Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm 2009

TUẦN 15

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Tiết 71-72: Cảm nhận được tình cha con sâu năng trong hoàn cảnh éo le cuả cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật , đặc biệt là nhân vật Bé Thu , nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. Rèn luyện kỹ năng đọc điễn cảm , biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn .

Tiết 73: Hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt học ở học kỳ I lớp 9. Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói , viết.

Tiết 74: Hệ thống hoá các kiến thức về thiếng Việt đã học ở kỳ I. Rèn các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xh. Giáo dục tính tích cực , tự giác làm bài cho hs.

B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/11/2009
 Ngày dạy: 2/12/2009
TUầN 15
A. Mục tiêu cần đạt:
Tiết 71-72: Cảm nhận được tình cha con sâu năng trong hoàn cảnh éo le cuả cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật , đặc biệt là nhân vật Bé Thu , nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. Rèn luyện kỹ năng đọc điễn cảm , biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn .
Tiết 73: Hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt học ở học kỳ I lớp 9. Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói , viết.
Tiết 74: Hệ thống hoá các kiến thức về thiếng Việt đã học ở kỳ I. Rèn các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xh. Giáo dục tính tích cực , tự giác làm bài cho hs.
b. Tiến trình lên lớp
Tiết 71-72:
Chiếc lược ngà
 (Nguyễn Quang Sáng)
*Chuẩn bị :
	1, Gv đọc tư liệu phân tích , bình giảng về tác phẩm .
	2, Hs soạn theo câu hỏi sgk.
*Tiến trình lên lớp :
A, ổn định –Kiểm tra bài cũ .
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra baì cũ .
?Phát biểu chủ đề truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” ?
?Vì sao nói “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn đầy chất thơ?
B, Giới thiệu bài .(gv giới thiệu ngắn gọn)
C, Tổ chức bài mới .
Hoạt động 1, Tổ chức tìm hiểu chung .
?-Những nét chính về tác giả Ng Quang Sáng ?
-Gv giới thiệu thêm.
?-Những hiểu biết của em về tác phẩm?
-Gv tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu truyện.
-Gv đọc mẫu->hs đọc đến hết.
?-Em hãy tóm tắt truyện trong khoảng 8-10 câu?
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến .Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con . Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết .Em đối sử với ba như người xa lạ.Đến lúc Thu nhận ra cha tình cha con thức dậy m ãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.ở khu căn cứ người cha dồn hết tình cảm yêu quý , nhớ thương đúa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà để tặng con gái bé bỏng .Trong 1 trận càn , ông hi sinh , trước lúc hi sinh ông còn kịp trao cây lược cho bạn cầm về
-Hs viết ->đọc.
-Hs đọc thầm.
?-Nhận xét ngôi kể ? Dùng ngôi kể này có tác dụng gì?
?-Để thể hiện chủ đề của truyện , tác giả đã xây dựng tình huống truyện như thế nào ?
?-Hai tình huống nầy có quan hệ với nhau như thế nào ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
?-Diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích có thể chia làm mây giai đoạn? đó là những giai đoạn nào ?
-Hs khái quát , phân chia.
?-Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp 2 người khách lạ .Lý giải nguyên nhân ấy ?
(chi tiết 72)
?-Trong 2 ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến như thế nào ?
?-Theo em, hành động của bé Thu có đáng trách không ? vì sao?
?-Nhận xét và lý giải thái độ và hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay với anh Sáu và anh Ba?
-Gv đọc đoạn văn “con bé như bị bỏ rơi.Baa..a -> dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
?-Qua đó em nhận xét như thế nào về tình cảm của Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ?
GV chốt, dẫn: 
?-Tình cảm , tâm trạng của anh Sáu trong chuyến về phép ?
?-Anh dồn hết tâm lực vào làm chiếc lược chứng tỏ điều gì?
