II. Luyện tập
1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
HS làm bài tập ở nhà.
Bài tập 2.
Viết đoạn văn đề tài tự chọn , sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm..
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Viết đoạn văn tự sự theo yêu cầu của bài tập 2.
Chuẩn bị : Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Chuẩn bị ở nhà : Mỗi nhóm chuẩn bị một đề cương, đến lớp trình bày.
Tiết 65 
 luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận 
và miêu tả nội tâm
Ngày dạy :22/11/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : 
Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
Về kĩ năng : 
Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
Sử dụng các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
Về thái độ : HS được tự do phát biểu, có trách nhiệm với sinh hoạt nhóm.
b. Chuẩn bị
GV : Hướng dẫn HS chuẩn bị luyện nói ở nhà. Đến lớp trình bày.
HS : Mỗi tổ chuẩn bị một đề cương. Tập nói theo đề cương đã chuẩn bị.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (4p)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (1p)
PP : Đàm thoại
? Em đã bao giờ nói trước đám đông (ngoài tập thể lớp hay chưa. Cảm giác của em. Vì sao.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức lí thuyết (5p)
PP: Tái hiện.
? Những yếu tố quan trọng trong văn bản nghị luận.
? Các yếu tố nghị luận và miêu tả có vai trò thế nào trong văn bản tự sự.
1. Củng cố kiến thức
- Sự việc được kể, ngôi kể, trình tự kể...trong tác phẩm tự sự.
- Yếu tố nghị luận làm cho việc tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá.
- Yếu tố miêu tả làm hiện lên hình ảnh nhân vật với đặc điểm diện mạo, hành động và nội tâm nhân vật.
- Trong đoạn văn tự sự, yếu tố nghị luận, miêu tả không được lấn át tự sự.
Hoạt động 3 : HS thảo luận trong nhóm chuẩn bị đề cương (5p). PP : thảo luận.
Chia nhóm, nhóm chuẩn bị đề cương cho nhóm mình.
Trên cơ sở đề cương đã chuẩn bị ở nhà, nhóm thống nhất đề cương để chuẩn bị lên nói trước lớp.
2. Luyện tập
Đề : Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Hoạt động 4 : HS lên bảng trình bày (20p)
PP : Kể
Mỗi nhóm cử một đại diện của mình lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình. Yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét.
Yêu cầu :
Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý sẽ nói.
Khi trình bày ở nhà nên hình dung đang trình bày trước các bạn, mởi đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung và kết thúc như thế nào.
Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc; tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
Hoạt động 5: HS và giáo viên nhận xét (5p)
PP : Đánh giá, tổng hợp
HS nhận xét về những ưu nhược điểm trong việc trình bày miệng của mỗi HS vừa nói trước lớp.
GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Làm dàn ý cho đề mà mình chưa làm.
Chuẩn bị : tiết 67, 68 Lặng lẽ Sa Pa. Tóm tắt truyện, kể cả phần in nhỏ. Trả lời câu hỏi trong đọc hiểu văn bản.
Một lỗi lầm
 Cuộc sống có nhiều điều thật bất ngờ. Có ai đó đã nói lòng ghen ghét cũng như một con rắn độc, nó len lỏi vào trong trái tim chúng ta. Cũng có ai đó đã nói rằng trong con người luôn có hai phần : cả rồng phượng lẫn rắn rết, cả thiên thần và ác quỷ. Vấn đề là chúng ta sẽ sống như thế nào để có thể chế ngự được cái ác, bắt cái ác phải khuất phục. Tôi là một đứa trẻ ngoan, nhưng cũng có lúc tôi không làm chủ được bản thân, tôi đã mắc sai lầm với người bạn thân thiết của mình.
Năm lớp Tám, tôi và Hoa cùng học lớp cô Lan chủ nhiệm. Nhà chúng tôi gần nhau, ở lớp lại ngồi cùng bàn nên chúng tôi thân thiết với nhau như chị em vậy. Hơn nữa, Hoa là cô gái rất dịu dàng, tình cảm nên luôn dành được sự yêu quý của cô giáo và các bạn. Theo sự động viên của cô, chúng tôi cùng ôn thi môn Văn. Chúng tôi hứa thi đua xem ai sẽ giành chiến thắng trong kì thi HS giỏi này. hôm làm giao ước thi đua, tôi hết sức tự tin : không tôi thì ai sẽ giành chức quán quân cơ chứ.