?-Qua đây , còn có thể suy ngẫm ra điều gì về chiến tranh và cuộc sống con người ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
?-Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “chiếc lược ngà” ?(Về cốt truyện , xây dựng nhân vật, lời kể , giọng kể màu sắc Nam bộ)
?-Vậy có thể khái quát chủ đề , tư tưởng của truyện như thế nào?
?-Bình giảng nhan đề”chiếc lược ngà”(chiếc lược kỷ niệm, chiếc lược tình cha , chiếc lược của hi vọng và niềm tin , quà tặng cuả người cha đã khuất)
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
-Hs làm bài tập sgk.
I, Tìm hiểu chung .
1, tác giả :
-Ng Quang Sáng sinh 1932 quê huỵện chợ mới , tỉnh An Giang.
-Tham gia kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Nam bộ.
-Sau năm 1954 tập kết ra Bắc-Bắt đầu viết văn.
-Những năm chống Mĩ , trở về Nam bộ vừa chiến đấu vừa sáng tác Văn học.
-Tác phẩm chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam bộ.
-Ông nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết “Đất lửa, cánh đồng hoang, mùa gió chướng(đã chuyển thể thành phim)”.
2, tác phẩm.
-“ Chiếc lược ngà” viết năm 1966 tại chiến trường Nam bộ , trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt.
3, Đọc –tóm tắt:
a, Đọc.
b, Tóm tắt.
4, Từ khó:
5, tìm hiểu ngôi kể và tình huống truyện 
a, Ngôi kể : Ngôi thứ nhất , đặt vào nhân vật ông Ba.
b, Tác giả xây dựng 2 tình huống truyện:
+Anh Sáu về phép thăm nhà , gần 3 ngày bé Thu không nhận anh là ba nó , đến lúc Thu nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ba phải ra đi.Đây là tình huống cơ bản của truyện.
+Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh ..
II, phân tích.
1,Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu .
a, Thái độ và hành động của Thu trong hai ngày đầu.
-Nghe gọi , con bé giật mình , ngơ ngác, lạ lùng khi người đàn ông sẹo mặt đến gần ,lặp đi lặp lại :Ba đây con! Thì nó lạ quá , như muốn hỏi rồi vụt chạy rồi kêu thét lên :Má! Má! .
-> Con bé quá ngạc nhiên , bất ngờ , không hiểu gì , sau đó là sợ hãi .
-Thờ ơ , lạnh lùng đến mức bướng bỉnh , ương nghạnh , khó hiểu: không một lần gọi 1 tiếng “ba” gọi trống không với ông Sáu , không chịu nhờ ông giúp chắt nước cơm , hắt tung cái trứng cá mà ông gắp cho , bị đánh, không khóc , bỏ về nhà bà ngoại , khi xuống suồng còn cố ý khua dây cột suồng kêu rổn rảng thật to .
-Sự ương ngạnhcủa bé Thu hoàn toàn không đáng trách . Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh , nó còn quá bé chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt , éo le của đời sống .Nó không tin anh Sáu là ba vì trên mặt ông có thêm vế sẹo khác với hình ba nó đã được biết .
b, thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay :
-Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay đưa tiễn anh Sáu và Ba thay đổi thật đột ngột , kỳ lạ đến khó hiểu và cảm động :
+Cất tiếng gọi “ba” , tiếng kêu như xé .
+Nó vừa kêu vừa chạy xô tới , nhanh như một con sóc , nó chạy thót lên và dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
-Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm tha đổi khuôn mặt ba nó . sự nghi ngờ được giải toả , nó ân hận hối tiếc .Vì vậy trong phút chia tay cuối cùng tình yêu , nỗi nhớ , niềm ân hận và hối tiếc dồn nén bâý nay bùng ra mạnh mẽ .Mọi người đều xúc động, riêng người kể truyện thì “ như cảm thấy có ai đang nắm lấy trái tim mình”
ú Có cá tính sâu sắc , mạnh mẽ , dứt khoát , rạch ròi , quyết liệt nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ và chân thành .
-Nhà văn am hiểu tâm lý trẻ thơ ,yêu mến trân trọng những tình cảm hồn nhiên , bông bột trong trẻo của các em.
2, Tình cảm của một người cha:
-Buồn khi con bỏ chạy.
-Làm thân vỗ về con.
-Bực , giận, đánh mắng con.
-Đau khổ , bất lực chào con ra đi.
-Sung sướng , cảm động , hạnh phúc ngẹn ngào khi con ôm hôn .
-Nhớ thương con , làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con .
-Chiếc lược là sự kết tụ của tình yêu thương đối với con: “ yêu nhớ tặng Thu con của Ba”.Nhưng rồi một tình cảm đau thương lại đến với cha con ông Sáu : ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.
-Thấm thía nỗi đau thương , mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người , bao nhiêu gia đình.
III, tổng kết .
1, nghệ thuật .
2, nội dung .
tình cảm xâu nặng trong hoàn cảnh éo le , thời chiến tranh chống Mĩ ở Miền Nam .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc .Tình cảm đó càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.
IV luyện tập.
 Ngày soạn: 1/12/2009
 Ngày dạy: 3/12/2009
Tiết 73
ôn tập tiếng việt.
*Chuẩn bị:
1, Bảng phụ.
2, Hs chuẩn bị lý thuyết .
*Tiến trình lên lớp.
A, ổn định –kiểm tra bài cũ .
1, ổn địng lớp .
2, Kiểm tra vở bài tập .
B, Giới thiệu bài mới .
C, Tổ chức bài mới:
Hoạt động 1 : Hệ thống các phương châm hội thoại .
?-nêu các phương châm hội thoại đã học? Cho vd?
-Gv treo bảng phụ , yêu cầu hs nối các phương châm hội thoại với nội dung phương châm.
1, phương châm về lượng.
2 phương châm về chất.
3 , phương châm q uan hệ.
4, phương châm lịch sự.
5, phương châm cách thức.
Gọi 1 hs lên bảng .
Hs lấy vd .
-cho hs hội thoại để phát hiện việc tuân thủ và vi phạm phương châm hội thoại.
-Gv nhấn mạnh một số trường hợp cần ưu tiên cho việc vi phạm phương châm hội thọai.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hệ thống xưng hô trong hội thoại.
?-chỉ ra các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng ?
-Gv treo bảng phụ kẻ các đại từ chia theo ngôi , số , -> .
?-Trong tiếng Việt , xưng hô thường tuân theo phương châm “ xưng khiêm hô tôn” em hiểu phương châm đó như thế nào? cho vd?
?-Đọc lại đoạn trích “Lục Vân Tiên .Nga” tìm từ ngữ Nguyệt Nga xưng hô với Lục Vân Tiên .phân tích cách xưng hô?
?-Trong “lặng lẽ Sa Pa” anh thanh niên xưng hô với cô gái bằng từ ngữ nào ?
Thể hiện điều gì?
-Hs thảo luận:
Vì sao trong tiếng Việt , khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lưa chọn từ ngữ xưng hô ? 
Hoạt động 3: Cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp.
?-Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
?-Cho vd ?
-Gv treo bảng phụ ghi vd 2 cách dẫn-> 
-Hs đọc đoạn văn sgk.-tr 191.
?-Chuyển lới đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp , phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại ?
-Hs làm việc 5-7’ .
trình bày kết quả .
-Gv chuẩn bị kiến thức .
I,Các phương châm hội thoại.
Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng , không có bằng chứng xác thực.
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp , tranh nói lạc đề .
Cần tế nhị và lịch sự .
Cần nói ngắn gọn và rành mach, tránh cách nói mơ hồ .
Cần nói có nội dung , nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp , không thiếu , không thừa 
1, Anh đã ăn cơm chưa?
-Từ lúc mặc cái áo mới thuộc loại hàng hiệu này , tôi vẫn chưa ăn cơm.(vi phạm p/c lượng).