Trong lớp, tôi và Hoa luôn được đánh giá ngang nhau về lực học. Nhưng tôi được cô khen nhiều về khả năng học môn Ngữ Văn. Cô thường nói : “Một bài viết hay bao giờ cũng chứa trong đó một trí tuệ thông mình và một tâm hồn nhạy cảm”. Tôi lấy làm hãnh diện về điều đó lắm. Rồi dĩ nhiên tôi được chọn vào đội tuyển thi văn cấp huyện. Hoa cũng được chọn, nhưng chắc chắn là xếp sau tôi. Tôi nghĩ đến ngày mình lên nhận giải trong con mắt thán phục của các bạn trong toàn trường mà lòng vui sướng.
Nhưng điều bất ngờ nhất đã xảy ra : giải học sinh giỏi Văn cấp huyện tôi đã đoạt ba năm liền năm nay không mỉm cười với tôi. người được giải lại là Hoa, cô bạn thường được xếp sau tôi về bộ môn ngữ văn ấy. Hôm nghe cô giáo thông báo điểm, tâm trí tôi tràn ngập một cảm giác chán nản, vô vọng. Trái tim tôi nậng trĩu. Thế là tôi đã không đạt được cái điều mình mong ước. Tôi đã phụ niềm tin của cô giáo đối với tôi. Và ngôi quán quân trong học kì này cũng không thuộc về tôi. Nó thuộc vê người khác.
Hôm Hoa lên nhận giải, tôi tự nhủ răng : Chẳng may chó ngáp phải ruồi thôi mà. Tôi cố làm ra vui vẻ nhưng trong lòng đau nhói. Giá Hoa không đoạt giải như tôi thì tôi cũng không đến nỗi phải xấu hổ, thì tôi còn có cớ để nói rằng đề bài là quá khó. Đằng này
Từ sau hôm đó, tôi lạnh lùng với Hoa hơn. Tôi không đi học cùng Hoa và cũng không học nhóm với Hoa nữa. Trong lòng tôi như có ai đó gieo rắc những ý nghĩ thật xấu. Tôi thấy ghen tị với sự thành công của Hoa. Mặc dù cô giáo đã động viên tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy tình yêu trong mắt cô hướng về bạn ấy. Tôi đã buồn rất lâu và giữ thái độ lạnh lùng với Hoa cho đến ngày lớp tôi tổng kết.
Đó là buổi cuối cùng chúng tôi chia tay để nghỉ hè. Phượng nở đỏ rực sân trường, cái màu chia li ấy tôi không thể nào quên được. Gần cuối buổi liên hoan, Hoa giúi vào tay tôi một tấm thiệp tự làm rất đẹp. Tôi hơi ngạc nhiên rồi mở thiệp ra đọc. Những dòng chữ ngay ngắn của Hoa :
“ Khánh yêu thương. Mình sắp phải tạm biệt các bạn để vào Nam theo gia đình vì bố mình chuyển công tác. Khi đi xa, người làm cho mình suy nghĩ nhiều nhất là Khánh. Mình hiểu những nỗi day dứt và nỗi buồn của bạn. Thất bại là mẹ của thành công, nhưng có ai thành công mà không một lần thất bại đâu Khánh ? Hơn nữa, dù không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện, nhưng Khánh vẫn là niềm tự hào của lớp 8A bọn mình. Mình sẽ chẳng bao giờ quên cô bạn có giọng văn mượt mà hiếm có vì đó là tiếng nói của một tâm hồn đẹp”.
Đọc xong những dòng chữ của Hoa, trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm xúc khó tả. Vì sao Hoa có thể bao dung như vậy đối với một đứa bạn ích kỉ như tôi ? Tôi cảm thấy thật xấu hổ với bạn mình. Suýt nữa vì lòng đố kị tôi đã để mất một tình bạn đẹp. Cảm ơn Hoa, Hoa đã giúp tôi hiểu ra những điều hết sức đơn giản mà không phải ai cũng hiểu được. Tình bạn là sự bao dung, tình bạn là mong muốn tốt đẹp cho người bạn của mình. Tình bạn là hiểu nhau và thông cảm với nhau. Cuộc sống thật ý nghĩa biết bao khi có những người bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11-13.doc