2, Con bò to gần bằng con voi (p/c chất)
3, Con học bài chưa ?
-con đang nấu cơm(quan hệ )
4, con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
(2 cách hiểu: _con có thích ăn .
 _Con có ăn vụng.
=> cách thức .
5 , Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga Thanh Hoá ?
-Tới ngã tư và rẽ phải.(lịch sự)
II, Xưng hô trong hội thoại .
-Xưng hô bằng đại từ .
Số ít 
Số nhiều
Ngôi 1 
Tôi, ta ,tớ ,tao
Chúng tôi ,chúng ta
Ngôi 2
Mày ,cậu ,mi
Chúng mày , bọn mi
Ngôi 3
Hắn, nó ,y
Chúng hắn , chúng nó
-Khi sưng hô người nói tự sưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Vd : Quý ông , quý bà
- “ Trước xe quân tử tạm ngồi .
xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
-> Quân tử –tiện thiếp -> khiêm tốn, có học thức của Nguyệt Nga .
-Tôi –cô -> xưng khiêm , hô tôn .
-Lựa chọn từ ngữ xưng hô để đạt được mục đích giao tiếp ( tạo ra mối thiện cảm trong giao tiếp)
III, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
1, 
-Dẫn trực tiếp là nhắc lai nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu “ “ .
-Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp, Lời dẫn gián tiếp không đặt trong “”.
a, Dẫn trực tiếp:
Nhà thơ ấn Độ Ta-go nói rằng : “ Giáo dục 1 người đàn ông được 1 người đàn ông , giáo dục một người đàn bà được 1 gia đình , giáo dục 1 người thây được cả một xã hội”
b, Dẫn gián tiếp :
Khi bàn về giáo dục , nhà thơ Ta–go cho rằng giáo dục 1 người đàn ông ta được 
đàn bà ta được  ta sẽ được 
2, Có thể chuyển như sau: 
*Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua ntn .
Ng Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không , lòng người tan rã , quân Thanh ở xa tới không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao , vua Quang Trung ra bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan .
Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :
Trong lời đối thoại 
Trong lời dẫn gián tiếp 
Từ xưng hô 
Tôi (ngôi thứ nhất )
Chúa công (ngôi thứ 2 ) 
Nhà vua (ngôi thứ 3) 
Vua Quang Trung (ngôi thứ 3)
Từ chỉ địa điểm 
Đây 
(tĩnh lược)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ 
Bấy giờ 
?-Về mặt hình thức em thấy lời thoại .
có gì khác lời dẫn gián tiếp đã chuyển?
Không có dấu : và dấu – (Đầu lời thoại)
D, Hướng dẫn hs học ở nhà: 
1, đọc truỵên sau:
trong giờ vật lý ,thầy giáo hỏi 1 hs đang mải mê nhìn ra cửa sổ :
-Em cho thầy biết sóng là gì?
hs :
-Thưa thầy , “ Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
Cho biết hs vi phạm phương châm hội thoại nào :tìm thành ngữ tương ứng ( quan hệ)
2, ôn tập tốt để tiết sau kiểm tra.
...........................................................................................................................
 Tiết 74
Kiểm tra tiếng Việt.
*Chuẩn bị
1, Gv ra đề, đáp án, biểu điểm.
2, Hs ôn bài ở nhà.
*Tiến trình lên lớp.
A, ổn định lớp.
B, Gv nhắc nhở một số vấn đề khi làm bài
C ,Tổ chức bài làm 
Hoạt động 1: Gv phát đề cho hs .(đã có đề kèm theo)
Hoạt động 2: Gv đọc , hs soát đề.
Hoạt động 3: Hs làm bài .
Hoạt động 4: Gv thu bài –nhận xét giờ làm bài cuả hs.
Đề bài và đáp án gv rút từ tập bộ đề kiểm tra ngữ văn 9.
D, Hướng dẫn học ở nhà:
Tiếp tục ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TIET 7173.doc